Thứ hai, Tháng Một 13
Shadow

Làm gì có cái gọi là “khủng hoảng tuổi trung niên”, chỉ có hồi trẻ bạn chưa đủ nỗ lực thôi

khủng hoảng
Nếu không nỗ lực phấn đấu ở tuổi 20 thì khả năng đương đầu với khủng hoảng ở tuổi 30, 40 càng ít ỏi.

– 01 –

Cuộc sống của Vương Duệ nửa năm trở lại đây xảy ra biến cố vô cùng lớn.

Vào một ngày bình thường nửa năm trước, cha của Vương Duệ như mọi ngày đi xe máy điện đến nhà trẻ đón cháu, trên đường đi không biết làm sao lại bị ngã xe, bất tỉnh tại chỗ.

Sau khi đưa vào bệnh viện, cha cậu ấy phải ở phòng ICU nửa tháng trời, mỗi một ngày hơn 1 triệu tiền viện phí, cũng xem là cứu được tuy nhiên thì cơ thể của ông cụ lại không thể cử động được nữa. Bác sĩ nói là do dây thần kinh vận động bị ảnh hưởng nên mới như vậy.

Ra khỏi phòng ICU, cha của Vương duệ được chuyển đến phòng bệnh thường, bắt đầu một quãng thời gian nằm viện hồi sức dài đằng đẵng.

Lúc còn ở phòng ICU, mỗi ngày tiêu hơn 1 triệu tiền viện phí. Sau khi chuyển xuống phòng bệnh thường thì mỗi ngày đều phải nằm buồng hyperbaric, làm các mát xa, châm cứu, mỗi ngày cũng tốn mấy trăm nghìn, thuê 1 hộ sĩ chăm sóc mỗi ngày cũng hơn 200 nghìn.

Nghe nói trường hợp của cha Hoàng Duệ là trường hợp xảy ra ngoài ý muốn, không nằm trong phạm vi bảo hiểm của bảo hiểm y tế.

Cha mẹ Vương Duệ hồi trẻ không mua bảo hiểm, đợi đến lúc Vương Duệ đủ khả năng mua cho họ thì họ đều quá tuổi mua bảo hiểm rồi. Vì vậy mà toàn bộ tiền viện phí đều phải tự trả.

Vương Duệ nói cậu ấy hoàn toàn không ngờ rằng mới chỉ hơn 30 tuổi mà bỗng nhiên đã phải bước vào thời kì khủng hoảng tuổi trung niên rồi. Ở công ty cậu ấy là quản lý, nhiều hạng mục công việc vẫn đang đợi cậu ấy trù hoạch.

Con đang đi học mẫu giáo, bình thường đều là ông đưa cháu đi học nhưng giờ ông nằm viện rồi thì việc đưa đón con đi học giờ cũng trở thành một vấn đề. Quan trọng hơn là việc bố nằm viện cũng tạo áp lực kinh tế rất lớn đối với gia đình.

Lúc cả đám ngồi nói chuyện về chuyện của Vương Duệ, cậu ấy nói:

“Lúc ba ra khỏi phòng ICU, tôi đã nhờ người liên hệ bên môi giới bán giúp một căn hộ. Bây giờ xem ra là một cuộc chiến lâu dài, nếu vẫn không được nữa thì cuối năm tôi lại bán thêm một căn khác.”

Thì ra Vương Duệ cậu ấy trong quá trình phấn đấu làm việc, từ một nhân viên bán hàng lên thành quản lý đã tích cực tích góp tiền mua được ba căn hộ, nhờ vậy mà lúc cha bị bệnh cậu ấy mới có thể bán 2 căn đi để lấy tiền lo viện phí và chi tiêu.

Rất nhiều người khi còn trẻ không biết tích góp, luôn nghĩ rằng ngày cha mẹ già, cha mẹ bệnh còn xa vời lắm, hơn nữa, bị bệnh thì đã có bảo hiểm, có lương hưu của cha mẹ rồi.

Nhưng có một điều bạn không biết đó là có những trường hợp nằm ngoài phạm vi của bảo hiểm, có nhiều loại thuốc hiếm hay thuốc nhập khẩu cũng không được bảo hiểm, còn phần lớn lương hưu của cha mẹ đều chỉ đủ ăn thôi chứ lấy đâu ra mà nhiều như vậy.

khủng hoảng

– 02 – 

Cách nói “khủng hoảng tuổi trung niên” xuất phát từ nhà tâm lý, nhà quản lý học người Canada Elliott Jacques, nó chỉ quãng thời gian từ khoảng 40 đến 60 tuổi.

Xem thêm  Sau tuổi 40: Đừng cho nhiều người vay tiền. Nếu cho vay, thì đảm bảo rằng đó là việc bạn PHẢI LÀM thay vì cứ NỂ là cho vay

Trong giai đoạn này bạn có thể sẽ gặp rất nhiều vấn đề, ngoài việc sức khỏe của cơ thể bắt đầu xuống dốc ra thì còn những vấn đề liên quan đến công việc, con cái, quan hệ hôn nhân, cha mẹ già yếu bệnh tật,…

Đôi khi ngay cả thế hệ 9X cũng cảm thấy rằng mình cũng bắt đầu gặp khủng hoảng tuổi trung niên rồi.

Sự nghiệp chững lại, cha mẹ già yếu bệnh tật, tình cảm vợ chồng gặp trục trặc, đây là những vấn đề điển hình của “khủng hoảng tuổi trung niên”.

Nhưng cái nào mới được xem là tiêu chuẩn của cái gọi là “khủng hoảng tuổi trung niên” đây? Thực ra thì con người dù là ở bất cứ giai đoạn nào thì cũng sẽ xảy ra vấn đề cả.

Có một câu nói rất hay rằng: Làm gì có cái gọi là khủng hoảng tuổi trung niên, chỉ có hồi còn trẻ bạn chưa nỗ lực đủ.

Lúc 20 tuổi tôi gặp rất nhiều trường hợp các bạn trẻ mặc dù không có nguồn lực, không có tài nguyên nhưng lúc nào cũng luôn miệng “phải yêu thương bản thân”, không muốn chịu khổ, không chịu tăng ca, thu nhập tuy không cao nhưng chi tiêu không được ít, thẻ ngân hàng không bao giờ dư nhiều tiền. Nếu bạn thực sự thuộc vào những trường hợp trên thì xin chúc mừng, cái gọi là “khủng hoảng tuổi trung niên” sẽ tìm đến bạn trước tiên.

Chẳng trách ai được, chỉ trách bản thân bạn lúc còn trẻ lại thích nhàn rỗi, trong lúc người khác đang liều mình chạy nhanh thì bạn lại chỉ dậm chân tại chỗ, cứ vậy thì khi đến tuổi trung niên bạn, cái độ tuổi mà bạn cần phải làm một trụ cột vô cùng vững chắc cho cả gia đình và xã hội bạn sẽ phát hiện ra thì ra mình chẳng có khả năng gì, từ kinh tế cho đến trí tuệ.

Một người bạn khác của tôi cũng gặp phải trường hợp tương tự như Vương Duệ, mẹ cô ấy bị bệnh nặng, tiến hành phẫu thuật hơn 7 tiếng đồng hồ, ở viện gần 1 tháng trời.

Lúc mẹ bị bệnh cô ấy tìm cho mẹ một bệnh viện tốt, bác sĩ tốt, và thuốc phải là thuốc tốt nhất.

Sau khi xuất viện, cô ấy mua cho mẹ một căn nhà, mời y tá đến chăm sóc hàng ngày.

Cô ấy nói với tôi rằng, điều quan trọng nhất đó là phải nỗ lực kiếm tiền. Chẳng qua cũng chỉ là vì mong muốn khi cha mẹ bị bệnh có thể nói với bác sĩ rằng: thuốc phải là thuốc tốt nhất, tiền nong không quan trọng.

Đến lúc đó thì bao nhiêu ngày tăng ca, bao nhiêu ngày thức đêm cũng đều đáng hết.

Gọi là “khủng hoảng tuổi trung niên” là bởi ở độ tuổi này thứ bạn phải gánh vác nặng nhọc hơn rất nhiều. Càng không nỗ lực phấn đấu ở tuổi 20 thì càng không có khả năng đương đầu với khủng hoảng ở tuổi 30, 40.

khủng hoảng

– 03 –

Năm 2017, bộ phim ăn khách “Nửa đời trước của tôi” lên sóng, bộ phim là sự lột tả vô cùng chân thực cái khủng hoảng tuổi trung niên của phụ nữ.

Bà nội trợ trung niên La Tử Quân vì hôn nhân trục trặc, cảm thấy vô cùng khó khăn để có thể một mình sinh tồn trong xã hội. Cô cảm thấy bản thân bất lực giống như một con cá bị vứt trong sa mạc.

Xem thêm  Sự thật về nhan sắc của Từ Hi thời trẻ: Liệu có phải là mỹ nhân Tử Cấm Thành?

Đối với phụ nữ mà nói thì hôn nhân trục trặc chính là vấn đề lớn nhất của “khủng hoảng tuổi trung niên”.

Một người phụ nữ khác là Văn Hữu Tinh, cũng gặp trường hợp tương tự: lúc con được 1 tuổi, hai vợ chồng xảy ra trục trặc, người chồng còn âm thầm lấy đi hết tài sản chung của hai vợ chồng.

Khi đó cô ấy phải đối mặt với việc sống ly thân, còn có khả năng không dành được quyền nuôi con vì không có thu nhập ổn định.

Nhưng cô ấy rất nhanh ổn định lại tinh thần, cô ấy có thói quen đọc sách và viết văn trong nhiều năm, vì trường hợp bắt buộc không ai chăm con, không thể đi làm nên cô ấy bắt đầu viết văn.

Trong vòng một năm, ngày nào cũng dậy từ 4h sáng viết, tranh thủ thời gian đọc sách, rất nhiều bài viết của cô đều là vừa trông con vừa viết.

Một năm sau, không chỉ có được thu nhập ổn định mà còn có thêm thu nhập từ tiền quảng cáo qua các bài viết, thậm chí cô còn được một nhà xuất bản liên hệ hợp tác.

Khi xác định bản thân đã đủ khả năng để nuôi mình nuôi con rồi, cô dứt khoát đệ đơn ly hôn.

Văn Hữu Tinh của hiện tại không những không còn bị vướng bận gì về chuyện ly hôn, không những chăm sóc con rất tốt mà còn có thể dũng cảm nói: tôi ly hôn rồi, mau đến theo đuổi tôi đi.

khủng hoảng

– 04 –

Khi bạn cứ ngồi trách móc cái gọi là “khủng hoảng tuổi trung niên”, trách móc tại sao chuyện này lại xảy ra với mình thì bạn đã bao giờ nghĩ qua: Khi nửa kia phản bội bạn, bạn sẽ giống La Tử Quân phải đối mặt với việc “bị ly hôn”, “bị lệch ra khỏi quỹ đạo hàng ngày” hay sẽ trở thành một người có năng lực như Văn Hữu Tinh, tự mình vẽ nên một con đường tương lai khác không chỉ cho mình mà còn cho cả con cái.

Khi cha mẹ bạn phải vào viện, bạn có đủ tiền để lo cho tiền viện phí ba mẹ hay có tài sản nào để dùng khi đó giống Vương Duệ không, liệu có dám dũng cảm nói câu: “thuốc phải là loại tốt nhất, tiền nong không thành vấn đề” hay không?

Khi bạn muốn cho con cái tiếp cận với một nền giáo dục tiên tiến hơn, muốn cho con theo học trường quốc tế, bạn có đủ khả năng để chi trả hay không?

Nếu không thể thì làm ơn hãy hỏi lại bản thân, lúc cần phải phấn đấu, lúc bạn có sức lực, có tuổi trẻ, có tất cả để có thể phấn đấu thì bạn dốc hết sức chưa? Bạn của hiện tại liệu đã có đủ sự chăm chỉ và nỗ lực hay chưa?

Trong bộ phim điện ảnh “Alice ở xứ xở trong gương”, Hoàng hậu Đỏ đã nói: Nếu bạn muốn duy trì địa vị hiện tại, bạn nhất định phải chạy thật nhanh, còn nếu muốn vượt qua thực trạng thì bạn phải chạy nhanh gấp 2 lần tốc độ hiện tại.

Cách hiệu quả nhất để ứng phó được với “khủng hoảng tuổi trung niên” đó là: khi còn trẻ dốc hết sức lực để chạy để đến tuổi trung niên có đà để chạy nhanh hơn. Những người không màng đến tuổi tác mà luôn cố gắng chạy hết mình, họ cứ chạy mãi, chạy mãi, cứ thế “khủng hoảng tuổi trung niên” qua lúc nào không hay.

Như Quỳnh, theo Trí Thức Trẻ

Nguồn: Cafebiz

Link gốc