Thứ sáu, Tháng mười hai 6
Shadow

“Lời nguyền” sát chủ của ngựa Xích Thố: 4 đời chủ nhân chỉ 1 người được chết yên lành!

Tam Quốc

Mặc dù có không ít lần đổi chủ, nhưng hầu hết những chủ nhân từng sở hữu ngựa Xích Thố đều phải nhận kết cục không mấy tốt đẹp.

Xem thêm  Trả thù cho Quan Vũ chỉ là phụ, đây mới là nguyên nhân Lưu Bị quyết sống mái với Đông Ngô

Cũng bởi vì vậy mà có ý kiến cho rằng bảo mã lừng danh Tam Quốc này thực chất là một con ngựa mang “lời nguyền” sát chủ.

Nhắc tới những chiến mã nổi danh trong lịch sử Trung Hoa, không ít người sẽ nghĩ ngay tới một bảo mã từng vang danh Tam Quốc – ngựa Xích Thố.

Mặc dù có danh tiếng hàng đầu vào thời bấy giờ, thế nhưng sự thực là Xích Thố từng không ít lần đổi chủ.

Điều đáng nói còn nằm ở chỗ, trong số những chủ nhân từng sở hữu con ngựa quý này, chỉ có duy nhất một người được chết yên lành, số còn lại đều phải chịu kết cục hết sức bi thảm.

Giai thoại về ngựa Xích Thố – chiến mã hạng nhất thời Tam Quốc

Tam Quốc

Nhắc tới ngựa Xích Thố, không ít người sẽ nhớ ngay tới câu nói nổi tiếng: “Nhân trung Lữ Bố, mã trung Xích Thố (người có Lữ Bố, ngựa có Xích Thố) để ca ngợi hai cực phẩm nhân gian này. (Tranh minh họa: Nguồn Internet).

Xích Thố là một bảo mã nổi danh thời Tam Quốc, từng được ghi lại trong “Tam Quốc chí” và xuất hiện trong “Tam Quốc diễn nghĩa”.

Cụ thể, “Tam Quốc chí” trong phần “Lữ Bố truyện” có chi tiết: “Bố có ngựa tốt tên là Xích Thố”.

Về bảo mã nổi danh này, “Tào Man truyện” cũng có đoạn: “Người thời bấy giờ có câu ‘Nhân trung Lữ Bố, mã trung Xích Thố’.”

Còn theo miêu tả của “Tam Quốc diễn nghĩa”, ngựa Xích Thố dài một trượng, cao tám thước, màu đỏ rực như lửa, tuyệt không có một sợi lông tạp, ngày đi ngàn dặm, trèo non vượt suối dễ dàng.

Trong bảng xếp hạng của KKNews về những chiến mã nổi danh Tam Quốc, ngựa Xích Thố cũng đứng đầu khi được so sánh với những bảo mã cùng thời khác như Đích Lô hay Tuyệt Ảnh.

Khi đến tay Quan Vũ, con ngựa quý này đã từng góp công vào không ít chiến tích của ông.

Ví dụ, trong chi tiết Quan Vũ giết Nhan Lương (Tam Quốc diễn nghĩa hồi thứ 25) có đoạn miêu tả:

“Quan Công đến thẳng chỗ Nhan Lương. Lương đang đứng dưới lọng, thấy Quan Công đến, vừa muốn hỏi thì ngựa Xích Thố chạy mau  đã đến trước mặt. Nhan Lương trở tay chưa kịp, Quan Công đưa một lưỡi đao, Lương chết ngay dưới chân ngựa”.

Cũng trong hồi thứ 26 của “Tam Quốc diễn nghĩa”, chi tiết miêu tả Quan Vũ chém Văn Xú có đoạn:

“Quan Công quát to một tiếng: ‘Tướng giặc đừng chạy!’ rồi xông lại đánh Văn Xú. Chưa được ba hiệp, Văn Xú thấy túng thế liền quay ngựa chạy. Ngựa Quan Công chạy nhanh, sấn kịp sau lưng Văn Xú, Quan Công đưa một nhát đao, Văn Xú ngã chết ngay dưới chân ngựa“.

4 đời chủ nhân của Xích Thố: Chỉ có duy nhất 1 người được chết yên lành!

Tam Quốc

Xích Thố từng trải qua ít nhất 4 đời chủ nhân, trong số đó nổi danh hơn cả phải kể tới Lữ Bố và Quan Vũ. (Tranh minh họa: Nguồn Internet).

Mặc dù là một bảo mã nổi danh và từng góp công vào không ít chiến tích, nhưng có một sự thật khó thể phủ nhận rằng Xích Thố đã từng không ít lần đổi chủ.

Về việc Xích Thố đã từng có chính xác bao nhiêu chủ nhân, Tam Quốc chí cũng không ghi rõ. Tuy nhiên thông qua “Tam Quốc diễn nghĩa”, bảo mã này rất có khả năng đã từng ít nhất 4 lần thay chủ.

Điều đáng nói là trong số đó, chỉ có một người được chết yên lành, số còn lại đều phải chịu kết cục bi thảm.

Theo “Tam Quốc diễn nghĩa”, Xích Thố ban đầu từng thuộc sở hữu của Thứ sử Tây Lương Đổng Trác. Do đó, Đổng Trác rất có khả năng là chủ nhân đầu tiên của con ngựa này.

Tại sao lại nói là “rất có khả năng”? Bởi La Quán Trung không đề cập rõ về những người từng sở hữu Xích Thố trước Đổng Trác.

Vì muốn lôi kéo con nuôi của Đinh Nguyên là Lữ Bố, Đổng Trác đã sử dụng con ngựa quý này làm mồi nhử. Xích Thố cũng vì lý do ấy mà đổi chủ, trở thành vật cưỡi của Lữ Phụng Tiên.

Vào thời bấy giờ, Lữ Bố với Phương Thiên Họa Kích và ngựa Xích Thố đã từng trở thành nỗi khiếp sợ của không ít người, thậm chí còn được mệnh danh là “vô địch thiên hạ”.

Chủ nhân thứ ba của Xích Thố cũng là người duy nhất có được kết cục yên lành. Đó chính là nhân vật từng bị nhiều người nhắc tới như một “đại gian hùng” – Tào Tháo.

Sau khi Lữ Bố đầu hàng, Tào Tháo chỉ vì một câu nói của Lưu Bị mà quyết định hạ sát vị võ tướng này. Ngựa Xích Thố từ đó cũng về dưới tay Tào Mạnh Đức.

Theo Sohu, mặc dù từng sở hữu Xích Thố, nhưng Tào Tháo chỉ nuôi chứ không cưỡi. Bản thân ông cũng là chủ nhân của một trong những bảo mã nức tiếng thời bấy giờ – ngựa Tuyệt Ảnh.

Mặc dù bị đánh giá là một đời gian hùng, nhưng Tào Tháo lại có một ưu điểm nổi bật. Đó chính là yêu quý nhân tài. Vì cao hứng khi có được Quan Vân Trường, ông đã thẳng tay đem Xích Thố ban cho vị võ tướng ấy.

Như vậy, 4 người từng là chủ nhân của Xích Thố trong “Tam Quốc diễn nghĩa” lần lượt là: Đổng Trác, Lữ Bố, Tào Tháo và Quan Vũ.

Nghi vấn xoay quanh Xích Thố: Bảo mã sát chủ hay trung thành?

Tam Quốc

Mặc dù từng nhiều lần thay chủ, nhưng Xích Thố lại chỉ tuyệt thực mà chết vì Quan Vũ. (Tranh minh họa: Nguồn Internet).

Sau khi Quan Vũ thua trận ở Mạch Thành và bị Đông Ngô bắt giết, con ngựa quý của ông đã về tay một tiểu tướng Tôn Ngô là Mã Trung. Tuy nhiên Xích Thố vì thương nhớ chủ cũ nên đã tuyệt thực mà chết không lâu sau đó.

Vì sao từng nhiều lần thay chủ, nhưng Xích Thố lại chỉ vì Quan Vũ mới tuyệt thực mà chết?

Đáp án cho câu hỏi này thực chất chính là một dụng ý nghệ thuật của La Quán Trung. Bởi lẽ, ông vốn muốn dùng ngựa Xích Thố làm nền để tôn lên sự trung nghĩa của Quan Vũ.

Thực tế, những người chủ cũ của bảo mã này như Lữ Bố hay Tào Tháo đều là những nhân vật có tiếng tăm thời bấy giờ.

Tuy nhiên Xích Thố lại chỉ trung thành và quyên sinh vì Quan Vũ. Bởi vị tướng này có thứ mà những người chủ trước đó khó có thể so bì. Đó chính là lòng trung nghĩa.

Bởi Xích Thố tuyệt thực mà chết, cho nên sau khi Đông Ngô giết Quan Vũ, giai thoại về bảo mã  vang danh Tam Quốc một thời này cũng chấm dứt từ đó.

Thông qua bốn đời chủ nhân của Xích Thố, không khó để nhận thấy ngoại trừ Tào Tháo lâm bệnh qua đời, ba người còn lại chẳng ai có nổi kết cục yên lành.

Đổng Trác bị Lữ Bố giết, Lữ Bố bị Tào Tháo hạ sát, Quan Vũ bị Đông Ngô tiêu diệt, số phận chung quy cũng đều hết sức bi thảm…

Xem thêm  Đánh giá nhân vật Tam Quốc này ngang Bàng Thống, Khổng Minh không lường được kết cục về sau

Theo Trần Quỳnh- Trí thức trẻ/Soha 

Link