Chủ Nhật, Tháng mười hai 29
Shadow

Lưu Bang, Tào Tháo, Võ Tắc Thiên và 3 lời trăng trối trước khi chết khiến hậu thế ngỡ ngàng

Khác với số đông những di ngôn bàn về người thừa kế hay chuyện quốc gia đại sự, di chúc của ba nhân vật này lại khiến hậu thế không khỏi ngỡ ngàng.


Ảnh minh họa.

Từ cổ chí kim, nghề nghiệp được người trong thiên hạ ngưỡng mộ hơn cả chính là nghề làm vua. Đó cũng là lý do khiến biết bao anh hùng đã từng mơ tưởng tới cuộc sống “khi tỉnh thì nắm quyền thiên hạ, khi say thì được nằm gối mỹ nhân” như Hoàng đế.

Thế nhưng ít ai biết rằng, những người ở ngôi cửu ngũ chí tôn lại chưa có lấy một ngày được an ổn. 

Họ vừa phải lo lắng đến thù trong giặc ngoài, vừa phòng quyền thần, vừa sợ con trai đoạt vị, trước khi mất cũng phải an bài thỏa đáng mọi việc cho đời sau, bằng không e rằng cũng khó lòng nhắm mắt.

Nhắc tới những lời trăn trối của các Hoàng đế, quân chủ trong lịch sử Trung Hoa, đa phần trong số đó đều đề cập tới vấn đề người kế vị hoặc chuyện quốc gia đại sự.

Tuy nhiên bên cạnh số đông này, cũng có một số di ngôn “chẳng giống ai” khiến cho hậu thế không khỏi cảm thấy kỳ lạ, tò mò. Lời trăn trối của 3 nhân vật nổi tiếng dưới đây cũng là một trong số đó.

Lưu Bang: Cả đời sợ bị đoạt quyền, đến cuối đời bó tay chịu chết!

Để bảo vệ cho ngai vị của mình, Lưu Bang từng thẳng tay trừ khử nhiều công thần khai quốc. Thế nhưng vào giai đoạn cuối đời, vị Hoàng đế này lại thản nhiên bó gối chờ chết vì tin vào số mệnh. (Ảnh minh họa).

Sinh thời, Hán Cao Tổ Lưu Bang nổi tiếng là một trong những vị vua từng giết hại không ít khai quốc công thần.

Năm xưa, Anh Bố đã chứng kiến những công thần như Hàn Tín và Bành Việt bị bức chết. Vì lo sợ mình sẽ trở thành mục tiêu tiếp theo, ông đã quyết định khởi binh tạo phán.

Trong cuộc nổi loạn của Anh Bố, Cao Tổ Lưu Bang đã thân chinh ra tiền tuyến trấn áp, không ngờ lại bị một mũi tên lạc gây thương tích.

Sau đó bởi vì chuyện quốc gia đại sự quá bề bộn, vết thương của ông rất lâu vẫn chưa bình phục hoàn toàn.

Xem thêm  Lời khai ban đầu của 4 nữ nghi phạm vụ thi thể trong khối bê tông ở Bình Dương

Mấy thập niên sau đó, người khai quốc công thần khác là Lư Quán lại nối gót Anh Bố tạo phản. Vì tức giận, vết thương cũ của Lưu Bang năm xưa đã tái phát và trở nặng.

Thấy sức khỏe Hoàng đế ngày càng xấu đi, Lã hậu đã đi tìm những thầy thuốc, danh y giỏi ở khắp nơi đến cứu chữa.

Khi Lưu Bang hỏi thầy thuốc rằng bệnh của mình có thể chữa khỏi hay không, thầy thuốc đã khẳng định là có thể.

Nào ngờ vừa nghe xong câu ấy, ông lại tỏ ra không hài lòng, sau đó nói ra một câu: “Sống chết có số, cho dù là Biển Thước trên đời cũng không thể thay đổi ý trời”.

Cũng bởi vì tin vào thứ gọi là “thiên ý”, một người cả đời sợ bị người khác tranh quyền đoạt vị như Lưu Bang đã quyết định bó gối chờ chết, từ chối thuốc men và hạ lệnh cho các thầy thuốc ra về.

Ngày 1 tháng 6 năm 195 TCN, Hán Cao Tổ Lưu Bang qua đời ở tuổi 63 tại cung Trường Lạc.

Tào Tháo: Cả đời lo chinh đoạt thiên hạ, trước khi chết lại quản việc trong nhà

Ít ai biết rằng di chúc của một nhân vật như Tào Tháo lại chẳng đề cập mấy tới chuyện chính sự mà chỉ thu xếp một số việc nhỏ nhặt trong nhà. (Ảnh minh họa).

Năm xưa, Tào Tháo trên đường chạy trốn từng ghé qua nhà người quen là Lã Bá Sa để tạm lánh. Vì nghi ngờ người nhà họ Lã có ý muốn mưu hại mình, ông đã giết cả nhà họ, cũng để lại câu nói lưu danh muôn thuở:

“Ta thà phụ người trong thiên hạ chứ không để thiên hạ phụ ta”.

Tiếc rằng một bậc kiêu hùng từng gây dựng nên tập đoàn chính trị khét tiếng như ông vẫn không được nhìn thấy thiên hạ nhất thống trước lúc qua đời.

Vốn tưởng rằng di chúc nhân vật từng ở vị trí “dưới một người, trên vạn người” như Tào Tháo sẽ để lại nhiều cảm khái và tiếc nuối, nhưng điều khiến ít ai ngờ tới là những câu trăn trối của ông thực chất lại chủ yếu xoay quanh những việc vặt trong nhà.

Cụ thể, di chúc của Tào Mạnh Đức năm xưa có đoạn:

“Đem ta chôn ở Nghiệp Thành […], không chôn theo vàng bạc, ngọc khí, châu báu.

Xem thêm  Lâm hạnh 9 phi tử 1 đêm và những bê bối tình dục khiến Khang Hi nhận 'quả báo nhãn tiền'

Các ái thê, ái thiếp bình thường rất cần cù, khổ cực, sau khi ta mất hãy để các nàng ở Đồng Tước đài, không được bạc đãi.

Số huân hương còn sót lại đem chia hết, không nên dùng để cúng tế, tránh lãng phí.

Phụ nữ ở các phòng rảnh rỗi có thể học bện thắt lưng, giày cỏ bán lấy tiền, nếu lỡ Tào gia rớt đài còn có thể kiếm chút tiền sinh sống…”.

Có ý kiến cho rằng, di chúc của một đại anh hùng như Tào Tháo lại không có lấy một câu nào đáng gọi là “hào ngôn tráng ngữ”, cũng chẳng có lời nào khích lệ hậu thế mà chỉ quanh quẩn những việc vặt trong như như “chia hương”, “bán dép”, “lưu luyến vợ con”, quả thật có phần đáng thất vọng.

Võ Tắc Thiên: Khi sống làm vua Võ Chu, lúc mất lại là dâu Đại Đường

Là Nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Hoa, thế nhưng trước khi qua đời, Võ Tắc Thiên đã để lại di ngôn từ bỏ danh hiệu mà mình mất cả đời để đạt được. (Ảnh minh họa).

Ở một xã hội nam tôn nữ ti như thời phong kiến, câu chuyện từ phi tần vươn lên làm Nữ đế của Võ Tắc Thiên vẫn thường được nhắc tới như một truyền kỳ.

Có lẽ, vị Hoàng đế ấy đã dùng cả cuộc đời mình để đấu tranh giữa một xã hội phụ hệ trọng nam khinh nữ.

Võ Tắc Thiên phấn đấu cả đời chỉ vì muốn nói cho thế nhân biết rằng, phụ nữ hoàn toàn có thể làm đại sự, thậm chí là làm Hoàng đế chứ không hề yếu thế so với đàn ông.

Thế nhưng trước lúc qua đời, di nguyện của Võ Tắc Thiên không chỉ khiến triều đình khó xử mà còn làm cho hậu thế đời sau cảm thấy vô cùng khó hiểu.

Theo đó, trước phút lâm chung, thụy hiệu mà Võ Tắc Thiên muốn dùng không phải là Hoàng đế mà là Đại thánh Hoàng hậu.

Di ngôn này đã cho thấy bà muốn căn dặn hậu nhân bỏ đi ngai vị đế vương của mình để trở về với danh phận Hoàng hậu Đường triều, cũng về lại với thân phận con dâu của Hoàng tộc họ Lý, cùng Đường Cao Tông hợp táng tại Càn Lăng.

Theo Trấn Quỳnh- Thời Đại/Soha

Link gốc