Thứ sáu, Tháng mười hai 6
Shadow

Muốn biết một gia đình hưng thịnh hay lụn bại, cứ nhìn vào 3 việc này sẽ thấy!

gia đình hưng thịnh hay lụi bại

Tranh minh họa.

Trong 3 việc này, chúng ta đã làm tốt được mấy việc  

Tăng Quốc Phiên – một nhà Nho lỗi lạc thời nhà Thanh (Trung Quốc) từng nói rằng: Nhìn vào một gia đình, muốn biết gia đình đó sẽ hưng hay bại, chỉ cần nhìn vào 3 việc.

Thứ nhất: Nhìn vào con cháu trong gia đình đó ngủ đến mấy giờ. Nếu như mặt trời đã lên rất cao người mới chịu dậy, gia tộc đó dần dần sẽ tụt lùi, xuống dốc.

Thứ hai: Nhìn vào con cháu trong gia đình đó có làm việc nhà hay không. Lao động và thói quen lào động, làm việc sẽ ảnh hưởng đến cuộc đời của cả một con người.

Thứ ba: Nhìn vào việc con cháu gia đình đó học tập, đọc sách thánh hiền hay không. “Nhân bất học, bất tri nghĩa, bất tri đạo” – Người không học hành, chăm chỉ đọc sách sẽ không biết đến chữ nghĩa, chữ đạo ở đời.

Người Á Đông quan niệm rằng “không ai giàu ba họ”, đó cũng là “lời nguyền” mà không ít gia tộc tại Trung Quốc xưa không thể xóa bỏ. Thế nhưng với gia tộc họ Tăng thì không, đời này qua đời khác, con cháu Tăng Quốc Phiên vẫn rất xuất chúng, được nhiều người biết đến.

Dưới đây là 4 lời nhắn nhủ mà nhà Nho này lưu lại cho con cháu, cho đến nay, những lời nhắn nhủ này vẫn phát huy tác dụng.

1. Dưỡng tâm luôn tĩnh

gia đình hưng thịnh hay lụi bại

Ảnh minh họa.

Tự tu dưỡng, dưỡng tâm để tâm luôn tĩnh trước cuộc sống luôn động là việc mà mỗi người đều nên làm để có một cuộc đời thong dong, tự tại.

Trong lòng một khi đã biết rõ điều thiện ác nhưng không thể dùng hết khả năng của mình để hành thiện trừ ác, đó chưa thể gọi là tu dưỡng. Bản thân chúng ta mới là người hiểu rõ nhất, rằng mình có đang tự lừa dối bản thân hay không, người ngoài không thể nhìn thấu được điều này.

Xem thêm  Bộ trưởng Giao thông đề nghị 'ai mất giấy phép lái xe đều phải thi lại'

Trên không thẹn với trời, dưới không thẹn với lương tâm, cái mà Mạnh Tử gọi là dưỡng tâm nghĩa là tâm nhất định phải thanh tịnh, giảm bớt ham muốn dục vọng. 

Thế nên, người có tu dưỡng khi phản tỉnh lại chính mình sẽ không cảm thấy hối hận, bình thản đối mặt với trời đất mà không thẹn với thần.

Một khi không có việc gì khiến bản thân phải xấu hổ, con người sẽ bình thản đối mặt với cuộc sống. 

Trạng thái cảm xúc này chính là phương thuốc quý, là nền tảng đầu tiên để con người vững mạnh hơn trên đường đời, là việc lớn đầu tiên trong quá trình tu thân dưỡng tính.

2. Thái độ cung kính

Nội tâm thuần tịnh, bên ngoài ngay ngắn nghiêm túc, đối đãi với vạn vật xung quanh bằng thái độ kính cẩn, đó là biểu hiện của chữ kính.

Mỗi người tự tu dưỡng bản thân để bách tính bình an, trung thực cung thuận để thiên hạ thái bình, đó là hiệu quả mà chữ kính đem lại. Thông minh trí tuệ cũng là từ chữ kính mà ra.

Gặp phải bất cứ việc gì dù to hay nhỏ, nếu như có thể dùng thái độ cung kính đối đãi, không lười nhác ỷ lại, chúng ta sẽ có thể đón nhận mọi việc xảy ra trong cuộc sống một cách bình thản nhất.

3. Theo đuổi nhân ái

gia đình hưng thịnh hay lụi bại

Ảnh minh họa.

Đọc sách, học tập để biết thế nào là đại nghĩa sẽ khiến con người tự giác ngộ được trách nhiệm.

Khổng Tử khi giáo dục con người đều là dùng chữ nhân làm trọng và điều quan trọng nhất là “dục lập lập nhân, dục đạt đạt nhân” ý chỉ lấy chính sự nghiệp thành đạt của mình làm cho người khác, lấy những điều mà trong lòng mình mong ước để hiểu lòng mong ước của người khác.

Xem thêm  5 thói quen tối lạ lùng của người thành công: 30' trước khi ngủ quyết định năng lực cạnh tranh của bạn trong 8 tiếng ngày mai

Làm người, ai chẳng muốn tự lập tự đạt, nếu có thể giúp người khác tự lập tự đạt, khi đó, người khác chẳng phải sẽ luôn hào hứng vui vẻ quy phục, gần gũi với mình hay sao?

4. Làm việc sẽ được tôn trọng

Nếu mỗi người hằng ngày bỏ ra công sức tương ứng để có được cơm ăn, áo mặc… người khác sẽ tán đồng với anh ta, thần quỷ cũng sẽ có lời khen, cho rằng đó là người có thể tự nuôi sống chính mình.

Ngược lại, lười nhác, ăn bám, ỷ lại… được coi là những thói xấu, chỉ mang lại điều bất hạnh, thần quỷ cũng không thể chấp nhận, vậy thì làm sao có thể tồn tại lâu dài?

Bậc thánh hiền xưa luôn là người cần cù, tận lực với dự định của bản thân, đọc sách và tu dưỡng, gia tăng trí huệ và mở mang kiến thức. Người thành công trong xã hội cũng luôn là người nỗ lực làm việc.

gia đình hưng thịnh hay lụi bại

Ảnh minh họa.

4 lời dặn dò nói trên của Tăng Quốc Phiên dành cho con cháu đời sau cho đến nay vẫn có tầm ảnh hưởng rất lớn.

Sau khi Tăng Quốc Phiên mất, con trai của ông là Tăng Kỷ Trạch ra làm quan, làm ngoại giao. Tăng Kỷ Hồng cả đời nghiên cứu toán học. Sau khi cháu trai Tăng Quảng Quân của ông đỗ tiến sĩ đã làm việc ở viện hàn lâm… Những đời sau của gia đình họ Tăng đều nghiên cứu học tập và không tham gia binh nghiệp, thậm chí ít người ra làm quan.

Gia tộc họ Tăng luôn ghi nhớ những lời dặn dò của Tăng Quốc Phiên, không tranh giành địa vị, giữ tâm trong sạch và duy trì gia thế: “Tăng gia trường thịnh không suy, đời đời có nhân tài”.

Theo Trí Thức Trẻ

Link