Thứ sáu, Tháng mười hai 6
Shadow

Muốn con sau này tự lo được cho bản thân, đây là việc bố mẹ nên áp dụng từ khi trẻ còn bé!

Soha, Trẻ còn bé

Ảnh minh họa.

Khi một đứa trẻ được giao việc và được cần đến, bé sẽ cảm thấy sinh mệnh nhỏ bé của mình có giá trị và cách cư xử sẽ trở nên vô cùng có trách nhiệm.

Sai lầm trong tình yêu thương của cha mẹ thời nay chính là “chỉ biết thương sót con, không nỡ sai con làm việc gì”. Trên thực tế, yêu con thì phải dùng đến con, khai thác các giá trị của con.

Khi một người được người khác cần đến và hy sinh vì người khác thì mới cảm thấy giá trị của bản thân.

Có cha mẹ nuôi con trai như “thú cưng”, việc gì cũng làm hộ con, chưa bao giờ để cậu bé tự làm gì cả. 

Thực ra sự thừa nhận của người mẹ đối với bé trai có thể kích thích tiềm năng của bé nhất. Để dành cho mẹ một bất ngờ, cậu con trai có thể làm nên kỳ tích. Động lực này có thể khiến một cậu bé yếu đuối trở thành một chàng trai dũng cảm.

Vậy thì bố mẹ nên giao việc cho con thế nào?

Pha trà và nấu ăn

Có một người mẹ thường nói với con trai mình một câu ngay từ hồi cháu con nhỏ: “Có con đúng là có khác.”

Khi con trai 3 tuổi, có một lần tôi bế cháu chen lên xe buýt, không ngờ chân bỗng trùng xuống, tôi không chen lên xe được, còn suýt thì ngã ở bên đường. Con trai lập tức quan tâm hỏi tôi: “Mẹ, mẹ sao thế ạ?”

Tôi nghiêm túc nói với con: “Mẹ bế con thì không chen nổi lên xe.”

Con tôi nghe vậy liền tụt ngay xuống đất, dùng đôi tay nhỏ bé của mình bóp chân cho tôi. Tôi xoa đầu cháu mừng vui nói: “Có con đúng là có khác.”

Con trai vô cùng đắc ý, sau này cháu cũng không bắt tôi bế nữa mà còn thường xuyên bóp chân cho tôi.

Khoảng giữa hè năm con học lên lớp 2, một hôm tôi đi làm về, con trai hớn hở bê một cốc trà đến: “Mẹ, mẹ uống trà đi. Con rót cho mẹ đấy ạ.”

Trà đã nguội, dạ dày tôi không tốt, không uống được trà nguội nhưng tôi vẫn nhấp một ngụm, sau đó mãn nguyện nói: “Có con đúng là có khác. Nếu trà nóng hơn một chút thì càng tuyệt hơn.”

Soha, Trẻ còn bé

Ngày hôm sau, tôi đã được “thưởng thức” một cốc trà nóng mà con trai rót.

Năm con lên lớp 4, một hôm bố cháu phải đi công tác, con trai rất vui, nhưng tôi nhăn nhó nói với cháu: “Con vui nhưng mẹ thì thảm rồi. Hết giờ làm, mẹ còn phải vội về nhà nấu cơm cho con ăn.”

Ai ngờ, con tôi vỗ ngực, thần bí nói: “Bố đi vắng, còn có con mà.”

Thấy dáng vẻ đó của cháu, dường như tôi đã có “chỗ dựa”, lập tức tán thành: “Đúng, đúng. Còn có con. Con là một chàng trai mà.”

Điều tôi không ngờ đến là hôm sau, sau khi tan học, cháu đã sớm về nhà, nấu xong 2 món cho ra đĩa, còn lấy bát úp lại. Tôi về đến nhà, con trai liền nói: “Mẹ, mẹ mau rửa tay đi. Con đi xới cơm cho mẹ.”

Xem thêm  Ngôi trường tiên phong cách giáo dục "chẳng giống ai", đến cuối ngày chẳng đứa trẻ nào muốn về nhà

Soha, Trẻ còn bé

Tôi “ngoan ngoãn” nghe lời, rửa tay xong thì ngồi vào bàn ăn. Con trai xới cơm xong, tôi liền ăn một cách ngon lành.

Con tôi ngồi bên nhìn rồi hỏi tôi theo giọng điệu quảng cáo trên ti vi: “Mùi vị thế nào ạ?

“Ngon tuyệt quá đi!” Tôi cũng dùng “giọng quảng cáo”.

“So với món ăn bố con làm thì thế nào ạ?”

“Ngon hơn món bố con nấu rất nhiều!” 

Thực ra tài nghệ nấu ăn của cháu kém xa bố, cơm còn hơi sống nhưng vài năm sau, con trai tôi nấu ăn rất ngon.

Con trai luôn khát khao được mẹ cần đến, được mẹ khẳng định mình. 

Người mẹ vĩ đại không để tâm chuyện con có thi được vào đại học, có đi du học được hay không mà mà giúp cháu cảm thấy có thành tựu, tự tin, tìm được bản thân, tìm thấy sự cần thiết của mình đối với bố mẹ và xã hội. 

Khi có được những điều đó, con sẽ càng trở nên có trách nhiệm và cảm thấy hạnh phúc.

Cha mẹ thật sự yêu con cần phải tỏ ra yếu đuối một chút trước mặt con trai, để bé có cơ hội yêu thương người khác. 

Đừng luôn coi mình là núi cao, coi con là cây cỏ, để con dựa vào bạn, nhìn lên bạn, sợ hãi bạn; càng đừng làm chiếc ô lớn, coi con là chú chim nhỏ, che mưa chắn gió cho con, khiến con trở nên yếu đuối.

Soha, Trẻ còn bé

5 yếu tố lớn khi đi xe buýt

Muốn bồi dưỡng con thành người có thể thích ứng với xã hội tương lai thì phải “nuôi thả”, chứ đừng “nuôi nhốt”, phải nỡ buông tay. 

Đặc biệt là khi bồi dưỡng sự kiên cường, khí chất và nghị lực của người đàn ông cho con trai thì từ nhỏ, chúng ta phải cho con một không gian tự do, độc lập, cho con cơ hội rèn luyện, trải nghiệm, thể hiện bản lĩnh.

Quãng đường đi học và về nhà hàng ngày chính là cơ hội tốt nhất để bồi dưỡng nghị lực, tố chất có thể chịu đựng gian khổ cho con. Để con rèn luyện tự đi học có thể giúp con tìm được không ít niềm vui trên quãng đường đó, cũng có thể học thêm được nhiều kiến thức không học được ở trường.

Khi con trai tôi học tiểu học, nhà tôi cách trường rất xa, phải đi xe mất hơn một tiếng đồng hồ. Từ lớp ba, con tôi bắt đầu tự đi xe buýt đi học.

Một hôm, cháu thần bí nói với tôi: “Mẹ, con phát hiện ra trong cuộc sống đâu đâu cũng có triết học. Chẳng hạn như đi xe buýt cũng có 5 yếu tố lớn đấy ạ.”

Tôi cảm thấy rất thú vị: “Con trai mẹ trở thành nhà triết học từ khi nào vậy? Đi xe buýt mà con đúc kết ra kinh nghiệm nữa. Nói cho mẹ nghe đi nào.”

Con tôi hào hừng kể ra “5 yếu tố lớn” mà cháu tổng kết được: “Thứ nhất, khi đợi xe, không cần ngoái đầu nhìn về hướng xe đến. Như thế sẽ mỏi cổ lắm. Chỉ cần nhìn ánh mắt của người bên cạnh, mọi người có động tĩnh là xe đang đến.”

Xem thêm  Bài tập kéo giãn ngừa đau lưng dưới

“Có lý lắm. Vậy yếu tố lớn thứ hai là gì?” Tôi hào hứng lắng nghe, còn kích thích con nói.

“Thứ hai là khi xe đến, mẹ đừng chen bừa. Mẹ chỉ cần đi sát về phía xe, nắm lấy tay vịn là mẹ có thể lên xe. Thứ ba là nếu xe đông người không có chỗ ngồi, mẹ đứng sau ghế bác lái xe. Chỗ đó khá rộng rãi.”

“Con tinh tường thật đấy. Còn nữa không?” Tôi suốt sắng lắng hỏi.

“Mẹ cứ từ từ đã. Thứ tư là tuy chỗ sau lưng bác lái xe rộng rãi nhưng cách xa tay vịn. Mẹ xòe 2 bàn tay ra tì vào kính cửa sổ xe, như vậy có thể đứng vững. Thứ năm là sau khi có chỗ đứng, phải tách 2 chân ra, như vậy sẽ có chỗ cho cả 2 chân.”

Nghe xong “5 yếu tố lớn” này, tôi cười ra nước mắt. Tôi nghĩ, nếu con không đi xe buýt, làm sao cháu đúc kết ra được nhiều “yếu tố” thế?

Từ cấp 2 trở đi, ngày nào con tôi cũng đạp xe đi học, không ngại mưa nắng, chưa bao giờ than khổ và tôi rất ưng con ở điểm này.

Tặng con một đôi giầy hàng hiệu không bằng tặng một đôi chân biết đi

Soha, Trẻ còn bé

Sau khi con tôi tốt nghiệp đại học, cháu chủ động xin đến Thượng Hải làm việc, nói là muốn cảm nhận không khí của thành phố lớn hiện đại hóa, như vậy mới có thể hội nhập với quốc tế.

Hôm cháu lên đường, tôi vốn chuẩn bị tiễn con ra sân bay nhưng cháu không cho: “Mẹ không cần tiễn đâu. Con tự đi được mà.”

Con tự gọi một chiếc taxi. Lên xe, cháu mỉm cười với tôi, vẫy tay chào, nói giọng như các bé mẫu giáo: “Con chào mẹ.”

Tôi đành cũng vẫy tay nói: “Mẹ chào con.” Tôi không thể cứ theo con mãi được. Nhìn xe con đi xa dần, tôi vô cùng yên tâm. Tôi biết con làm được.

Quá trình trưởng thành của con trai khiến tôi hiểu ra rằng: Việc con có thể tự làm thì hãy để con tự làm. Đừng làm thay cháu.

Thay con làm việc chúng có thể làm là đòn đánh mạnh nhất vào tính tích cực của con, vì như thế sẽ khiến chúng mất đi cơ hội thực tiễn. Nếu bạn cứ không yên tâm, chuyện gì cũng nhúng tay vào thì tức là bạn nói với cháu: “Con không làm được đâu. Mẹ không tin tưởng con.”

Buông tay từ nhỏ để con tự nỗ lực, trải nghiệm, rèn luyện sẽ giúp ích cho cháu rất nhiều. Con bạn sẽ có được bản lĩnh sinh tồn, khả năng đương đầu với hiểm nguy. Khi con bay cao bay xa, bạn sẽ cảm thấy vui mừng chứ không phải lo lắng nữa.

Hồng Ánh, theo Trí Thức Trẻ, soha

Link