Thứ năm, Tháng Một 16
Shadow

Muốn đi ngủ sớm, đệ tử nghĩ ra trò hù dọa Đức Phật mà không biết bản lĩnh đáng nể của thầy

đức phật

Liệu rằng trò đùa của vị tôn giả này có thể khiến Đức Phật sợ hãi hay không?

Đức Phật từ bi, đối với người có lòng đến cầu pháp như vua trời Đế Thích, Ngài không quản mưa gió mà kéo dài thời gian kinh hành của mình (kinh hành là một pháp tu quan trọng và phổ biến của người theo đạo Phật).

Ngược lại, đối với tôn giả có ngộ tính chưa cao như Na Già Ba La, Ngài cho rằng:

“Tăng đoàn thu nhận tất cả những người có căn tính khác nhau. Trong tương lai họ đều sẽ ngộ được pháp thanh tịnh”.

Đệ tử chưa giác ngộ hù dọa Đức Phật…

Có lần, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đến nước Ma Kiệt Đà truyền pháp, ngụ lại núi Ma Cưu La.

Bấy giờ, đệ tử hầu cận bên Ngài không phải là tôn giả A Nan Đà như thường lệ mà lại là tôn giả Na Già Ba La.

Một ngày kia, trời đã chạng vạng tối, trên bầu trời thi thoảng lại có tia chớp lóe lên, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vẫn đang niệm kinh trên bãi đất trống bên ngoài.

Lúc đó, vua trời Đế Thích đang thống lĩnh cõi trời Ba Mươi Ba, biết Đức Phật kinh hành bên ngoài liền biến hóa, tạo ra một tòa bảo tháp lưu ly và mang tới bái kiến Ngài để tỏ lòng tôn kính.

Sau khi diện kiến Đức Phật, vua trời quỳ lạy và kinh hành theo sau Ngài. Vì để cho Đế Thích có cơ hội kinh hành nhiều hơn, Đức Phật đã cố ý kéo dài thời gian kinh hành của mình lâu hơn ngày thường.

Xem thêm  Người phụ nữ yêu bạn đậm sâu mới có 4 biểu hiện này: Nếu không biết trân trọng sẽ hối hận cả đời

Lúc đó, tôn giả Na Già Ba La không nhìn thấy vua trời theo sau Đức Phật, càng không biết Ngài kinh hành lâu hơn vì Đế Thích.

Dựa theo thông lệ thời bấy giờ, đệ tử theo hầu phải đợi đến lúc sư phụ kết thúc thiền tu mới được phép đi ngủ. Vì vậy nên tôn giả Na Già Ba La vẫn chưa thể nghỉ ngơi.

Có lẽ bởi vì cảm thấy quá mệt mỏi, vị tôn giả này liền nghĩ cách khiến Đức Phật nhanh chóng kết thúc quá trình kinh hành của ngày hôm ấy để cho mình được nhanh chóng đi nghỉ.

đức phật
Dù ngộ tính chưa cao, nhưng Na Già Ba La vẫn được Đức Phật cho phép tham gia đoàn kinh hành của mình. (Tranh minh họa: Nguồn Internet).

Bấy giờ, nước Ma Kiệt Đà vừa hay có một tập tục: Khi thấy trẻ nhỏ quấy khóc không ngừng, người lớn trong nhà sẽ nói: “Quỷ núi Ma Cưu La đến rồi!”. Trẻ con nghe thấy câu nói này sẽ sợ hãi và không dám quấy khóc nữa.

Vì từng nghe qua tập tục này, tôn giả Na Già Ba La liền nghĩ ra cách đóng giả thành quỷ Ma Cưu La để hù dọa Đức Phật, làm Ngài sợ hãi và ngừng kinh hành.

Nghĩ vậy, Na Già Ba La liền lấy một tấm áo lông khoác lên người để bắt chước bộ dạng con quỷ đầy lông lá ở núi Ma Cưu La.

Sau đó, vị tôn giả này núp ở đoạn cuối con đường nhỏ mà Đức Phật đang kinh hành để chuẩn bị hù dọa Ngài. Khi Đức Phật đi đến nơi, Na Già Ba La liền bất ngờ nhảy ra và hét lớn: “Quỷ Ma Cưu La đến rồi! Quỷ Ma Cưu La đến rồi!”.

… và kết quả không như mong muốn

Xem thêm  Gặp lúc sa cơ đừng bi lụy, trời sinh ra ta ắt có chỗ để dùng

Nào ngờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chẳng chút sợ hãi mà nói rằng:

“Na Già Ba La, cái trò ngốc nghếch của con muốn lấy bộ dạng của quỷ Ma Cưu La để hù dọa Như Lai ta ư? Trò đó không làm dao động dù chủ một sợi tóc của ta. Ta đã cách nỗi sợ hãi rất xa rồi!”.

Lúc này, vua trời Đế Thích đang kinh hành theo sau Đức Phật cũng không khỏi ngạc nhiên mà hỏi Ngài: Thế tôn! Trong tăng đoàn cũng có kiểu người thế này ư?”.

Đức Phật đáp lời:

“Tăng đoàn thu nhận tất cả những người có căn tính khác nhau. Trong tương lai họ đều sẽ lĩnh ngộ được pháp thanh tịnh”.

Vì Đức Phật có lòng bao dung và tâm hồn từ bi, nên đoàn kinh hành của ngài luôn đón nhận tất cả chúng sinh. (Tranh minh họa).

Đạo Phật không phân sang hèn, không coi nhẹ người thiếu ngộ tính, không thiên vị người thông minh, tài cao. Lòng từ bi ấy cũng giống như tấm lòng bao dung của Đức Phật dành cho tôn giả Na Già Ba La vậy.

Bàn về lòng từ bi của Đức Phật, đạo Phật, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã từng đưa ra lời đúc kết:

“Trong đạo Phật, từ bi gắn liền với trí tuệ. Không hiểu, không thể thương yêu sâu sắc. Không hiểu, không thể thương yêu đích thực. Hiểu chính là nền tảng của tình thương yêu”.

Trần Quỳnh – Trí thức trẻ

Nguồn: Soha

Link gốc