Thứ sáu, Tháng mười một 15
Shadow

Muốn giữ sức khỏe bằng cách ăn uống, thì phải tuân thủ công thức “4 ít, 4 nhiều”

giữ sức khỏe, cách ăn uống, tuân thủ, 4 nhiều, 4 ít, chế độ ăn uống, ăn uống

Bạn hay được khuyên là nên ăn uống điều độ, nhưng lại chưa biết áp dụng lời khuyên đó ra sao. Công thức “4 nhiều, 4 ít” này chính là chìa khóa giúp bạn ăn uống đúng cách, cân bằng.

Vì sao phải áp dụng chế độ ăn uống cân bằng ngay từ khi còn trẻ?

Theo nghiên cứu lâm sàng cho thấy, người sau độ tuổi 40, cụ thể là từ 46-55 tuổi chính là giai đoạn “thập kỷ đầm lầy”, sức khỏe giảm sút nhanh chóng, cùng lúc có thể bùng phát nhiều căn bệnh nguy hiểm, phần nhiều trong số đó là bệnh mãn tính, có thể kéo dài đến hết đời người.

Nếu cuộc sống không có những thay đổi theo chiều hướng tích cực, sức khỏe sẽ bị đe dọa. Khi cơ thể đang trên đà đi xuống, cơ bắp suy thoái, sự trao đổi chất và hệ miễn dịch đều suy giảm chức năng, bệnh tật từ đó phát sinh nhanh hơn rất nhiều so với suy nghĩ chủ quan của bạn.

Nam giới sau tuổi 40, cuộc sống và công việc với nhiều áp lực ngày càng tăng, rất dễ mắc các bệnh về thận, bụng bia, béo phì, dạ dày và phổi.

Phụ nữ sau tuổi 40 chính là giai đoạn có nguy cơ cao khởi phát các bệnh ung thư, đặc biệt là phải chú ý đề phòng ung thư buồng trứng, tử cung và ung thư vú.

Vì vậy, đối với những người bước vào 40 tuổi trở đi, ngoài việc phải chú ý tăng cường rèn luyện thể chất, chăm sóc sức khỏe hình thức, thì còn phải chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, khoa học.

Trong bài viết này, các chuyên gia sức khỏe và dinh dưỡng sẽ giới thiệu về những nguyên tắc ăn uống dành cho lứa tuổi trung niên, giúp các bạn có thể tham khảo kịp thời, thay đổi những thói quen xấu trước đây, bảo đảm sự duy trì phong độ ổn định trong giai đoạn nhạy cảm nhất của cuộc đời.

Công thức “4 ít” đáng ghi nhớ

Xem thêm  Mắc 5 bệnh ung thư, bí quyết sống sót của cụ bà hơn 90 tuổi sẽ khiến chúng ta suy nghĩ lại

1. Ăn ít năng lượng

Tuổi càng tăng cao bao nhiêu thì các chức năng trên cơ thể càng giảm xuống bấy nhiêu. Với sự gia tăng tuổi tác, tổ chức của cơ thể sẽ xuất hiện sự suy giảm ở mức độ khác nhau, việc tiêu thụ calo sẽ giảm, làm giảm sự tiêu hóa và hấp thụ protein.

Do đó, bạn có tuổi rồi thì hãy ăn ít thực phẩm giàu calorie, thay vào đó là ăn thêm một ít rau quả tươi và trứng, để đảm bảo đủ chất đạm và vitamin bình thường.

giữ sức khỏe, cách ăn uống, tuân thủ, 4 nhiều, 4 ít, chế độ ăn uống, ăn uống

Tuổi cao hơn thì cần ăn giảm năng lượng đi

2. Ăn ít muối

Đối với những người sau tuổi 40, rất dễ rơi vào hiện tượng thích ăn mặn, có xu hướng thêm nhiều muối hơn khi nấu nướng, hoặc thêm các gia vị đậm đà hơn so với khi còn trẻ.

Thói quen này nếu duy trì trong thời gian dài sẽ dẫn đến phát sinh các bệnh nguy hiểm như huyết áp cao, đột quỵ và bệnh tim mạch.

3. Ăn ít dầu mỡ

Nếu ăn một lượng chất béo quá nhiều cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người cao tuổi.

Khi dung nạp một lượng cholesterol quá nhiều vào cơ thể, dễ dẫn đến việc phát sinh các bệnh như xơ cứng và tắc nghẽn mạch máu, từ đó có thể có nguy cơ gây ra một loạt các bệnh liên quan, điển hình nhất là nhồi máu cơ tim và bệnh mạch vành.

giữ sức khỏe, cách ăn uống, tuân thủ, 4 nhiều, 4 ít, chế độ ăn uống, ăn uống

4. Ăn ít đường

Sau tuổi trung niên, dù có là người hảo ngọt thì bạn cũng phải hạn chế lượng đường đưa vào cơ thể. Người ăn quá ngọt có thể gây ra rối loạn chức năng tụy. Khi lượng đường thừa, không chỉ dễ dẫn đến béo phì, mà còn làm tăng gánh nặng lên tuyến tụy, nhanh chóng gây ra bệnh tiểu đường.

giữ sức khỏe, cách ăn uống, tuân thủ, 4 nhiều, 4 ít, chế độ ăn uống, ăn uống

Công thức “4 nhiều” không nên bỏ qua

1. Ăn nhiều chất xơ

Sau 40 tuổi, khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa sẽ giảm, nhu động ruột yếu dần sẽ dễ gây bệnh táo bón. Trong độ tuổi này, nên bổ sung thêm chất xơ trong từng bữa ăn hàng ngày.

Xem thêm  Cao nhân đúc kết 45 thói quen tốt nhất đời người: Mọi thứ sẽ tuyệt vời nếu bạn sớm áp dụng

Khi lượng cellulose được cung cấp đầy đủ cho cơ thể, không chỉ có thể phòng tránh táo bón, ngăn ngừa các bệnh về đường tiêu hóa, mà còn giúp phòng tránh bệnh cao huyết áp, xơ cứng động mạch và tiểu đường.

giữ sức khỏe, cách ăn uống, tuân thủ, 4 nhiều, 4 ít, chế độ ăn uống, ăn uống

2. Ăn nhiều Canxi

Do đặc điểm của người cao tuổi, họ rất dễ bị thiếu canxi dẫn đến loãng xương. Do đó, trong thực đơn hàng ngày nên bổ sung thêm sữa, tảo bẹ, đậu, các thực phẩm chứa canxi…

Những món ăn này vừa có tác dụng ngăn ngừa loãng xương, đồng thời có thể chống thiếu máu, đảm bảo cho khung xương chắc khỏe, làm chậm quá trình lão hóa.

giữ sức khỏe, cách ăn uống, tuân thủ, 4 nhiều, 4 ít, chế độ ăn uống, ăn uống

3. Ăn nhiều I- ốt hơn

Bước vào tuổi trung niên, nếu thiếu iốt trong cơ thể dễ dẫn đến bệnh về tuyến giáp, chủ yếu là bệnh suy giảm chức năng hoạt động tuyến giáp và các bộ phận liên quan, từ đó làm giảm sự trao đổi chất, ảnh hưởng đến sự phân hủy chất béo, dẫn đến béo phì.

I-ốt không cần quá nhiều, nhưng bạn phải chú ý đến nó, vì nếu quá thiếu thì lại gây nguy hiểm cho sức khỏe. Ngoài lượng i ốt được cho vào trong muối, các thực phẩm chứa nhiều lượng ít ốt tự nhiên như rong biển, cá biển, ốc biển, cua ghẹ, khoai tây, trứng, rau cải chân vịt…

giữ sức khỏe, cách ăn uống, tuân thủ, 4 nhiều, 4 ít, chế độ ăn uống, ăn uống

4. Uống nhiều nước

Khi bước qua tuổi 40, cảm giác khát nước sẽ bị suy giảm, vì thế nhiều người sẽ ít khi thấy mình khát nước. Điều này vô tình khiến cho bạn rơi vào cảnh “quên” uống nước mà cơ thể cũng không “nhắc” bạn uống.

Cách tốt nhất là hãy lên lịch uống nước đều đặn để bạn không bị thiếu nước. Tối thiểu mỗi 2 giờ/lần bạn nên bổ sung nước. Khi thiếu nước, cơ thể sẽ “khô héo” dần dần, phong độ sẽ giảm sút, da xấu và các cơ quan nội tạng dễ gặp rủi ro.

giữ sức khỏe, cách ăn uống, tuân thủ, 4 nhiều, 4 ít, chế độ ăn uống, ăn uống

*Theo Soha/Kknews