Thứ ba, Tháng Một 14
Shadow

Muốn kỷ luật trẻ hiệu quả mà không đòn roi, bố mẹ nhất định phải tuân thủ 4 nguyên tắc này

Áp dụng 4 nguyên tắc kỷ luật trẻ đơn giản này, nó có thể mang lại hiệu quả hơn suy nghĩ của nhiều phụ huynh.

Xem thêm  Ba quy tắc vàng phụ huynh cần nhớ khi kỷ luật con

Có phải bọn trẻ nhà mình có một chút khó bảo không? Và mình đã tìm ra phương pháp kỷ luật hiệu quả nhất cho gia đình hay chưa? Đây là hai trong số những câu hỏi khó nhất nhiều bậc phụ huynh từng đặt ra cho bản thân trong quá trình nuôi dạy con trẻ bởi tình yêu thương của họ dành cho con là không thể nghi ngờ và đôi lúc họ không muốn thừa nhận rằng bọn trẻ đang ngày càng “hư đốn”.

Trên thực tế, trẻ nhỏ không thực sự trở nên hư hỏng, nhưng cha mẹ cần đặt ra cho trẻ trẻ một chút khuôn khổ và giới hạn trong cuộc sống. Đây là một nhiệm vụ đầy thử thách, nhưng không phải hoàn toàn bất khả thi.

Dưới đây là quy trình kỷ luật trẻ 4 bước các bậc phụ huynh có thể áp dụng

1. Cảnh cáo trẻ 3 lần trước khi phạt

Tốt nhất là các bậc phụ huynh nên cho trẻ cơ hội nhận ra rằng trẻ đang có nguy cơ bị phạt. Nếu cha mẹ kỷ luật trẻ một cách đột ngột, trẻ sẽ cảm thấy cách kỷ luật đó không công bằng và không rút biết rút kinh nghiệm. Trẻ sẽ sợ sệt cha mẹ thay vì nhận thức được rằng cha mẹ đang giáo dục trẻ.

Một sai lầm mà các bậc phụ huynh thường phạm phải khi kỷ luật trẻ là cảnh cáo suông. Lời cảnh cáo đó sẽ có tác dụng trong một khoảng thời gian nhất định, nhưng sau đó trẻ sẽ nhận ra rằng cảnh cáo cuối cùng vẫn chỉ là cảnh cáo. Biên tập viên chuyên mục làm cha mẹ Patrick Coleman của chuyên trang Fatherly chia sẻ: “Sự việc sẽ càng tồi tệ hơn khi lời cảnh cáo ảnh hưởng đến mối quan hệ nền tảng giữa cha mẹ và con cái. Những lời đe dọa như cha mẹ sẽ không yêu con nữa hay con sẽ không còn nhà để về sẽ ảnh hưởng rất xấu đến trẻ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những lời cảnh cáo như vậy thường khiến trẻ bị căng thẳng, tuyệt vọng, cư xử tồi tệ và ức hiếp người khác”.

Vì vậy, thay vì đe dọa suông, hãy cảnh cáo trẻ 3 lần trước khi kỷ luật trẻ. Phạt trẻ là điều nên làm. Khi cha mẹ thực hiện đúng lời cảnh cáo, trẻ sẽ nhận ra cha mẹ đang rất nghiêm túc, trẻ sẽ biết sợ và bắt đầu nghe lời.

2. Không kỷ luật trẻ khi bố mẹ đang tức giận

Một lỗi thường gặp khác của các bậc phụ huynh là phạt trẻ khi bản thân họ đang rất giận dữ. Trong trường hợp này, tạm dừng hình phạt là một cách giải quyết hiệu quả bởi nó giúp các bậc phụ huynh có cơ hội suy nghĩ điều họ cần làm và cần học để kiểm soát cơn tức giận. Coleman tiếp tục: “Phạt trẻ khi tức giận khiến các bậc phụ huynh mất đi khả năng đánh giá vấn đề từ nhiều khía cạnh. Người cha hoặc người mẹ không thể nhìn nhận vấn đề từ góc nhìn của trẻ sẽ không thể giúp trẻ hiểu được lỗi sai của trẻ. Họ không thể giúp trẻ tìm ra cách giải quyết”.

Khi cha mẹ tức giận: Trẻ càng căng thẳng hơn. Trẻ sẽ nghe lời để cha mẹ không còn giận dữ, nhưng chắc chắn trẻ không thể lắng nghe và học hỏi được điều gì. Điều này có nghĩa là trẻ sẽ không thể thay đổi hành động trong lần tới.

Đôi lúc, tạm thời bỏ qua vấn đề và trò chuyện với trẻ sau đó về những gì đã xảy ra sẽ giúp giải quyết vấn đề đó hiệu quả hơn.

3. Kiên định trong mọi lần kỉ luật

Hãy lấy đi hoặc ngăn cấm trẻ sử dụng một món đồ nào đó nếu trẻ cư xử chưa đúng hoặc chưa nghe lời. Các bậc phụ huynh có thể tùy ý lựa chọn các hậu quả và hình phạt cho trẻ. Dù đó là hình thức gì, hãy đảm bảo thực hiện kiên định các hình phạt và hậu quả đã lựa chọn.

Thiếu kiên định là một sai lầm thường gặp khác ở các bậc phụ huynh khi họ đặt ra hậu quả cho hành vi chưa ngoan của trẻ. Coleman viết: “Khi hình phạt ở nhà được áp dụng một cách thiếu kiên định, trẻ sẽ có cảm giác bất ổn. Và hình phạt thiếu kiên định và quá nghiêm khắc sẽ khiến trẻ cảm thấy bất an”.

Sự thiếu kiên định của bố mẹ sẽ khiến trẻ có cảm giác bất an và lo lắng thay vì rút ra được bài học kinh nghiệm như mong muốn của bố mẹ.

4. Thảo luận với về các quy tắc, giới hạn

Hãy trò chuyện với trẻ về hành vi, trách nhiệm của trẻ và về quy tắc của gia đình.

Một nguyên nhân khác khiến việc kỷ luật trẻ thiếu hiệu quả là do cha mẹ chưa giúp trẻ hiểu được vì sao trẻ bị phạt và trẻ sẽ bị phạt như thế nào. Coleman khuyến nghị: “Khi những giá trị này rõ ràng và nhất quán, các bậc phụ huynh có thể sử dụng chúng để đặt ra những giới hạn cụ thể cho trẻ. Giới hạn đó có tác dụng định hướng cho trẻ. Việc nhận thức được giới hạn hành động và lý do cho giới hạn đó giúp trẻ thấm nhuần được những giá trị của hình phạt mà cha mẹ áp dụng và hành động theo đúng nguyên tắc đó ngay cả khi sống xa cha mẹ”.

Đừng nghĩ rằng chỉ nên trò chuyện với trẻ khi trẻ đã gây ra chuyện gì đó thật tồi tệ. Hãy trao đổi với trẻ trong bữa ăn hoặc trên đường đi. Thường xuyên nhắc nhở trẻ sẽ giúp trẻ thấu hiểu giới hạn và dạy trẻ phải tuân thủ giới hạn đó.

Việc bắt đầu một thói quen mới có thể khá khó khăn, nhưng một khi đã thay đổi được thói quen đó, trẻ sẽ trở thành những con người biết kính trọng và nghe lời.

huyền Trang – Helino

Link