Thứ hai, Tháng Một 13
Shadow

Nắm trong tay khoản tiết kiệm 250.000 USD ở tuổi 28, chàng trai chỉ ra “lối mòn” tư duy khiến số đông “nghèo vẫn hoàn nghèo”

tiết kiệm

“Người khác làm gì, mua gì, tôi cũng phải làm y như vậy” – đây là một suy nghĩ sai lầm, không những sẽ ngăn trở bạn tiết kiệm mà còn có thể đẩy bạn rơi vào cảnh nợ nần chồng chat.

Người Mỹ nói chung đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiết kiệm tiền để nghỉ hưu: 21% người Mỹ không có bất cứ khoản tiết kiệm nào trong những năm tháng “vàng” của cuộc đời họ. Tuy nhiên, một thanh niên 28 tuổi ở Minneapolis (Mỹ) lấy bút danh là Sean đã gây sốc khi viết trên blog của mình vào tháng 7/2018 rằng anh đã tiết kiệm được 256.444 USD và hy vọng sẽ có thể tiết kiệm đủ số tiền để nghỉ hưu thoải mái ở tuổi 37.

Theo những gì mà Sean, người đã tiết kiệm hơn 60% khoản lương 80.000 USD của mình, chia sẻ với CNBC Make It, việc theo dõi các khoản chi tiêu của bản thân là bước đầu tiên và hiệu quả nhất với bất cứ ai đang cố gắng để kiểm soát tài chính cá nhân. Tuy nhiên, việc tiết kiệm tiền phải đi kèm với một sự thay đổi trong suy nghĩ: “Hãy tự mình thoát ra khỏi ý nghĩ rằng những việc người khác làm cũng là những việc mình cần phải làm”.

Anh nói rằng bạn hãy đặt câu hỏi về các khoản chi tiêu của bạn và chắc chắn rằng những gì bạn mua thực sự là thứ khiến bạn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, không phải là chạy theo xu hướng, trào lưu của xã hội. Nói cách khác, đừng bao giờ mua những món đồ cao cấp chỉ vì bạn bè của bạn làm thế.

tiết kiệm

Tuy vậy, nói bao giờ cũng dễ hơn làm, nhất là trong một thế giới truyền thông xã hội rộng khắp như ngày nay. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng truyền thông xã hội có tác động đáng kể tới thói quen chi tiêu của mọi người, đặc biệt là những người trẻ tuổi. 90% những người trẻ tuổi tham gia vào nghiên cứu cho hay truyền thông xã hội khiến họ có xu hướng thích so sánh sự giàu có hay phong cách sống của mình với người khác.

Xem thêm  Mạng xã hội ngập tràn lời cảm ơn thầy trò đội tuyển U23 Việt Nam

Khoảng 60% người trẻ tuổi bày tỏ cảm giác “không đầy đủ” về cuộc sống của họ bởi những thứ mà họ thấy trên các phương tiện truyền thông xã hội như các tiện ích, đồ vật hay những kỳ nghỉ. Cũng theo kết quả nghiên cứu, 57% các bạn trẻ chia sẻ rằng họ đã tiêu hết khoản tiền mà họ không lập kế hoạch chi tiêu. Đáng báo động hơn là khoảng 40% người trẻ tuổi đang lâm vào cảnh nợ nần chỉ vì “cố cho bằng bạn bằng bè”.

Sean cho biết, để luôn có thể kiểm tra và làm chủ các khoản chi tiêu cũng như kiềm chế việc tiêu quá tay, bạn cần suy nghĩ lâu dài và tích cực về các khoản chi của mình. “Việc bạn thích khoe các món đồ của mình với người khác không phải là không thể nhưng bạn phải chắc chắn rằng đó thực sự là những thứ mà bạn muốn mua,” anh nói thêm.

Derek Sall, người đã trả hết khoản nợ 116.000 USD trước tuổi 30, cũng đồng quan điểm với Sean. Đối với anh, chìa khóa để tiết kiệm tiền là bắt đầu từ việc thay đổi suy nghĩ, nhận ra mình không cần phải cố gắng để sở hữu những món đồ đắt tiền hay làm theo những gì người khác làm chỉ vì lo sợ tầm quan trọng của mình trong xã hội sẽ thấp hơn họ.

Phương pháp hàng đầu mà anh khám phá ra để tránh việc so sánh điều kiện, tình trạng của mình với người khác là tránh toàn bộ các phương tiện truyền thông xã hội. Anh chia sẻ với CNBC Make It: “Lời khuyên tốt nhất mà tôi có thể đưa ra là hãy sống cuộc đời của riêng bạn. Cách tốt nhất để sống đơn giản và có ý nghĩa là cố gắng đừng chú ý tới truyền thông xã hội. Bởi đó là thứ khiến mọi người mắc vào việc rắc rối nhất. Họ nhìn thấy, ‘Ôi, bạn tôi đã có một kỳ nghỉ tuyệt vời, và tôi ước gì chúng ta cũng được như vậy!”

Xem thêm  Chủ nghĩa hà tiện của người Do Thái: Đồng tiền chưa tiêu là đồng tiền khôn, khoe khoang giàu có mới là điều ngu ngốc!

tiết kiệm

Anh chọn cách tập trung xây dựng cho mình một cuộc sống đủ đầy mà không cần tới những thứ mới mẻ nhưng thường không cần thiết đó. Anh cho hay: “Hiện giờ, mọi thứ đối với tôi trở nên dễ dàng hơn khi nhận ra bản thân vui vẻ thế nào khi không có tất cả những thứ đó. Tôi không nghĩ bản thân mình là người theo phong cách tối giản, nhưng tôi nhận ra rằng tôi có càng nhiều đồ bao nhiêu thì cuộc sống của tôi càng ít hạnh phúc bấy nhiêu”.

Suy nghĩ chạy theo số đông này không chỉ ảnh hưởng xấu tới cách tiêu tiền mà còn tới nhiều mặt khác trong cuộc sống của chúng ta. Bạn thử nghĩ xem, ai sẽ thuê một người luôn làm theo, nghĩ theo người khác mà chẳng có sự độc đáo của riêng mình? Liệu bạn có đủ tiền để cứ chạy theo trào lưu của xã hội mãi hay không? Bởi vậy, hãy bắt đầu thay đổi ngay từ hôm nay để giữ cho mình cuộc sống đủ đầy và an vui.

Việt Hà, theo Nhịp sống kinh tế/CNBC

Nguồn: CafeF

Link gốc