Thứ ba, Tháng Một 14
Shadow

Nghỉ Tết Dương lịch, chị em phát khóc vì chán ngấy cảnh này mà đôi khi chồng cũng không thấu hiểu cho

 Nghỉ Tết

Kỳ nghỉ Tết Dương lịch cũng là lúc nhiều gia đình bày biện ăn uống linh đình. Theo đó, nhiều chị em phải “phát khóc” vì rửa núi bát suốt ngày.

Xem thêm  “Chồng gần không lấy, em lấy chồng xa. Giờ đây nhớ mẹ thương cha, còn đâu mà thong thả đi về nhà thăm”

Nỗi niềm nghỉ Tết là…rửa bát

“Có ai lấy chồng rồi mà cứ đến tết là sợ như em không?! 

Em sợ lắm lắm. Nhà thì ít người mà cứ mồng 1 Tết Dương lịch hay Tết Nguyên đán là bày ra ăn uống, con cháu họ hàng tới. Nhiều hôm dọn đến 12h đêm, may mà còn được chồng rửa phụ. Ngán ngẩm cảnh Tết. Không biết bao giờ thoát”.

Chia sẻ mới đây của một bà mẹ trên diễn đàn nuôi con nhỏ lập tức được nhiều chị em hưởng ứng.

Theo chị, nói “cố lên” thì đơn giản lắm. Nhưng có phải lâm vào tình cảnh một mình ngồi rửa hết đống chén bát này đến đống chén bát khác mới thấy tủi thân đến mức nào.

Nghỉ Tết
Rửa bát ngày Tết luôn là nỗi ám ảnh của chị em. Ảnh: MXH

 

Tết nhất, chẳng được xúng xính váy áo đi chơi, hay thảnh thơi nghỉ ngơi mà thay vào đó, nhiều chị em về quê suốt ngày đứng trong bếp nấu nướng, rửa bát phục vụ cả nhà ăn uống. Như thế, nghỉ lễ chỉ xoay vần trong cái vòng luẩn quẩn nấu ăn – cúng – ăn – dọn dẹp, còn cực hơn đi làm!

Chung tâm trạng như thế, chị Nguyễn Thu Hà (quê ở Hòa Bình) cũng khẳng định cứ nghĩ đến Tết là thấy hãi hùng.

Dù được mẹ chồng phụ dọn dẹp nhưng con trưởng, nhà đông anh em, phong tục cúng kiếng quá nhiều dẫn đến Tết chỉ nấu ăn và dọn dẹp. Nhiều hôm nghĩ chỉ muốn đi trốn đâu đó ngày Tết mà không được”, chị Hà than thở.

Bao giờ nàng dâu “thoát kiếp” rửa bát?

Theo chị Hà, đúng là cả năm chỉ có vài ngày Tết. Đây là dịp anh em, bà con chòm xóm hỏi thăm nhau, ăn với nhau bữa cơm, chúc nhau chén rượu.

Đặc biệt là những người họ hàng lâu ngày không gặp nhau, bữa cơm đoàn viên lại càng quý. Con dâu về quê nấu nướng với mẹ chồng cũng là dịp để cả hai bên thêm gắn kết.

Nghỉ Tết
Những gì còn lại sau cuộc vui ngày Tết là đây! Ảnh: MXH

 

Nhưng nếu việc nấu nướng, rửa bát cứ triền miên mấy ngày Tết thì việc “cơm đoàn viên” sẽ thành cơn ác mộng.

“Nhiều người cho rằng có thể sắp xếp công việc nội trợ sao cho nhanh gọn như mua đồ ăn sẵn, lên thực đơn sẵn cho từng bữa ăn, chuẩn bị sẵn đồ trong ngăn đá, đến bữa chỉ việc nấu nhanh là có bữa cơm. Việc rửa bát thì có thể…để sau.

 Nhưng thực tế đây là điều không tưởng. Nhìn cả núi bát chất trong bếp, không thể không rửa. Mà rửa thì bực không chịu được!”, chị Hà nhận định.

Chị Nguyễn Thị Linh, quê ở Vĩnh Phúc từng tức vừa khóc vừa dọn dẹp “núi bát” tới 12h đêm sau khi mở tiệc đãi chồng và các bạn chiến hữu ngày Tết.

“Bực nhất là khi nhìn cảnh các ông nhậu say bí tỉ, nằm lăn ra ngủ ngay tại trận, bát đũa lăn lóc như một bãi chiến trường. Nấu nướng dù mất thời gian cũng không ngại, bực bằng việc dọn dẹp bãi chiến trường đó. Ngày nghỉ Tết mà cảm giác như thành osin cao cấp với bao việc không tên”, chị Linh nói.

Nghỉ Tết
Cuộc vui sẽ trở thành nỗi ám ảnh nếu ngày nào cũng phải rửa núi bát thế này. Ảnh: MXH

 

Theo chị Linh, việc anh chị em, họ hàng sang nhậu là xuất phát từ việc yêu quý nhau. Tuy nhiên, các mẹ sợ Tết là hoàn toàn chính đáng vì chị em phải “gánh” từ A – Z, nào đi chợ, nấu nướng, xong lại dọn dẹp.

Bởi nhậu xong cánh đàn ông thường ngồi “vểnh râu uống nước” hoặc ai về nhà nấy. Chị em bò ra dọn dẹp, không ai phụ một tay. Chồng thì say xỉn, lăn ra ngủ. Dọn một lần thì được, nhưng dọn dẹp liên tục bữa này sang bữa khác thì quả thực vô cùng đáng sợ.

“Ai cũng xúng xính váy áo đẹp đến nhà mình ăn chơi thỏa thích. Bản thân mình cũng vui nhưng hồi kết chỉ còn một mình mình với núi bát đũa.

Ngày thường mình cũng đi làm, cũng mệt mỏi, có mấy ngày Tết được nghỉ ngơi. Vậy mà sao Tết còn làm nhiều hơn ngày thường? Không biết bao giờ cho chị em thoát kiếp rửa bát?”, chị Linh đặt câu hỏi nhức nhối.

Xem thêm  Biết con trai ham chơi, mẹ chồng thật lòng nói một câu khiến con dâu hiểu hết sự tình

Theo Thu Hà- Em đẹp

Link