Thứ ba, Tháng Một 14
Shadow

Người có khí huyết kém thì luôn ốm yếu, bệnh tật: 3 việc bạn nên làm để khắc phục ngay

 

Nhiều người mắc chứng khí huyết kém nhưng không phát hiện ra, dẫn đến tình trạng sức khỏe sa sút, ốm yếu, thậm chí sinh bệnh. Đây là lời khuyên dành cho bạn để khắc phục sớm.

Theo bác sĩ Hứa Nhuận Tam trên kênh Bác sĩ Gia đình (TQ), bệnh khí huyết kém, hay là thiếu khí, thiếu máu là một triệu chứng khá phổ biến ở nhiều người với những mức độ nặng nhẹ khác nhau. Mặc dù không phải là bệnh nguy hiểm, nhưng nó làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và năng lượng sống của mỗi người.

Khí huyết có nhiệm vụ lớn là giúp các cơ quan trong cơ thể vận hành và hoạt động trơn tru, khi khí huyết không đủ, sẽ khiến cho các bộ phận trên cơ thể suy giảm chức năng, dẫn đến toàn thân yếu ớt. Nhiều người có cảm giác bản thân “dặt dẹo” nhưng không kiểm tra ra bệnh gì cụ thể.

Sau một thời gian, bạn có khả năng rơi vào tình trạng thiếu kinh nguyệt, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, hay mộng mị, táo bón và những chứng bệnh bất thường khác.

Những nguyên nhân gây ra chứng khí huyết kém thường là do thiếu vận động, thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, làm việc nghỉ ngơi không hợp lý, thói quen ăn uống thiếu lành mạnh.

Vì vậy, khí huyết là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Những người bị thiếu khí huyết, lời khuyên dành cho bạn là nên ăn 2 thứ màu đỏ, ít ăn 2 thứ màu vàng, ăn thêm 1 loại canh để bổ sung khí huyết, giúp cho cơ thể hồi phục và nhanh chóng khỏe mạnh.

Nên ăn nhiều 2 món ăn màu đỏ

Xem thêm  Chuyên gia hướng dẫn cách ngủ trưa tốt nhất để chăm sóc gan: Ai cũng nên áp dụng sớm!

1. Thịt bò

Thịt bò theo quan niệm của Đông y là món ăn có vị ngọt tính bình, có tác dụng nuôi dưỡng dạ dày, lá lách, bổ gan mạnh thận, an thai, bổ máu và nhiều tác dụng khác.

Ngoài ra, thịt bò rất giàu axit amin, protein và các chất dinh dưỡng khác có thể giúp bồi bổ sức khỏe cho các cơ quan nội tạng, giúp chúng trở nên khỏe mạnh hơn, từ đó có thể thúc đẩy sự trao đổi chất của các cơ quan chức năng, giúp máu hoạt động hiệu quả và cải thiện nhanh chứng thiếu máu.

2, Táo đỏ

Theo Đông y, táo tàu đỏ có tính ấm, vị ngọt. Có tác dụng nuôi dưỡng âm dương, bổ trung ích khí, nuôi dưỡng các dây thần kinh, an thần, bổ máu. Táo tàu đỏ cũng là thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, chẳng hạn như protein, chất béo, phốt pho, dễ dàng hấp thụ, có thể bổ sung thêm chất sắt cho cơ thể, thúc đẩy cơ thể chuyển hóa tốt cho máu và tăng nguồn máu.

Nên ăn ít 2 loại thực phẩm màu vàng

1, Thức ăn chiên rán

Trong những thoại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày, thức ăn chiên rán thường chứa nhiều mỡ nhất và cũng chứa hàm lượng tinh bột tương đối cao. Trong quá trình chế biến các món ăn này, sẽ sản sinh ra các chất như nitrit. Nếu tiêu thụ thường xuyên thực phẩm chứa chất này, sẽ khiến dạ dày không thể tiêu hóa , có khả năng gây rối loạn đường ruột và gây ra các triệu chứng thiếu máu.

Trong thực phẩm bổ sung chế biến kiểu chiên rán ở nhiệt độ cao, sẽ tàn phá và loại bỏ rất nhiều các chất dinh dưỡng, tiêu thụ thường xuyên không có lợi cho sức khỏe.

Xem thêm  Lấy bao nhiêu kem đánh răng là tốt nhất: Nhà có con nhỏ cần lưu ý

2. Cà phê

Cà phê rất giàu polyphenol, có tác dụng chống oxy hóa mạnh, từ đó gây ra sự hấp thụ sắt của cơ thể sẽ ảnh hưởng.

Người thường xuyên uống cà phê mỗi ngày có thể gây ra chứng thiếu máu, từ đó có xu hướng dẫn đến thiếu máu.

Ngoài ra, chất cafein có trong cà phê sẽ khiến não được kích hoạt, tỉnh thức, dễ dẫn đến mất ngủ, thường xuyên uống cà phê quá mức có thể gây mất máu, dẫn đến thiếu máu.

Món ăn đặc biệt giúp bổ khí huyết: Canh táo tàu gừng tươi

Gừng là món ăn có vị cay tính ấm, có thể giúp thông kinh lạc, hoạt huyết, giúp cho hệ tuần hoàn hoạt động hiệu quả hơn, thúc đẩy sự trao đổi chất của cơ thể, có thể có lợi cho việc tạo máu.

Táo tàu theo Đông y là một món ăn có tính ấm, có thể giúp cơ thể bổ sung sắt, có lợi cho máu vận hành, điều hòa vị cay của gừng, tạo thành một món ăn tốt cho cơ thể của những người thiếu khí huyết.

Cách làm:

Chuẩn bị gừng tươi già, táo tàu.

Chọn táo rửa sạch, cho vào nồi, nấu lửa vừa trong khoảng 15 phút, sau đó giảm lửa, thêm gừng vào nhấu sôi trong 10 phút là được.

Khuyến cáo: Nên uống vào buổi sáng, người nào bị nóng thì nên cho thêm một ít hạt kỷ tử để trung hòa món ăn.

Hy vọng các bạn có thể tìm ra cho mình giải pháp bồi bổ khí huyết phù hợp.

Vân Hồng – TTT

Link