Mang giày là một việc rất đơn giản đối với người lớn nhưng với trẻ em, đó là cả một thử thách không hề nhỏ. Vì vậy, bố mẹ cần phải lưu ý một số điều dưới đây để việc dạy con trở nên suôn sẻ hơn.
Mới đây, một người phụ nữ họ Lưu đã chia sẻ câu chuyện mà cô đã chứng kiến lên mạng xã hội. Theo đó cô Lưu cho biết, hai ngày trước cô đi đón con về và thấy một người mẹ đã tức giận với đứa con gái của mình.
Cô Lưu nghe được, người mẹ đổ lỗi cho con mình: “Con đã đi học bao lâu rồi, sao có thể mang giày ngược thế này mãi chứ, mẹ đã dạy con bao nhiêu lần rồi?”.
Sau đó, người mẹ đã cởi giày của con mình một cách giận dữ và mang lại cho đúng, kèm theo sự trách mắng: “Con nhìn kỹ cho mẹ, đây là lần cuối cùng đấy”.
Đứa con gái đứng kế bên gật đầu nhẹ nhàng. Cô Lưu cho rằng có thể lần sau đứa bé kia lại tiếp tục mắc phải sai lầm.
Trong tình huống này, nhiều bà mẹ khác cũng chia sẻ quan điểm của mình, đa phần họ cho rằng người mẹ kia quá hấp tấp hoặc có khả năng cô đã dạy sai cách mang giày cho trẻ.
Cá nhân cô Lưu nói rằng, không nói đến trẻ con, từ những ngày đầu làm mẹ, bản thân cô cũng mang giày ngược cho con.
Đặc biệt đối với những đứa trẻ mới biết đi, việc người lớn phân biệt chân trái và chân phải không hề đơn giản.
Bởi lẽ khi mẹ mang giày cho trẻ thì mẹ đã ở đối diện trẻ, cho nên phương hướng cũng bị đảo lộn, rất dễ mang giày ngược. Vì vậy, làm thế nào để dạy cho trẻ mang giày đúng hướng, chuyên gia chỉ ra 2 cách đơn giản này.
Cách thứ 1: Hãy nói với trẻ: “Cùng mẹ quan sát đôi giày”
Các mẹ chú ý, bạn phải đứng cùng hướng với bé và đặt đôi giày trước mặt bé. Đặc biệt, lúc này giày phải được đặt cùng hướng với bàn chân, nghĩa là giày bên trái phải để kế chân trái, giày bên phải để kế chân phải.
Nếu đôi giày được đặt theo cách này, thì ngón chân cái là đại diện cho tình yêu. Nghĩa là, khi bạn đặt đôi giày gần nhau, bạn sẽ nói với con rằng: “Nếu như con đặt đôi giày vào đúng vị trí, thì chúng sẽ ở gần nhau hơn, chúng sẽ yêu thương nhau hơn”.
au đó, mẹ hãy làm thêm một bước là đặt đôi giày sai hướng, lúc này, hướng của đôi giày sẽ ở xa nhau, bạn có thể nói với trẻ: “Con thấy đó, nếu con đặt giày sai, chúng đã giận nhau rồi, không ai thèm quan tâm ai nữa”.
Cách thứ 2: Cùng mẹ mang giày
Mẹ và bé cùng nhau chuẩn bị một đôi giày và ngồi đúng hướng. Bạn mang giày trước và hãy bảo con xem mẹ mang giày như thế nào.
Trong quá trình mang, mẹ có thể nhấn mạnh những điều cần lưu ý để bé có thể nhớ kỹ. Sau đó, bạn hãy để bé tự thử, bình thường nên cho bé tập nhiều lần, sau đó bé sẽ không mang giày sai nữa.
Trong những tình huống này, các chuyên gia cũng lưu ý mẹ rằng nên thực hiện những hành động sau đây:
– Kiên nhẫn và cho bé đủ thời gian để tự mang giày, không được giục bé. Thỉnh thoảng, các bậc cha mẹ hay vội vàng, không để chúng tự mang mà mang giúp chúng.
Lúc này, bố mẹ vô tình khiến trẻ nghĩ rằng có lẽ mình làm không đúng, và tâm lý này khiến bé không sẵn lòng thử bất cứ điều gì.
– Đừng làm phiền, hoặc gián đoạn quá trình tập mang giày của bé. Khi bé mới bắt đầu học cách mang giày, chúng sẽ có những thao tác rất chậm và thường đi sai.
Một số bà mẹ thấy lo lắng, nên khi vừa đi sai thì lại sửa ngay. Trên thực tế, chúng ta nên cho bé cơ hội tìm ra lỗi của mình.
Cuối cùng, nếu như bé không nhìn thấy thì bạn có thể nhắc nhở và hỏi: “Con mang giày có cảm thấy thoải mái không?”.
Mang giày là một việc rất đơn giản đối với người lớn nhưng với trẻ em, đó là cả một thử thách không hề nhỏ.
Các chuyên gia khuyên rằng, bố mẹ nên kiên nhẫn chờ đợi, để bé tự học, mặc dù có chậm nhưng sẽ hiệu quả, không nên trách mắng con là “đồ ngốc”, vì hai từ này sẽ gây ra sự tổn thương nghiêm trọng trong tâm hồn.
Nhìn bé mang giày có vẻ chậm và đôi khi không biết mang, bố mẹ hối thúc sẽ khiến chúng rối loạn. Trên thực tế, chúng đã suy nghĩ rất nhiều về điều này.