Thứ ba, Tháng Một 14
Shadow

Người nội trợ giỏi phải biết 4 thủ thuật này để ngăn ngừa mất chất dinh dưỡng khi nấu ăn

Sau đây là 4 nguyên tắc chế biến thức ăn bạn nên ghi nhớ và tạo thành thói quen trong công việc nội trợ hàng ngày để đảm bảo duy trì tốt giá trị dinh dưỡng trong thực phẩm.

Bài viết này của giáo sư Vu Khang, Khoa Dinh dưỡng Lâm sàng, Bệnh viện Đại học Y Công đoàn Bắc Kinh (TQ).

Hầu hết các loại vitamin trong thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày thường tương đối dễ bị phân hủy, hòa tan hoặc thất thoái khi chúng ta không xử lý thực phẩm đúng cách. Do đó, việc chế biến đúng hay sai góp phần lưu giữ lại hoặc đánh mất, món ăn khi nấu xong có thể còn lại rất ít vitamin.

Nếu bạn là một người nội trợ trong gia đình, việc hiểu biết nguyên tắc chế biến thức ăn là vô cùng quan trọng, nấu ăn không chỉ phải chọn đúng nguyên liệu mà còn phải nắm vững phương pháp để chúng ta có thể ăn đủ chất nhất, đúng cách nhất, tốt nhất.

Những thủ thuật nấu ăn để không làm mất chất dinh dưỡng:

1. Không cho thực phẩm chứa kiềm (muối Alkali, Soda, base) vào nấu cháo, nấu xôi

Xem thêm  Nữ thạc sĩ chia sẻ lý do vợ chồng mình 'tiền ai nấy tiêu'

Nhiều người thích cho một ít chất kiềm vào khi nấu cháo và cơm, vì nghĩ rằng gạo nấu bằng cách này sẽ dẻo và có vị thơm hơn. Như mọi người đã biết, vitamin B có trong thực phẩm rất kém bền trong môi trường kiềm, kết quả là vitamin B1, vitamin B2,… sẽ mất đi hơn một nửa.

Cần lưu ý là đối với cháo nấu từ các loại hạt và cháo từ các loại đậu đều không được cho thêm chất kiềm. Vì cháo hạt và cháo đậu rất giàu vitamin B1 và ​​vitamin B2, lại thêm chất kiềm khiến tình trạng mất vitamin càng nghiêm trọng.

2. Rau củ quả cần rửa sạch trước khi cắt thái

Rau chứa nhiều vitamin tan trong nước, chẳng hạn như vitamin C. Nếu cắt nhỏ rau rồi mới rửa, các vitamin hòa tan trong nước trong rau sẽ bị mất đi theo nước rửa.

Ngoài rau ra, việc xé nhỏ nấm, bổ ớt và vặt cuống nho để rửa là những lỗi thường gặp khi rửa rau củ quả. Bạn cần thay đổi thói quen này để đảm bảo giữ nguyên vẹn hàm lượng dinh dưỡng trong rau củ quả.

3. Khi nấu hay chần rau, phải để lửa lớn và nấu nhanh

Nên để lửa lớn khi nấu và xào các món ăn trong thời gian ngắn nhất có thể. Điều này cũng tương đương với nguyên tắc “nhiệt độ cao và thời gian ngắn” được áp dụng trong ngành thực phẩm khi khử trùng đồ hộp. Mục đích là để bảo toàn tối đa chất dinh dưỡng trong thực phẩm.

4. Mua tươi ăn sớm, nấu ngay ăn ngay (ưu tiên thực phẩm tươi mới vừa thu hoạch xong)

Xem thêm  Chuyện “Đừng vì cho miếng cơm, mà nghĩ ở nhà chăm con là ăn bám” của mẹ 9x gây sốt

Nhịp sống ngày càng tăng nhanh, nhiều người mua rau về sẽ không ăn liền mà để bảo quản trong tủ lạnh nhiều ngày, thực tế điều này sẽ làm mất vitamin.

Một khi rau lá xanh được hái xuống khỏi vườn, quá trình sản xuất chất dinh dưỡng bị gián đoạn, nhưng quá trình tiêu thụ chúng không bị gián đoạn, vì vậy chất dinh dưỡng trong chúng sẽ ngày càng ít đi. Chất dinh dưỡng này mất đi nhiều nhất là vitamin tan trong nước.

Nếu chúng ta lấy vitamin C làm ví dụ, sự suy giảm của vitamin C sẽ khoảng từ 50% đến 80% sau khi rau được bảo quản trong 7 ngày.

Rau dù cho vào tủ lạnh thì quá trình thối rữa chỉ khác nhau về tốc độ nhưng vẫn sẽ thối rữa, vì vậy tốt nhất bạn nên mua rau về ăn ngay rồi mua tiếp sau, thời gian đi chợ nhiều hơn, thực phẩm tươi mới hơn.

Ngoài ra, đồ ăn tốt nhất phải tươi, nấu xong thì ăn ngay khi còn nóng ấm. Bữa ăn chế biến xong mà để lâu sẽ mất đi nhiều chất dinh dưỡng và có thể bị nhiễm khuẩn hoặc hình thành một số chất không tốt cho sức khỏe.

Bài viết này của giáo sư Vu Khang, Khoa Dinh dưỡng Lâm sàng, Bệnh viện Đại học Y Công đoàn Bắc Kinh

*Theo soha