Thứ hai, Tháng Một 13
Shadow

Người sống thọ nhất thế giới gần 118 tuổi, tiết lộ bí quyết “ăn để thọ”

Cụ Kane sinh năm 1903 ở thành phố Fukuoka, Nhật Bản, người vừa được công nhận là người cao tuổi nhất thế giới, đã sống tròn 117 tuổi 260 ngày. Đây là những bí quyết trường thọ.

Người già nhất thế giới 117 tuổi 260 ngày

Theo Hãng thông tấn Kyodo của Nhật Bản đưa tin, vào ngày 18/9, cụ Kane sinh năm 1903 ở thành phố Fukuoka, Nhật Bản, người vừa được công nhận là người cao tuổi nhất thế giới, đã sống tròn 117 tuổi 260 ngày.

Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, đây là trường hợp được xác nhận là người già nhất Nhật Bản dựa trên hồ sơ hiện có. Trước đó, người đã được xác nhận già nhất là Tajima Nami (ở Kisakai-cho, tỉnh Kagoshima, qua đời năm 2018), nhân vật có tên trong danh sách kỷ lục sống lâu nhất ở Nhật Bản.

Báo cáo “Thống kê Y tế Thế giới” do Tổ chức Y tế Thế giới công bố cho thấy, tuổi thọ trung bình của người Nhật nhiều năm liền đứng đầu thế giới. Sau khi nghiên cứu khảo sát thống kê với 90.000 người cao tuổi ở Nhật, người ta thấy rằng bí quyết trường thọ của người Nhật chủ yếu liên quan đến việc ăn uống.

Người Nhật “ăn đúng” có thể làm tăng tuổi thọ như thế nào?

1. Thích ăn cá

Theo báo cáo của New Overseas Chinese Daily tại Nhật Bản, lễ hội Thu đao ngư được tổ chức ở nhiều nơi ở Nhật Bản vào mỗi mùa thu, và những cảnh có tới 10.000 người ăn cá thật sự hấp dẫn bất kỳ ai tham gia lễ hội này.

Thống kê cho thấy mức tiêu thụ cá bình quân trên đầu người ở Nhật Bản đã tăng từ hơn 70 kg lên hơn 100 kg mỗi năm, thậm chí vượt mức tiêu thụ gạo bình quân đầu người, cao gấp đôi mức tiêu thụ cá bình quân đầu người ở Pháp.

Từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm, cá lục giác, mực, nghêu, cá rô, cá trích… trở thành “món ăn tất yếu” trên bàn ăn của người Nhật.

Từ tháng 6 đến tháng 8 bắt đầu có bào ngư, cá chình, cá trê, cá tráp mắt đen,… là những món ăn “đóng vai chính” trên mâm cơm của các gia đình.

Trong khi đó, vào mùa thu là thế giới của cá kình Kangji, cá chim, cá thu đao và cá ngừ.

Còn đến mùa đông là cá tuyết, cá thu, cá ngừ… đều là những thực phẩm được xếp vào nhóm ngon nhất trên bàn ăn.

Trong suốt cả năm, cá là món ăn không thể thiếu trên bàn ăn của mỗi gia đình Nhật Bản. Ví dụ, món cơm lươn mà nhiều người đã có ấn tượng quen thuộc khi nói đến món ăn của người Nhật, vốn chỉ chiếm chưa đến 2% dân số toàn cầu, nhưng người Nhật lại có thể ăn 70% lượng lươn toàn cầu.

2. Ăn ít thịt đỏ

Xem thêm  Người Nhật Bản khiến cả thế giới phải ngạc nhiên vì quan điểm về hạnh phúc rất kỳ lạ

So với Trung Quốc, người Nhật ít ăn thịt đỏ hơn nên tỷ lệ mắc các khối u ác tính thấp hơn ở Trung Quốc. Đức, Hoa Kỳ và Canada ăn nhiều sườn lợn, bít tết và sườn cừu hơn, và tỷ lệ mắc bệnh ung thư ruột kết và ung thư vú của họ cũng vượt xa Trung Quốc.

Điều đó có thể cho thấy, việc lựa chọn thực phẩm cũng có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ. “Một loại thực phẩm mà người Nhật không thường xuyên ăn” là thịt bò và thịt lợn. Thịt đỏ đề cập đến thịt gia súc như lợn, gia súc và cừu/dê.

Những người tiêu thụ một lượng lớn thịt đỏ có nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng, ung thư vú và các khối u ác tính khác cao hơn so với những người có sự kết hợp cân bằng giữa thịt đỏ và trắng.

3. Yêu thích việc uống trà

Người Nhật rất thích uống trà, và họ cũng nhiệt tình uống nhiều loại trà không kém người Trung Quốc. Trà có chứa polyphenol, dầu thơm, khoáng chất, protein, vitamin và các chất dinh dưỡng khác, đặc biệt là trà xanh nhạt/loãng, có lợi cho việc tăng cường chức năng tim và thận, thúc đẩy lưu thông máu và giúp tiêu hóa.

4. Ăn một cách có tiết chế, cẩn trọng

Một bác sĩ cho biết, khi mới sang Nhật Bản, ông đã có một thời gian dài luôn ở trong trạng thái đói, vì thức ăn trong nhà ăn của các bệnh viện Nhật Bản “khan hiếm một cách đáng thương” theo cách nói của ông.

Một vài lát rau tươi, bốn hoặc năm lát thịt, một bát súp miso và một bát cơm nhỏ là khẩu phần cho một bữa ăn hàng ngày.

Sự thèm ăn của hầu hết người Nhật chỉ bằng một nửa so với người Trung Quốc, ngay cả khi họ làm việc thể chất, sự thèm ăn của họ cũng ít hơn. Vì vậy, ngoại trừ các đô vật sumo, người ta hiếm khi thấy người béo ở Nhật Bản.

Và người Nhật ăn rất chậm, chúng ta có thể nuốt một thìa thức ăn trong một miếng, nhưng họ có thể nhai chậm trong 10 phút.

5. Ăn đa dạng

Mặc dù khẩu phần của mỗi bữa ăn đối với người Nhật là ít, nhưng nó lại rất đa dạng thành phần, thậm chí trông có vẻ “phức tạp” hơn và rất phong phú về kiểu dáng.

Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã xây dựng bản “Hướng dẫn Ăn uống Lành mạnh” vào năm 1985, chủ trương rằng mọi người cố gắng ăn 30 loại nguyên liệu (bao gồm cả dầu ăn và gia vị) mỗi ngày để đảm bảo dinh dưỡng toàn diện.

Xem thêm  5 lý do khiến người Nhật trong giờ phút tuyệt vọng vẫn kiên trì xếp hàng trật tự và bình thản

Từ đó, nhiều người đã coi đó là quy tắc ăn uống hàng ngày, ví dụ như cơm sushi ngũ sắc sẽ dùng gạo làm nguyên liệu chính, thêm tôm ngọt, sò, thịt mực, lòng cá, cá ngừ, gừng đường,… khi nấu nên dùng thêm các thành phần khác nhau tạo nên một món ăn. Hoặc như món súp miso chứa các sản phẩm đậu nành, hải sản, rau, v.v.

6. Ăn ít dầu mỡ

Phương pháp nấu ăn của người Nhật chủ yếu là thực phẩm tươi sống hoặc hấp. Ở một nhà hàng Nhật Bản, sau khi hấp bắp cải được ăn với nước sốt đặc trưng của Nhật Bản, món salad cũng đã được cải tiến, chỉ rắc một ít muối, vài giọt dầu ô liu và một ít hạt mè là đã trở thành một món “salad” được phục vụ trên bàn ăn.

Ẩm thực Nhật Bản còn được gọi là “ẩm thực nước” hay là nấu với nước (hấp, luộc, canh…). Trong chế độ ăn uống của người Nhật, thường ít dầu, ít muối và ít gia vị, nguyên tắc của chế độ ăn là cố gắng giữ hương vị ban đầu của các nguyên liệu thực phẩm khác nhau.

Ngoài ra, các phương pháp nấu ăn như chiên và om hiếm khi được sử dụng trong ẩm thực Nhật Bản, và họ chủ yếu ưu tiên hấp, trộn nguội hoặc luộc. Người Nhật không cần nhiều dầu để xào và om khi ăn hải sản, các sản phẩm từ đậu nành và rau, về cơ bản chúng được ăn sống hoặc trộn thành salad.

Các phương pháp nấu hấp, trộn lạnh và luộc có thể tối đa hóa sự phong phú của xenlulo, vitamin, khoáng chất và các hoạt chất khác, giảm sản sinh chất gây ung thư, có ý nghĩa lớn đối với sức khỏe và tuổi thọ.

7. Ăn nhạt

Trong tài liệu “Đạo luật sức khoẻ nghề nghiệp” ban hành năm 1972 và “Đạo luật sức khoẻ cộng đồng” ban hành năm 1982, Nhật Bản đã quy định chi tiết trách nhiệm và nghĩa vụ của người hành nghề y tế cộng đồng trong phòng và điều trị bệnh tăng huyết áp cùng lượng muối được đưa vào phạm vi khám sức khỏe.

Nhờ các biện pháp này, lượng muối tiêu thụ của người dân giảm dần, tỷ lệ kiểm soát bệnh tăng huyết áp tăng dần qua từng năm.

Việc tối ưu hóa cơ cấu chế độ ăn uống và kiểm soát huyết áp cao đã làm giảm đáng kể số lượng bệnh mãn tính và tăng tuổi thọ của người Nhật.

*Theo BS Gia đình (TQ), Soha