Thứ sáu, Tháng mười hai 6
Shadow

Người trẻ chạy Grab: Lái xe ôm công nghệ có luyện được kỹ năng gì hay không?

Nhiều người lo lắng, khi mà các Đối tác này chủ yếu là sinh viên thì liệu về vĩ mô tương lai đất nước có ảnh hưởng?

Mấy ngày nay khi những “bức ảnh màu xanh” liên quan đến vụ việc các Đối tác của Grab đồng loạt tắt ứng dụng phản đối hãng này tăng mức “cắt phế”, từ 15 lên 20%. Nhiều người lo lắng, lực lượng lao động cho các hãng xe ôm này lại phần nhiều là các sinh viên. Việc ủng hộ Grab nghĩa ủng hộ sự lười biếng và trì trệ của các tri thức. Thay vì động não để khởi nghiệp, để cạnh tranh, để vươn lên, quá đông sinh viên giờ đã chọn phương án chạy Grab (xe ôm), coi như một giải pháp an toàn cho hành trình vào đời.

Trả lời câu hỏi phỏng vấn của PV về vấn đề này, TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Hà Nội nêu quan điểm: “Việc quy kết như vậy là không đúng. Nói sinh viên đi làm thêm xe ôm ảnh hưởng đến tương lai của đất nước là hoàn toàn sai”.

người việt trẻ, grab, lái xe ôm, công nghệ, sinh viên

Tuyến đường “màu xanh Grab” gây bao tranh cãi

Theo tiến sĩ, sinh viên chọn công việc làm tài xế cho các hãng xe ôm hiện đại, đó cũng là một công việc như bao việc làm ngoài thời gian học khác.

Khi sinh viên đi làm thêm, điều đầu tiên họ đạt được làm kiếm thêm thu nhập để phụ giúp gánh nặng của gia đình, cải thiện kinh tế. Ngoài ra, qua quá trình làm thêm, sinh viên còn tích lũy thêm nhiều kỹ năng về giao tiếp, có những va chạm nho nhỏ với cuộc đời, kinh nghiệm trong việc quản lý thời gian, rèn luyện tinh thần trách nhiệm, cách tiêu tiền và phân bổ thời gian,…

Xem thêm  Lái xe Uber, Grab “ngã ngửa” vì bị truy thu thuế

Nhiều người cho rằng, khi sinh viên chọn làm việc cho các hãng xe ôm công nghệ, việc trau dồi các kỹ năng như trên là hoàn toàn không có cơ sở. Bởi, nếu như làm xe ôm truyền thống, người lái xe phải chọn được địa điểm để làm “địa bàn kinh doanh”, cũng phải tạo mối quan hệ với đồng nghiệp trước và khách hàng để tạo ra “đất” làm ăn thì xe ôm công nghệ lại hoàn toàn khác.

Bất cứ địa điểm nào, chỉ cần người tài xế mở ứng dụng lên, quẹt nhận khách rồi đến đón, quẹt xác nhận và chở khách về đến địa chỉ rồi cứ nguyên cái giá niêm yết mà lấy tiền. Sau đó lại chờ chuông reo là quẹt. Công việc như vậy không mất quá nhiều kỹ năng.

Ở góc độ này, ông Lâm cho rằng, đây là suy nghĩ theo lý thuyết. Bởi, sau mỗi chuyến đi, người khách được quyền “chấm sao”. Nếu trong quá trình đèo đón khách, người tài xế không có thái độ lịch sự nhã nhặn cùng kỹ năng giao tiếp với mọi người thì họ sẽ không làm được công việc này.

Mỗi cuốc xe gần, xa là một sự kết nối giữa khách và tài xế qua những câu chuyện đến từ cả 2 phía. Lúc này, chuyến xe GrabBike không đơn thuần chỉ là chở khách tới địa điểm họ muốn mà đó còn là nơi biết bao nỗi niềm trong đời sống được bộc bạch.

Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Hà Nội không cùng quan điểm với suy nghĩ việc làm thêm này chỉ dành cho những người già, những người lao động chân tay. Ông nghĩ rằng, sinh viên nên đi làm thêm. Nếu có thể tìm chọn cho mình những công việc đúng ngành nghề thì đó là điều tốt nhất. Tuy nhiên, trong thời buổi nguồn lao động dư thừa như hiện nay, tìm một công việc làm thêm là không hề dễ thì sinh viên chọn những công việc giản đơn để cải thiện kinh tế cũng không có gì sai trái.

Xem thêm  Hai thứ trên đời càng NHÌN càng ĐAU, một là mặt trời, hai là lòng dạ con người: Giây trước cùng cười, giây sau dồn bạn vào đường chết

Hơn nữa, đây lại là một công việc người làm thêm có thể chủ động thời gian, không bị ép buộc về số lượng sản phẩm,… thì sinh viên dễ dàng cân đối hơn giữa việc học và việc làm của mình.

Theo tiến sĩ, sinh viên khi chọn bất cứ một công việc nào, ngoài những mặt tích cực thì cũng có hai điểm hạn chế. Một là nếu sinh viên không biết phân bổ thời gian cân đối giữa việc học và việc làm thì thành tích học tập sẽ bị ảnh hưởng. Không những thế còn ảnh hưởng đến sức khoẻ và tâm lý sinh viên. Thứ hai là khi làm thêm nếu sinh viên không chọn cho mình một công việc lành mạnh, tuân thủ theo pháp luật thì rất dễ bị sa ngã, và tất nhiên việc học sẽ bị gián đoạn.

Vì vậy, khi sinh viên đi làm thêm, đặc biệt là chọn làm “xế” cho các hãng xe ôm công nghệ, người đó phải biết phân bổ giữa việc học và công việc hợp lý, đồng thời phải lường trước được những rủi ro như tai nạn giao thông, hiện trạng sức khoẻ,… cho công việc này.

Theo Tintuc.vn