Thần Tài là vị thần trông coi tiền tài, vàng bạc, là dấu ấn của thời kỳ kinh tế thương nghiệp. Vì vậy, người ta thường lập bàn thờ chung để cúng vị thần này hàng ngày trong năm. Bàn thờ Thần Tài rất quan trọng đối với các cơ sở kinh doanh vì theo quan niệm của người Việt, ông Thần Tài giống như “quý nhân phù trợ” để mang lại nguồn tài lộc cho họ. Vì vậy, khi đặt bàn thờ Thần Tài, vị trí và hướng đặt rất quan trọng. Theo nguyên tắc chung nhất, bàn thờ Thần Tài nên đặt ở vị trí thông thoáng, nơi mọi người ra vào có thể quan sát được.
Một bàn thờ Thần Tài và Thổ Địa trong cửa hàng kinh doanh được đặt hợp phong thủy. Ảnh minh họa
Thưa các chuyên gia, tôi tên là Nguyễn Minh Nam, năm nay 38 tuổi. Sau nhiều năm tháng kinh doanh tích lũy, vợ chồng tôi dành dụm được một số tiền và thuê địa điểm để mở một cửa hàng kinh doanh rau và hoa quả sạch. Đến nay, việc hoàn thiện cửa hàng đang đi vào những công đoạn cuối cùng. Tôi chỉ có một băn khoăn là vị trí và cách sắp xếp bàn thờ Thần Tài. Mong các chuyên gia hướng dẫn tôi một cách cụ thể để công việc kinh doanh của tôi thuận lợi, may mắn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Anh Nguyễn Minh Nam (38 tuổi, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng)
Chuyên gia phong thủy Nguyễn An (Trung tâm phong thủy Hoàn Kiếm)
Cách bài trí bàn thờ cúng Thần Tài
Trong cùng bàn thờ, dán trên vách là một tấm bài vị. Sau lưng bàn thờ Thần Tài cần phải là vách tường chắc chắn, không được trổ cửa sổ hay đục lỗ vì làm vậy thì tài vận không tụ được. Trong những trường hợp không thể đặt bàn thờ dựa lưng vào tường do phải chọn hướng thì cần tạo vách để tránh góc nhọn sau lưng bàn thờ và giúp bàn thờ nằm vững chắc. Hai bên, bên trái (nguyên tắc là từ ngoài nhìn vào) là ông Thần Tài, bên phải là Thổ Địa (thường bàn thờ Thần Tài thờ chung với ông Thổ Địa). Ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy. Ba hũ này chỉ đến cuối năm mới thay. Giữa bàn thờ đặt một bát nhang và cần tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ. Lọ hoa được đặt bên tay phải, đĩa trái cây bên tay trái. Hoa cúng Thần Tài nên là hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền. Trái cây nên chọn ngũ quả. Xếp 5 chén nước thành hình chữ thập để tượng trưng cho ngũ phương và ngũ hành phát sinh phát triển. Ông Cóc để bên trái, sáng quay Cóc ra, tối quay Cóc vào. Ngoài cùng trên mặt đất, nên chọn một cái bát hoặc đĩa sâu sứ hoặc thuỷ tinh thật đẹp, đổ đầy nước và rắc những cánh hoa hồng trên mặt (đĩa hoa này biểu trưng cho việc giữ tiền bạc khỏi trôi đi). Bên trên bàn thờ Thần Tài, có thể đặt thêm tượng Phật Di Lặc. Di Lặc Phật Vương sẽ quản lý và ngăn chặn các vị thần làm điều sai trái.
Chọn hướng đặt bàn thờ Thần Tài
Nguyên tắc đặt bàn thờ Thần Tài – Ông Địa là phải là vị trí quan sát được hết sự vào ra của khách. Có 2 hướng nên chú ý để chọn khi đặt bàn thờ, một là theo hướng tốt của chủ nhà, hai là theo hướng đón Khí (Lộc) bên ngoài khi vào nhà . Vì vậy khi đặt bàn thơ Thần Tài nên chọn lấy các cung Thiên Lộc, Quý Nhân để có thể thu nhận được nhiều tài lộc cho cửa hàng kinh doanh.
1. Cung Thiên Lộc:
Thiên Lộc là phương Lâm quan của Tuế Can. Nhà có cửa chính nằm trong cung Thiên Lộc rất tốt, may mắn. Bàn thờ Thần Tài nếu chọn cung Thiên Lộc sẽ mang lại những may mắn về tiền bạc, gia sản thăng tiến, nhà cửa vượng. Không những thế, đặt bàn thờ Thần Tài nằm trong cung này sẽ khiến cho gia chủ, cơ địa tốt tươi, thông minh, tuấn tú lại khéo léo, tài năng kinh doanh giỏi, làm ăn tiến phát. Vì vậy, hướng Thiên Lộc là được coi là hướng tốt nhất để đặt bàn thờ Thần Tài. Tuy nhiên, trước khi chọn hướng an vị bàn thờ Thần Tài bạn cũng nên quan tâm tránh các hướng có sự ảnh hưởng của hướng có sao Không Vong, Tử, Tuyệt. Nếu gặp Không Vong, Tử, Tuyệt thì Khí tán, tài không tụ, có lộc cũng như không. Nhiều người cho rằng hướng Thiên lộc phạm các sao Không Vong, Tử, Tuyệt gọi là hướng Tuyệt Lộc, dù tài sản có như nước, rồi cũng tiêu tan hết.
2. Cung Quý Nhân :
Quý Nhân Thiên Ất là vị Thần đứng đầu cát Thần, hết sức tĩnh mà có thể chế ngự được mọi chỗ động, chí tôn mà có thể trấn được phù trợ. Đặt bàn thờ Thần Tài vào cung Quý Nhân gia đạo sẽ được bình an, hỷ khí đầy nhà, làm ăn buôn bán may mắn, có nhiều khách hàng thân thiết và nhiều người giúp đỡ, gặp dữ hóa lành. Tuy nhiên nếu gặp Không Vong, Tử, Tuyệt thì nguồn Phúc giảm đi nhiều, hoặc nếu có mắc nạn cũng khó tránh, bởi nguồn cứu giải kém hiệu lực, người và gia súc bị tổn thất, kiện cáo, thị phi. Cung Thiên Lộc tại hướng Đông-Nam, cung Quý Nhân tại hướng Tây-Bắc.
Tuy nhiên, phải sử dụng la bàn để xác định rõ 2 cung này, tùy theo tuổi của gia chủ. Sau khi đặt bàn thờ Thần Tài ở các vị trí trên, nên có sự chuẩn bị cẩn thận, trước mặt bàn thờ phải quang đãng, sạch sẽ. Bàn thờ Thần Tài tuy thờ dưới đất nhưng vị thần này tính rất thích thơm tho, sạch sẽ. Vì vậy nên để sẵn một lọ nước hoa tươi và phải thường xuyên lau dọn, xức nước thơm cho bàn thờ được thơm tho.
Xin chuyên gia tư vấn thiết kế giúp tôi nhà đô thị (đường trước nhà hẹp) với diện tích 3,8×12 hướng Tây Bắc 3 tầng với các mong muốn như sau: Tầng 1 gồm 1 phòng khách và 1 phòng bếp; tầng 2 gồm 2 phòng ngủ và 1 nhà vệ sinh; tầng 3 gồm 1 phòng ngủ, 1 phòng thờ và sân phơi. Xin cảm ơn chuyên gia! Nguyễn Thành Hưng (P.3, Q.3. TP. HCM)
KTS Phạm Trung Trực – Công ty thiết kế và tư vấn nhà Đẹp trả lời:
Diện tích đất như gia đình anh là khá phổ biến trong bối cảnh đô thị hiện nay. Giải pháp thiết kế kiến trúc phù hợp là kiến trúc nhà ống có thể giải quyết toàn bộ không gian theo như mong muốn của gia đình. Dưới đây chúng tôi xin đưa ra một phương án để anh và gia đình tham khảo:
Tầng 1: Cơ cấu không gian bao gồm 1 phòng khách, 1 phòng bếp kết hợp phòng ăn, 1 vệ sinh chung và 1 sân trước. Tầng này KTS đã bớt ra một khoảng diện tích nhỏ làm không gian sảnh để tạo khu vực đệm khi bước vào nhà. Đây là khoảng không gian “quý giá” đối với thiết kế nhà ống có diện tích hạn chế. Với tiền sảnh được ốp đá ngoài tăng tính hiện đại cho mặt tiền, còn tạo được sự thông thoáng, lấy sáng và lưu thông không khí giữa trong và ngoài nhà tốt hơn. Cửa chính là khuôn mặt của ngôi nhà nên nó mang ý nghĩa rất quan trọng. Phòng khách không cần quá lớn mà chỉ yêu cầu đảm bảo đầy đủ ánh sáng, sự tiện nghi và thuận tiện khi đi lại. Toàn bộ mặt tiền phòng khách là một hệ thống cửa sổ sử dụng vách kính lớn tạo góc nhìn ra bồn hoa thiết kế cách điệu. Tiếp đến là bếp ăn được đặt phía trong được ngăn cách với phòng khách bởi khoảng cầu thang. Để bếp ăn không những thông thoáng, có được ánh sáng tự nhiên KTS đã bố trí một số ô cửa sổ nhỏ mở ra bên hông nhà.
Ngoài ra thiết kế nội thất bếp khá gọn gàng với hệ thống tủ kệ thẳng sát mép tường, bàn ăn 6 người khá thoải mái. Một vệ sinh chung được đặt cạnh cầu thang đảm bảo sự kín đáo, tiện lợi cho nhu cầu sử dụng cho gia đình. Theo yêu cầu anh đưa ra không có vệ sinh nhưng KTS đưa ra phương án thiết kế một vệ sinh dưới gầm cầu thang để thuận tiện khi sử dụng, là giải pháp tối ưu đối với nhà ống hạn chế về diện tích.
Tầng 2: Thiết kế gồm 2 phòng ngủ và 1 vệ sinh chung. Phòng ngủ lớn dành cho bố mẹ được bố trí phía trước rộng và thoáng đãng, tận dụng phần mặt tiền để lấy sáng thông qua việc sử dụng hệ cửa sổ rộng và cửa mở hướng ra ban công. Phòng ngủ nhỏ phía sau thiết kế thông thoáng nhờ hệ cửa sổ. Một vệ sinh chung được bố trí ở bên cạnh cầu thang, bố trí bồn tắm massage, giúp thuận tiện khi sử dụng chung hai phòng.
Tầng 3: Không gian bao gồm: 1 phòng thờ, 1 phòng ngủ và một vệ sinh kết hợp giặt và 1 sân phơi. Mặc dù hạn chế về diện tích, song đây vẫn là một không gian thờ phụng tôn nghiêm. Với khuôn cửa được mở ra phía ngoài khoảng sân đảm bảo phòng thờ luôn đủ sáng và thoáng mát. Phía trong cùng là một không gian phòng ngủ được thiết kế khá vuông vắn. Phòng ngủ lấy ánh sáng từ hai khuôn cửa sổ được mở. Một vệ sinh kết hợp với phòng giặt đặt cạnh cầu thang. Khoảng sân phơi khá rộng ngoài mục đích phơi quần áo chỉ với một khoảng sân nhỏ còn lại sẽ thiết kế tiểu cảnh hoặc đặt những chậu hoa nhưng vẫn đủ sức gợi lên sự tồn tại của thiên nhiên rộng lớn cho chính ngôi nhà giữa phố phường chật hẹp.
Theo GĐXH