Thứ năm, Tháng mười hai 5
Shadow

Nhân viên 9X: “Hay giám đốc sa thải tôi đi?”, vị sếp nghe xong nhất thời câm nín…

Môi trường xã hội thay đổi vô cùng nhanh chóng, bạn cũng chẳng bao giờ có thể đoán được trong đầu nhân viên của mình đang nghĩ cái gì. Vì vậy, muốn giữ chân nhân viên của mình, hãy áp dụng 3 phương pháp sau.

sa thải

Dạo trước tôi có nghe được một câu chuyện, một vị giám đốc nhân sự thế hệ 7X xin nghỉ việc ở một trong 500 doanh nghiệp mạnh nhất thế giới, tự mình hùn vốn cùng một vài người bạn lập ra một công ty riêng, giành được một khoản đầu tư 5 triệu USD. Vị giám đốc này luôn giành rất nhiều tâm huyết cho công việc, bản thân anh ấy đối với công việc và công ty cũng có những yêu cầu rất cao.

Một hôm, một nhân viên 9X khối hành chính nhân sự giúp anh ấy hẹn lịch phỏng vấn với ứng viên ứng tuyển vào công ty, công ty mới thành lập nên tuyển người khá khó, nghĩ tới việc tôn trọng ứng viên nên nhân viên đó đã hẹn phỏng vấn ở một địa điểm ở khá gần với nơi người ứng tuyển sống. Vì vậy mà anh giám đốc kia đã phải tốn mất 1 tiếng đồng hồ mới có thể đến được nơi hẹn, nhưng phỏng vấn ứng viên chưa được 10 phút đã kết thúc, nguyên nhân là bởi ứng cử viên nói nhân viên nhân sự không giới thiệu rõ về tình hình và phương hướng nghiệp vụ của công ty, sau khi đã hiểu tình hình cơ bản của công ty, ứng cử viên đó cảm thấy không có hứng thú mấy.

Vị giám đốc đó vô cùng tức giận nhưng không phê bình nhân viên nhân sự kia ngay lập tức.

Đợi đến buổi trưa khi cùng nhau đi ăn cơm, vị giám đốc 7X mới nói chuyện với cô nhân viên 9X, giọng vô cùng hòa nhã:

“Sau này hẹn người ứng tuyển, anh cần phải tìm hiểu sơ yếu lý lịch và mong muốn của họ, cũng cần phải giới thiệu với họ tình hình cơ bản và phương hướng nghiệp vụ của công ty, tránh làm tốn thời gian của cấp trên, nếu sự việc như sáng nay mà xảy ra ở công ty cũ của tôi thì có lẽ đã phải nghỉ việc rồi.”

Xem thêm  Bắt vị khách xin lỗi đôi giầy và cánh cửa, cao tăng đã dạy anh ta một bài học quý giá

Cô nhân viên 9X đáp lại: “Hay giám đốc sa thải tôi đi?”

Vị giám đốc 7X đó bất ngờ, ngẩn ra một lúc, thậm chí còn khá bối rối….

sa thải

Rất nhiều nhà quản lý phát hiện ngày nay tuyển người càng ngày càng khó khăn, đặc biệt là đối với những công ty start-up hay những công ty nhỏ. Hơn nữa, không dễ dàng gì mới tuyển được một người, công việc đôi khi nếu không khiến hài lòng hay làm không được thì họ cũng nghỉ việc như chơi.

Ngày nay nhân viên ở trong các doanh nghiệp, nhiều người hoặc là có gia cảnh tốt, hoặc nhiều nguồn thu nhập, không giống những năm trước chỉ dựa vào một công việc để nuôi gia đình. Nhiều nhân viên dù chẳng đi làm vẫn có thu nhập tốt, công việc này không phải là lựa chọn duy nhất của họ, điều này khiến cho việc quản lý nhân viên trở nên khó khăn hơn trước đây rất nhiều.

Nếu muốn giữ chân nhân viên đồng thời khơi dậy tinh thần làm việc tích cực của họ tất nhiên không thể dựa vào những phương pháp quản lý hành chính đơn giản trước đây mà phải dựa vào những thứ nội tại để thu hút, khiến họ toàn tâm toàn ý, tự nguyện làm việc cho bạn.  Ngoài các giá trị quan hay ước mơ mà nhiều nhà quản lý và doanh nhân nổi tiếng thường hay nói đến ra, trong thực tế doanh nghiệp, để nhân viên sẵn sàng bỏ công sức ra làm việc cho bạn thường dựa vào mấy điều sau:

1. Có cơ chế chia sẻ lợi ích và kỳ vọng lợi nhuận kinh tế tốt

Động lực bên trong để rất nhiều các start-up và các công ty nhỏ có thể nhanh chóng phát triển cũng như thúc đẩy nhân viên làm việc đó là một cơ chế chia sẻ lợi ích tốt, kèm theo đó là một kỳ vọng lợi nhuận khả quan. Nếu triển vọng kinh doanh trước mắt của công ty khá hứa hẹn, công ty có thể sử dụng hình thức chẳng hạn như chia phần trăm hồng dựa trên doanh thu, công ty thu nhập càng tốt thì lợi nhuận của nhân viên càng cao. Đây là nhân tố quan trọng và thực tế giúp giữ chân viên của bạn.

Xem thêm  Yêu nhau cùng cơ quan? Cũng được, miễn đừng "dây" với sếp

sa thải

2. Năng lực của cấp trên giỏi, bồi dưỡng có hiệu quả và rèn luyện nâng cao năng lực cho cấp dưới

Nếu cấp trên trong ngành là người có danh tiếng, có nền tảng giáo dục xuất sắc, từng có kinh nghiệm làm việc trong một công ty tốt, và có nhiều dự án thành công thì nhiều cấp dưới tự nhiên sẽ muốn đi theo bạn. Ngoài ra, đó còn cần là một người biết đối nhân xử thế, kinh nghiệm làm việc đáng để cấp dưới học hỏi, luôn chỉ dạy cho nhân viên, giúp nhân viên trưởng thành và nâng cao năng lực. Một công việc như vậy có thể đáp ứng được sự kì vọng của nhân viên đối với việc nâng cao năng lực của họ trong tương lai, đồng thời cũng là nhân tố giúp bạn giữ chân các cấp dưới của mình vô cùng hiệu quả.

3. Cấp trên là người hiểu lý lẽ, khoan dung độ lượng, luôn là người tạo ra không khí ấm áp, thoải mái trong văn phòng

Nhiều công ty không có chính sách phân chia hoa hồng cao, lãnh đạo cũng không quá xuất sắc nhưng vẫn được rất nhiều người đi theo là bởi bù cho những cái đó thì họ có một vị lãnh đạo hiểu lý lẽ, khoan dung độ lượng, luôn biết tạo không khí ấm áp, không gây áp lực quá lớn cho nhận viên, luôn quan tâm, đối xử công bằng với tất cả nhân viên của mình. Được làm việc dưới sự lãnh đạo của một cấp trên như vậy, tâm trạng thoải mái, nhân viên tự nhiên sẽ muốn làm việc cùng bạn thôi.

Môi trường xã hội thay đổi vô cùng nhanh chóng, bạn cũng chẳng bao giờ có thể đoán được trong đầu nhân viên của mình đang nghĩ cái gì. Vì vậy, muốn giữ chân nhân viên của mình, hãy áp dụng 3 phương pháp trên, hoặc ít nhất hãy làm được 1 trong 3 điều trên, hi vọng một ngày nào đó bạn sẽ có được cho mình một đoàn đội tốt dẫn dắt công ty đi đến bước đường thành công.

Như Quỳnh- Theo Trí Thức Trẻ

Link gốc