Chủ Nhật, Tháng Ba 17
Shadow

Những quan điểm nuôi dạy con sai lầm gây hệ lụy cho tương lai sau này của trẻ, cha mẹ nên biết để tránh mắc phải

Trong cuộc sống hàng ngày và trong cách dạy trẻ đôi khi người lớn thường khá chủ quan, ỷ quyền làm cha mẹ nên luôn nghĩ rằng ý kiến của mình là đúng và phương pháp đang dạy trẻ cũng là đúng.

Xem thêm  'Ngả mũ' trước cách người Nhật dạy con trung thực

Tuy nhiên có khá nhiều sai lầm trong cách dạy trẻ mà người lớn cần phải chú ý bởi chính quan điểm nuôi dạy con sai lệch ấy sẽ ảnh hưởng tới chính tương lai của con trẻ.

Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý những sai làm dễ mắc phải khi dạy con sau đây để tránh mắc phải, tạo cho con một môi trường sống tích cực hơn:

1. Không thể hiện tình yêu thương với con

dạy con

Đối với trẻ nhỏ, bố mẹ chính là những người quan trọng nhất, vậy chuyện gì sẽ xảy ra khi trẻ không cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ mình? Đầu tiên là lòng tự trọng của con bị ảnh hưởng nặng nề, trẻ thậm chí không biết yêu chính bản thân mình nữa. Hệ quả là trẻ sẽ cố gắng thay đổi bản thân bằng phẫu thuật thẩm mỹ trong cuộc sống trưởng thành sau này chỉ để lấy lòng người khác. Nhưng ngược lại nếu cha mẹ cứ cố dành trọn tình yêu cho con cái và biến sự chăm sóc của mình thành sự kiểm soát thì trẻ cũng sẽ cảm thấy không vui, hạnh phúc khi tình yêu của cha mẹ được thể hiện tình yêu theo cách này.

2. Làm hộ con

dạy con

Đôi khi cha mẹ quên rằng con cái đã lớn và vẫn cứ tiếp tục kiểm soát con, làm hộ con mọi việc. Hậu quả là trẻ tuy lớn lên về mặt thể xác nhưng tâm lý, cảm xúc thì vẫn như một đứa trẻ bởi con luôn nghĩ rằng tất cả mọi người vẫn đang xoay quanh và lo lắng, làm hộ cho con. Trẻ cũng không thể xây dựng các mối quan hệ lành mạnh vì trẻ chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, không thể tự đưa ra quyết định dẫn đến xung đột, mẫu thuẫn phát sinh.

3. Không để con tự quyết định

dạy con

Quyết định thay con là cha mẹ đang biến con thành đứa trẻ không thể sống tự lập sau này. Mỗi đứa trẻ nên được quyền lựa chọn dưới sự hỗ trợ và giám sát của người lớn tùy vào từng độ tuổi. Khi trẻ không có khả năng đưa ra quyết định, trẻ sẽ không thể giải quyết vấn đề và luôn cần ai đó giúp đỡ. Sau này khi trưởng thành, trẻ không thể tự tìm cho mình một vị trí, chỗ đứng trong xã hội bởi chính con cũng không biết con muốn gì và cần phải làm gì.

4. Liên tục tranh cãi trước mặt con

dạy con

Khi bố mẹ cãi nhau liên tục trước mặt con sẽ vô tình khiến cho con trẻ nghĩ rằng mình thật đáng trách, trẻ không hiểu những gì đang diễn ra và cho rằng mình đã phạm tội lỗi nào đó. Khi trưởng thành, trẻ gái sẽ luôn cố tỏ ra mình mạnh mẽ hơn đàn ông, còn các bé trai có xu hướng lặp lại những hành vi như bố đã từng làm. Ngoài ra, chứng kiến những cuộc cãi vã thường xuyên của người lớn khiến trẻ tự hiểu rằng những gì con làm là xấu và có thể phát sinh các vấn đề nghiện ngập về sau.

5. Yêu cầu con những việc không tưởng

dạy con

Trẻ tin tưởng tuyệt đối vào cha mẹ và luôn cố gắng hoàn thành mọi việc cha mẹ yêu cầu. Vậy nên nếu cha mẹ yêu cầu con thực hiện những nhiệm vụ không tưởng thì khi trẻ thất bại, trẻ sẽ bắt đầu nghĩ rằng con chỉ là kẻ thua cuộc, không đáng được yêu thương. Sau này con sẽ thường quá tập trung vào sự thành công và quên mất rằng thất bại cũng là một bài học, kinh nghiệm để học hỏi. Trẻ nảy sinh tâm trạng không vui, thậm chí chán nản, thất vọng nếu gặp khó khăn hay thất bại trong cuộc sống. Trẻ cũng có xu hướng không muốn hoặc ngăn cản các thành viên trong gia đình vui vẻ.

6. Đưa điều kiện trao đổi với trẻ

dạy con

Mục tiêu của cha mẹ là nuôi dạy con trở thành một người có khả năng tự lập, tự đưa ra quyết định theo mong muốn và nhu cầu riêng. Nhưng chính cách cha mẹ đưa ra điều kiện, trao đổi với con cái đã vô tình biến con thành người sống phụ thuộc, không có khả năng tự quyết.

7. Bỏ bê, không quan tâm tới con

dạy con

Sự thiếu quan tâm của cha mẹ gây ảnh hưởng vô cùng lớn tới việc hình thành tính cách và nhân cách của trẻ sau này. Một người cha chỉ biết mắng mỏ và bỏ bê con cái sẽ khiến con trai có cư xử giống như cha mình thường cư xử, còn các bé gái thường gặp khó khăn trong việc xây dựng các mối quan hệ tình cảm với người khác giới. Các bé gái có xu hướng chọn người bạn đời giống cha mình nhưng những trải nghiệm thời thơ ấu khiến trẻ cảm thấy nghi ngờ về đàn ông.

8. Xem nhẹ cảm xúc của con cái

dạy con

Đôi khi trẻ cảm thấy khó chịu về những điều có vẻ hơi ngớ ngẩn với người lớn, nhưng thay vì giúp đỡ, an ủi và hỗ trợ con thì cha mẹ lại đánh giá, phán xét chẳng hạn như: “Con thật xấu”, “Con trai thì không được khóc”. Đó là cách mà cha mẹ đang xem nhẹ cảm xúc của con mình. Khi trẻ hiểu và kiểm soát cảm xúc tốt thì trẻ càng mạnh mẽ và kiên cường hơn. Khi lớn lên, con sẽ không thể và không còn muốn chia sẻ cảm xúc với người khác, luôn tìm cách kìm nén cảm xúc cho tới khi bộc phát, bùng nổ. Điều này hoàn toàn không có lợi trong đời sống cảm xúc của trẻ.

Xem thêm  "Chơi trước, học sau" – triết lý dạy con của phụ huynh những nước hạnh phúc nhất thế giới

Thu Phương – Helino

Link

 

 

 

Comments are closed.