Thứ sáu, Tháng mười hai 6
Shadow

NSND Hồng Vân: “Chắc chị Lan Hương cũng kinh hãi trước một con fan cuồng như tôi”

Hồng Vân

“Có lần chị Lan Hương tới đoàn tôi chơi, tôi cứ rình rập xem NSND Lan Hương ở phòng nào…”, NSND Hồng Vân chia sẻ.

Xem thêm  Cuộc sống của 5 chú tiểu bị bỏ rơi, "khuất phục" Trấn Thành - Trường Giang để thắng 100 triệu

Tối 8.3 vừa qua, tập 9 chương trình Ký ức vui vẻ đã lên sóng, với sự xuất hiện của NSND Lan Hương, người từng nổi tiếng với vai diễn trong bộ phim Em bé Hà Nội.

Tại đây, các nghệ sĩ đã cùng ôn lại những kỉ niêm đáng nhớ trong quá khứ của mình với NSND Lan Hương.

NSND Lan Hương: “Nổi tiếng từ năm 10 tuổi khiến tôi chủ quan vào vinh quang mình có được”

NSND Lan Hương đóng phim Em bé Hà Nội từ năm cô mới 10 tuổi. Khi được MC Lại Văn Sâm hỏi về áp lực khi trở thành diễn viên điện ảnh từ năm 10 tuổi, NSND Lan Hương chia sẻ:

Hồng Vân
NSND Lan Hương ở hiện tại

Nhớ về bộ phim Em bé Hà Nội, đầu tiên, tôi nghĩ đến đạo diễn, NSND Hải Ninh, người đã đặt viên gạch đầu tiên cho tôi trên bước đường này. Sau đó, tôi nhớ đến những năm tháng chiến tranh mình từng trải qua.

Nó giúp tôi biết được hoàn cảnh chiến tranh như thế nào. Bởi vậy, khi đóng phim, tôi đã có trải nghiệm, sự thật từng đi qua nên thành công được.

Tôi đóng bộ phim này khi mới 10 tuổi. Thành công ở độ tuổi nhỏ và sớm cũng có cái lợi và bất lợi. Bất lợi là thời gian đầu nổi tiếng từ năm 10 tuổi khiến tôi chủ quan vào vinh quang mình có được từ quá sớm.

Áp lực lớn nhất là trong suốt đời diễn viên, nghệ sĩ cứ phải làm sao để cái tên Lan Hương đóng Em bé Hà Nội không bị mất đi. Tôi đóng phim từ quá sớm mà về sau không tiếp tục nữa thì mọi người sẽ quên dần tôi. Tôi cứ phải cố gắng suốt những năm tháng về sau.

Hồng Vân

NSND Lan Hương trong Em bé Hà Nội.

Tuy nhiên, nổi tiếng sớm cũng có cái lợi là ngay từ nhỏ đã được đi làm và có cái đà để phát triển sự nghiệp.

Đoạn kéo đàn violin không phải tôi kéo đâu. Tôi chỉ cảm giác theo thôi. Người kéo là một cô gái gần bằng tuổi học ở trường nhạc. Tôi chỉ học cách cầm đàn sao cho đúng thôi“.

Hồng Vân

NSND Hồng Vân: “Tôi cứ rình rập xem NSND Lan Hương ở phòng nào mà chị ấy trốn tôi”

NSND Hồng Vân cũng chia sẻ: “Cuộc đời tôi có hai người phụ nữ dẫn dắt tôi vào con đường nghệ thuật này. Thứ nhất là thần tượng của tôi, Thanh Nga.

Nhưng người tạo cảm hứng đầu tiên cho tôi phải là NSND Lan Hương với vai Em bé Hà Nội. Khi thấy chị Hương cầm cái đàn violin kéo, hình ảnh đó cứ thấm vào tôi.

Tôi đã khóc lóc, đòi bố mua bằng được cho cái đàn, rồi thi vào nhạc viện ở Ô Chợ Dừa. Khi vào nhạc viện, tôi đã biết kéo violin rồi nhưng thầy hiệu trưởng nhìn thấy tôi mới khuyên tôi bỏ ước mơ thành nghệ sĩ violin đi vì ngón tay út quá ngắn, không thích hợp. Nếu có cố cũng không thành công.

Hồng Vân

Tôi nghe vậy liền bỏ ước mơ nhưng hình ảnh chị Lan Hương thì tôi vẫn không thể nào quên được.

Có lần chị Lan Hương tới đoàn tôi chơi, tôi cứ rình rập xem NSND Lan Hương ở phòng nào mà chị ấy trốn tôi. Chắc chị ấy cũng kinh hãi trước một con fan cuồng như tôi, sợ hãi lắm.

Tôi nhìn cửa sổ rõ ràng thấy Lan Hương mà nhoắng cái bà ấy đã biến mất. Tôi đi hỏi xin chữ kí thì người ta cứ kêu Lan Hương đi rồi, không có ở đây. Tôi đau đớn quay về.

Bây giờ tôi cám ơn chị Lan Hương vì nhờ có chị mà em tới được nghề này”.

NSƯT Đức Hải kể chuyện ăn trực đám cưới với NSND Lan Hương

NSƯT Đức Hải thấy vậy cũng kể lại một kỉ niệm đáng nhớ với NSND Lan Hương:

Một ngày nọ, tôi tới rạp Tháng Tám Hải Phòng, Lan Hương thấy tôi mới xuống bá vai và nói: “Hải ơi, bên đường có cái đám cưới, vui nhỉ, mà người ta không biết mình đâu. Có muốn sang ăn trực không? Theo tao!”.

Thế là chúng tôi sang ăn trực đám cưới. Ngày đó chưa phân công nhà trai nhà gái, khách khứa cứ ngồi lẫn lộn thôi.

Hồng Vân

Hai đứa vừa gắp được miếng thịt gà lên thì có người tới hỏi nhà trai hay nhà gái. Tôi hỏi lại thì họ bảo họ nhà trai, thế là tôi nhận chúng tôi bên nhà gái”.

NSND Lan Hương nghe tới đây ngượng đỏ mặt, nhưng vẫn kể tiếp: “Vào cuối những năm 70, bọn tôi vừa học vừa đi công tác. Dù đi diễn ở đâu, pháo binh hay thiết giáp hai chúng tôi cũng ngoắc với nhau là anh gắp cho em miếng nào thì em gắp cho anh miếng đó.

Ngày xưa mà tự gắp cho mình thì không được nhã lắm nên cứ phải gắp cho nhau kiểu đấy“.

Xem thêm  Nhà báo Minh Đức: "Đọc kỹ phỏng vấn của Tùng Dương thấy không có dòng nào nói xấu Bolero"

Theo Soha

Link