Chủ Nhật, Tháng mười một 3
Shadow

Nước ngoài đổ hàng trăm triệu USD mua nhà đất Việt Nam

Hàng trăm triệu đô la đang chờ đợi để đổ vào thị trường bất động sản trong nước ở hầu hết các phân khúc. Thị trường bất động sản thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài, chủ yếu thông qua hoạt động M&A.

Nhà đầu tư TQ thâu tóm dự án triệu đô

Theo báo cáo vừa công bố của Savills VN, quý 2, các dự án phát triển nhà ở nhận được sự quan tâm mạnh mẽ. Tập đoàn China Fortune Land Development đã thực hiện giao dịch mua lại cổ phần trong dự án Lotus đại Phước của VinaCapital với giá 65,3 triệu USD. Đại Phước Lotus là dự án khu dân cư có tổng điện tích 198,5 triệu ha thuộc khu vực tỉnh Đồng Nai, giáp ranh TP.HCM.

Thêm vào đó, 65% cổ phần dự án khu phức hợp Times Square (Hà Nội) trị giá 41 triệu USD của VinaCapital cũng được chuyển nhượng sang công ty Elite Capital Resources Limited.

Các nhà đầu tư Nhật Bản vẫn hoạt động tích cực trên thị trường. Công ty Nishi Nippon và Hankyu hợp tác cùng Nam Long xây dựng dự án khu dân cư Mizuki Park với diện tích rộng 26 ha tại quận Bình Chánh, TP.HCM, tổng vốn đầu tư 351 triệu USD.

nước ngoài, trăm triệu usd, mua nhà đát, thị trường bất động sản

Nhà đầu tư nhòm ngó thị trường BĐS Việt Nam

Bên cạnh đó, tập đoàn bán lẻ nổi tiếng Nhật Bản Aeon Mall chính thức liên doanh cùng tập đoàn BIM, triển khai phát triển trung tâm thương mại thứ hai của Aeon tại Hà Nội với diện tích 16,7 ha, ước tính tổng vốn đầu tư 200 triệu USD. Tập đoàn Đầu tư và Phát triển Sơn Kim (Sơn Kim Land) cũng vừa kêu gọi vốn 100 triệu USD phát triển dự án thành công từ nhà đầu tư Nhật Bản.

Ở lĩnh vực bất động sản công nghiệp, Hemaraj Land & Development của Thái Lan và Cienco 4 của Việt Nam đã chính thức xác nhận hợp tác liên doanh thành lập khu công nghiệp trị giá 1 tỷ USD, trên 3.200 ha đất ở Nghệ An, miền Bắc Việt Nam.

Xem thêm  Bất động sản đang đi vào vùng trũng

Trong thời gian qua, thị trường đã lần lượt chứng kiến những nước cờ mang tính chiến lược của các nhà đầu tư, bao gồm cả mua bán sát nhập và hợp tác phát triển. Một số thương vụ điển hình có thể kể đến như việc Gaw Capital mua lại một loạt những tài sản thương mại từ Indochina Land với tổng giá trị cao, Gamuda Land mua lại phần vốn của các nhà đầu tư nội trong dự án Celadon City.

Cũng trong thời gian đó, thị trường thương vụ M&A diễn ra trên quy mô lớn ở tất cả các phân khúc khác nhau, như việc liên doanh tập đoàn Châu Tài Phúc và Suncity vào dự án nghỉ dưỡng, casino cực lớn Nam Hội An với tổng vốn đầu tư lên đến 4 tỷ đôla hay thương vụ Lotte thâu tóm Diamond Plaza.

Thị trường dự kiến sẽ tiếp tục sôi động trong năm 2017 với hàng loạt thương vụ mua bán và sáp nhập.

Kỷ lục mới trong năm 2017 và 2018

Theo đánh giá của JLL Việt Nam, trong nửa đầu năm 2017, Việt Nam đã thu hút khoảng 19,2 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, tăng 54,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy Việt Nam vẫn là một trong những thị trường tiềm năng để đầu tư trong khu vực Đông Nam Á.

Qua quan sát của JLL, hiện có hàng trăm triệu đô la đang chờ đợi để đổ vào thị trường trong nước ở hầu hết các phân khúc, bao gồm nhà ở, văn phòng, bán lẻ, khách sạn và khu công nghiệp. Các nhà đầu tư đến từ nhiều quốc gia khác nhau như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, và sự tăng trưởng của các nhóm nhà đầu tư đến từ Trung Quốc.

Xem thêm  Siêu lừa 'bất động sản' mất tích, để lại toàn bìa đỏ giả

nước ngoài, trăm triệu usd, mua nhà đát, thị trường bất động sản

Mua bán dự án sẽ tăng mạnh

Hình thức liên doanh đang trở nên phổ biến giữa các nhà đầu tư nước ngoài – với khả năng tài chính mạnh và giàu kinh nghiệm sẽ hợp tác cùng với các tập đoàn tại địa phương – những nhà đầu tư đang nắm giữ đất đai trên thị trường cũng như có mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền sở tại.

Phân khúc khách sạn luôn thu hút được sự quan tâm thời gian qua với nhiều nguồn vốn từ nước ngoài được đổ vào Việt Nam. Dự báo xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển, đồng thời những thị trường khác như khu công nghiệp và giáo dục cũng đang không ngừng tăng trưởng. Thị trường nhà ở bình dân được đánh giá là phân khúc thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư, chủ yếu nhờ vào sự gia tăng của tầng lớp trung lưu.

Tiến sĩ Sử Ngọc Khương, Giám đốc bộ phận Đầu tư Savills Việt Nam, nhận định, M&A tiếp tục là hình thức mà đại đa số những nhà đầu tư sẽ dùng để tham gia thị trường Việt Nam, nhằm hiện thực hóa mục tiêu của họ.

Đây tiếp tục là xu thế thiết yếu khi thị trường dần trưởng thành hơn và các nhà đầu tư sẽ phải chứng tỏ bản lĩnh, kinh nghiệm, phong độ và cả đẳng cấp của mình để đạt được các cơ hội hợp tác, tham gia vào các thương vụ với có giá trị và tiềm năng lớn.

“Nhìn chung, Việt Nam vẫn đang thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ các nhà đầu tư trong khu vực, chúng tôi kỳ vọng hoạt động M&A tại Việt Nam sẽ ghi nhận mức kỷ lục mới trong năm 2017 và 2018”, đại diện JLL nhận định.

Câu hỏi lớn về 3 tỷ USD mua nhà đất ở Mỹ của người Việt

Theo Vietnamnet