Thứ năm, Tháng mười 17
Shadow

Ông Đinh La Thăng: ‘Tôi rất mệt’

18h30 ngày 10/1, ông Thăng từ chối trả lời thêm câu hỏi trước toà, giải thích từ hôm bị bắt (8/12/2017) sức khoẻ không tốt.

Chiều muộn, phiên tòa vẫn làm việc với phần luật sư hỏi các bị cáo. Ông Đinh La Thăng từ chối trả lời luật sư vì lý do sức khỏe. Ông giải thích: “Từ hôm bị bắt giam tới nay huyết áp của tôi thường xuyên 165/90 mmHg. Hơn nữa, từ sáng tới giờ các luật sư hỏi quá nhiều, nói to quá, tôi rất mệt. Mong luật sư và HĐXX thông cảm. Các công văn giờ tôi cũng không thể nhớ được”.

Sau khi ông Thăng từ chối, luật sư hỏi thêm nguyên đơn dân sự, bị cáo và phiên toà nghỉ lúc 18h40, khép lại ngày làm việc thứ ba.

Trong 22 bị cáo, ông Thăng ngồi ở hàng ghế gần cuối. Mỗi lần lên bục phát biểu ông di chuyển về phía bục dành cho bị cáo ở gần giữa phòng. Từ chừng 7h sáng, ông và 16 người bị tạm giam được cảnh sát đưa tới toà án và nghỉ trưa luôn tại đây.

Trước đó, trong phần xét hỏi vào đầu giờ chiều, để làm rõ vì sao VKSND Tối cao đề nghị áp dụng mức phạt nghiêm khắc với bị cáo Thanh với lý do “trong quá trình điều tra khai báo không thành khẩn, bỏ trốn gây khó khăn, cản trở”, HĐXX mời điều tra viên tới tòa.

Luật sư Nguyễn Văn Quynh (bào chữa cho bị cáo Thanh) hỏi điều tra viên: “Cơ quan điều tra có bằng chứng gì để cho rằng bị cáo quanh co, không thành khẩn?”.

Khẳng định những lời khai của ông Thanh không đúng với sự thật của vụ án,điều tra viên giải thích: “Với chứng cứ và lời khai hai ngày hôm nay của các bị cáo khác đã thể hiện tương đối rõ ràng hành vi của bị cáo Trịnh Xuân Thanh. Tuy nhiên, hồ sơ vụ án thể hiện Trịnh Xuân Thanh không xác nhận những nội dung này”.

Khác với ông Thanh, các cơ quan tố tụng đánh giá ông Thăng trong quá trình điều tra đã thừa nhận có sai phạm trong chỉ đạo thực hiện Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 với tư cách là người đứng đầu. Đánh giá ông Thăng có nhiều thành tích trong quá trình công tác, VKSND Tối cao đề nghị tòa xem xét tình tiết này khi quyết định hình phạt.

Xem thêm  Bãi tắm Hạ Long rác đủ loại lềnh phềnh, trẻ nhỏ hồn nhiên ngụp lặn

Ông Đinh La Thăng: Tôi thực hiện tinh thần “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Trong phần thẩm vấn chiều nay, trước câu hỏi “nguồn tiền của PVN thế nào khi nhận làm Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2”, ông Đinh La Thăng khai 30% vốn của Tập đoàn, 70% là vốn đi vay nước ngoài. Tuy nhiên, theo ông, phần vốn đi vay không thuộc thẩm quyền của Hội đồng Thành viên mà thuộc về ban giám đốc. “Xin hỏi các tổng, phó tổng giám đốc”, ông Thăng đề nghị.

“Nếu PVC không trả được nợ, làm ăn thua lỗ thì PVN có thiệt hại không?”, luật sư nêu. Ông Thăng nói tùy theo mức độ vốn đầu tư của Tập đoàn vào công ty con. “Các công ty con thành viên hoạt động độc lập, chịu trách nhiệm độc lập trước pháp luật”.

đinh la thăng, pvn

Khi bị hỏi về những quy kết mà kết luận điều tra và cáo trạng nêu, ông Thăng nói tôn trọng nhưng “có những việc bản chất không hoàn toàn như vậy”. Ông xin xem xét sai phạm ở dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 theo thực tế và các văn bản quy phạm pháp luật.

Cho rằng ông Thăng ưu ái cho công ty con PVC do ông Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch HĐQT, luật sư Thiệp hỏi: “Bị cáo có nhận thức được việc đó gây nguy hiểm cho xã hội không?”. Ông Thăng giải thích việc chỉ định PVC là nhà thầu cho dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 là thực hiện theo tinh thần “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”.

Ông Thăng nói trách nhiệm của công ty mẹ là lo cho các công ty con chứ không phải là ưu tiên. “Các công ty con có béo khỏe thì công ty mẹ mới béo khỏe được”, ông giải thích thêm.

Luật sư Thiệp hỏi tiếp: “Có phải vì PVN đầu tư hàng trăm tỷ vào Oceanbank nên ngân hàng này mới ưu ái cho PVC vay vốn với lãi suất chỉ với hơn 5%?. Theo luật sư, mức lãi suất này thấp hơn lãi suất thị trường tới 18%.

Trước câu hỏi này, ông Thăng nói phải xem lại trong thỏa thuận ký với Oceanbank.

Xem thêm  Mẹ Nhật Linh: Chồng tôi bảo "Chắc con lạnh lắm, hay mình bầu", không ngờ đẻ con gái

đinh la thăng, pvn

Ông Đinh La Thăng tại TAND Hà Nội. Ảnh: TTXVN

Các sếp PVN bị cáo buộc ưu ái PVC 

Theo cáo trạng, do đang gặp khó khăn về nguồn vốn đầu tư, ngày 17/8/2010, ông Trịnh Xuân Thanh (chủ tịch HĐQT PVC) ký công văn gửi PVN đề nghị xin vay vốn. Ngày 20/10/2010, PVN và Oceanbank ký Hợp đồng ủy thác số 9492/HĐ-DKVN có nội dung: Tập đoàn PVN ủy thác không truy đòi để Oceanbank cho  PVC vay vốn thực hiện thanh toán và bù đắp thanh toán các khoản đầu tư nhận chuyển nhượng… Tổng số tiền vay gần 800 tỷ đồng, lãi suất 5,5%/năm, thời hạn vay 12 tháng.

Ngoài ra tại thời điểm này, PVC đã đến hạn thanh toán vay 400 tỷ đồng đầu tư vào hai dự án khách sạn.

Để tạo điều kiện cho PVC trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ông Đinh La Thăng bị cáo buộc đã chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC của dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 có tổng vốn đầu tư sau thuế hơn 31.505 tỷ đồng (gần 1,7 tỷ USD).

Theo cơ quan điều tra, đến ngày 11/10/2011, PVC mới chính thức là Nhà thầu có tư cách pháp lý để thực hiện Hợp đồng tổng thầu EPC Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 do PVN làm chủ đầu tư, nhưng từ ngày 28/4/2011 đến ngày 12/7/2011, PVN đã làm các thủ tục chi tạm ứng cho PVC hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.300 tỷ đồng.

Sau khi PVC nhận tiền tạm ứng, Trịnh Xuân Thanh và một số thuộc cấp đã sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng trả các khoản gốc, lãi các khoản nợ, đầu tư, góp vốn vào các dự án, công trình, công ty khác mà không đưa vào dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. Ngoài số tiền đã thu hồi được, khoản thiệt hại còn lại được xác định là trên 119 tỷ đồng.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) do nhà nước sở hữu. Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) có 46 đơn vị trực thuộc và PVN là cổ đông sáng lập chiếm hơn 54% vốn điều lệ.

Theo Vnexpress