Một chiều mưa, tôi theo Diệp đi vào con hẻm gần chợ Pratunam. Gần chợ là phòng khám và phẫu thuật cho người chuyển giới nổi tiếng Đông Nam Á. Diệp dắt tôi vào khách sạn nhỏ, nơi sáu bạn nam đang chờ hồi phục sau phẫu thuật.
.
Phẫu thuật chuyển giới là mảng quan trọng trong ngành công nghiệp thẩm mỹ tại Bangkok với khách hàng từ Trung Đông, châu Âu và Đông Nam Á. Diệp vẫn còn đeo túi để đi tiểu tiện khi phải ra ngoài. Tóc Diệp dài và mượt tới mức khi đi theo cô, tôi không nghĩ mình đang theo chân một người chỉ hơn 10 ngày trước còn là nam giới.“Mấy em có giấu được một ngày cũng khônggiấu được suốt đời, nếu yêu ai phải chấp nhận nói thiệt, người ta yêu mình là yêu con người mình, cả quá khứ, cả bây giờ. Chứ nếu họ yêu mấy em vì em đẹp như bây giờ, vì em là con gái, rồi không lẽ bỏ em vì xưa em không như vậy?”Chị HaiDiệp sống ở một cù lao tại Cần Thơ.
Cô không gặp rắc rối gì với hàng xóm và người xung quanh từ bé vì cô luôn biết mình không muốn là một người đàn ông. Cô bị cha mẹ bỏ khi họ ly hôn và đi tìm hạ̣nh phúc khác. Việc này khiến cô tủi thân, nhưng cô vẫn thấy may mắn vì đó không phải là do giới tính của cô. Bà nội thương cô như một đứa cháu gái. Bà nuôi lớn, để dành tiền cho cô lên Sài Gòn học làm tóc và về nhà mở tiệm. Điều duy nhất thôi thúc cô đến Bangkok chỉ là vì cô yêu một chàng trai và muốn sống cuộc đời của một người phụ nữ bình thường. Diệp xoay xở đóng hai chân hụi trong vài năm để có đủ tiền qua Thái phẫu thuật cả ngực và cơ thể thành nữ giới.Cô mạnh dạn gỡ áo ra, đặt tay tôi lên ngực và khoe: “Chị rờ thử coi, ngực em xong rồi nè, mấy bữa cứng ngắc vì sưng, hôm nay mới mềm lại chút xíu”.Tôi bật cười: “Mốt là con gái rồi không có gỡ áo ra cho người ta xem hoài vầy đâu nha em!”.
Cả phòng cười rần rần. Sáu người con gái quên đi cơn đau đang hành hạ và sẽ tiếp tục nhấn nhá ở lại bên họ suốt cả năm nữa mới ổn định. Ngoài các bệnh viện quốc tế luôn có dịch vụ chuyển giới, Bangkok giờ đây có đủ loại phòng khám, phẫu thuật ngực, chỉnh bộ phận sinh dục với đủ loại giá cả. Người ở Sài Gòn hoặc nhiều tỉnh xa theo chân một người chị kinh nghiệm nào đó (từng phẫu thuật) đến phòng khám, trải qua những buổi tư vấn tâm lý ban đầu rồi đưa ra chọn lựa cuối cùng, lên bàn mổ và về khách sạn chăm sóc hậu phẫu cho đến khi khỏe lại và về nước.“Chị Hai” là người dẫn Diệp và năm người bạn qua Thái đợt đó. Chị dắt họ đi, phiên dịch, nấu ăn, quan sát vết mổ, canh họ ngủ, thức, sẵn sàng khi cần cấp cứu. Lúc ngồi cạnh tôi, chị luôn nói: “Hồi chị tới đây lần đầu có biết tiếng gì đâu.
Chị cứ bang đi. Mình ao được trở lại là mình. Ao ước đó mạnh tới nỗi quên hết sợ hãi. Quên cả chuyện liệu hải quan có cho mình về lại Việt Nam không nếu mình phẫu thuật xong”.Tôi cố tưởng tượng ra chị tỉnh dậy trong căn phòng phẫu thuật gần chợ Pratunam, với mùi da thịt của chính mình bị cắt bỏ, với cơ thể bị thương nằm trên băng-ca đợi đến giờ được y tá săn sóc. Chị đã đi trên con đường lênh láng nước trở về căn phòng khách sạn nhỏ hẹp khi vết mổ ngậm miệng dầy. Chị tự đẩy xe lăn ra phòng khám chờ thay băng. Chị ngã xuống ngất xỉu trong lần ra máu nhiều.
Nhưng tôi trở về thực tại ngay, khi thấy chị cười tươi rói, đút cháo cho một cô bé ăn. Ép nó ăn xong còn phải lau mình cho nó bằng nước ấm. Ta hay nghĩ về người chuyển giới như bản thể với ước muốn vượt ra ngoài quyền năng tạo hóa. Một sự cưỡng cầu đắt đỏ. Nhưng con đường mà chị Hai đi, giống như bơi qua một dòng sông dài, để ngẩng đầu thấy rõ hơn bản thân mình.
Diệp ngắm nhìn bộ ngực vừa có. Hình ảnh nằm ngoài tự nhiên. Bộ phận vượt khỏi tưởng tượng mà cô nung nấu suốt bao năm từ thuở mới lớn. “Em yêu một người con trai. Em không hiểu vì sao anh ấy né tránh em. Rồi em cũng biết vì em không phải con gái nên người ta không thương em”. Thú nhận gọn gàng, trong suốt như cách con người từ hàng vạn năm đã khao khát yêu thương và gắn bó với ai đó – trong đau đớn khôn nguôi của tình yêu không được đáp lại.
Cạnh giường Diệp là Tâm (một cái tên giả). Tâm nồng nhiệt khoe cô giờ có thể mặc váy, trang điểm với sự trọn vẹn của cơ thể mới… vừa hoảng loạn yêu cầu tôi hãy giấu kín tên cô vì sợ bị lộ bí mật gia đình cô giấu suốt 19 năm qua. Cha mẹ Tâm ủng hộ cô thực hiện ca phẫu thuật quan trọng của cuộc đời, nhưng cũng chính họ đã giấu con khỏi ánh mắt của người xung quanh suốt tuổi thơ. Không gặp gỡ ai quanh nhà. Không kết bạn. Luôn là “đi học xa” mỗi khi đứa con vắng mặt được hỏi đến.
Giằng xé suốt tuổi dậy thì đau đớn của đứa con. Các bậc phụ huynh vừa sợ hãi đứa con không được như mình kỳ vọng, vừa chấp nhận để con sống cuộc đời nó chọn lựa.Sau nhiều ngày tôi lại đến thăm, mắt Tâm đã tươi lên khi cô nhìn mình trong gương, thấ́y ngực mềm ra, vết đau khép miệng, cô mím môi đau đớn xoay mình thử chiếc váy dài bạn tặng. Trong gương, Tâm như chú bướm đang rướn mình rời khỏi kén.
Nét ngực cô cong vồng sau hoa văn chiếc váy mỏng. Vòng eo cô thanh mảnh tự nhiên, lộ ra dáng dấp thiếu nữ đã che giấu nỗi hoảng sợ ở đâu đó một ngôi làng miền Bắc. Cô đứng thẳng lưng nhìn vào gương. Tôi thấy thân hình nữ giới đối diện với mình. Cô ấy giống tôi. Là nửa kia mà cô chưa từng trải nghiệm. Cô lại được hiện hữu một lần nữa, với định mệnh và số phận khác, chọn lựa và thái độ sống khác. Lần tái sinh này, cô sẽ không phải ẩn náu trong bí mật gia đình hay sự tủi hổ đơn phương nữa.Long – cô gái thứ ba tôi trò chuyện – vẫn chưa tìm được cái tên nữ giới cho mình.
Sự đồng ý của mẹ là niềm vui quá lớn khiến em không ngủ được suốt nhiều ngày. Mẹ gửi gắm em cho chị Hai, còn gửi thêm tiền để em được chăm sóc kỹ lưỡng hơn.Em cứ nhớ mãi suốt ba năm đại học vật vã, em không thuộc về ai, không thuộc về điều gì, không thuộc về nhóm nào, em cưỡng lại ý muốn là nữ giới, đồng thời trong sâu kín chỉ muốn bơi về nửa phần thế giới mình chưa biết đến đó. Tay em thon dài, mềm mại, giọng em nhỏ và dịu dàng.
Em chống lại cơ thể tự nhiên, chống lại chuyện da sần sùi lên như đàn ông: “Em sợ ham muốn của mình, em không chắc đó là mình nữa… mỗi sáng thức dậy…”. Nhưng hôm tôi gặp, em sẽ không phải chống lại sự phân vân đầy hành hạ đó nữa. Ngồi trên xe lăn, em đợi vết mổ lành, em đã ngừng chối bỏ khi phải chứng kiến cơ thể biến đổi thành người đàn ông trưởng thành không mong muốn.
Một vũ công chuyển giới trước giờ diễnSHUTTERSTOCK
Một tháng sau, khi bài viết của tôi lên báo, Long nhắn cho tôi: Em đổi ý, muốn tôi đừng viết về em. Em không sợ điều tiếng gì xung quanh. Ở khu phố em ai cũng hiểu. Má em hiểu. Nhưng em vừa thương một người đàn ông, em sợ hãi giấu giếm quá khứ của mình. Em sợ bị bỏ rơi, vì là cô gái không toàn vẹn, chông chênh trước quá khứ bôi xóa trên thân thể và lấp lửng mong chờ tương lai được hạnh phúc.
Cơn bối rối của em làm tôi nhớ lại lời chị Hai dặn dò cả đám trong buổi xếp hành lý về Sài Gòn: “Mấy em có giấu được một ngày cũng không giấu được suốt đời, nếu yêu ai phải chấp nhận nói thiệt, người ta yêu mình là yêu con người mình, cả quá khứ, cả bây giờ. Chứ nếu họ yêu mấy em vì em đẹp như bây giờ, vì em là con gái, rồi không lẽ bỏ em vì xưa em không như vậy?”
Sự trĩu nặng đè lên lồng ngực tôi. Câu hỏi của chị Hai là chiều không gian khác ứng chiếu lên tất cả con người và cõi sinh tồn: Ta có chấp nhận quá khứ của người mình yêu? Ta có chấp nhận chính mình từng rất khác trong gương? Ta có chấp nhận rằng tủi hổ không phải định mệnh trọn đời? Ta có dũng cảm sống tiếp?Hay chỉ dũng cảm để được là chính mình cũng đã quá mỏi mệt trong cuộc đời này?Tít đã được tòa soạn thay đổi cho phù hợp – Tên gốc trong tập sách: Bên kia của một nửa cuộc đời.
Khánh Đơn – Theo Thanh Niên