Thứ năm, Tháng Một 16
Shadow

Phép màu hiến tạng Dương Hồng Quý và nỗi nhớ khôn nguôi của người vợ kiên cường

Ngày 12/12/2018 trở thành một cột mốc trong lịch sử ngành y tế Việt Nam, gắn liền với tên tuổi bệnh nhân Dương Hồng Quý. Lần đầu tiên chị Phương nén nỗi đau chia sẻ kỷ niệm về anh.

Xem thêm  Nụ hôn vĩnh biệt của người vợ trước khi hiến tạng chồng

Hiến tạng

Anh Dương Hồng Quý (trú tại TP Ninh Bình) không may chết não do phình động mạch não. Chị Hoàng Thanh Phương đã quyết định thực hiện ước nguyện của chồng khi còn sống – là hiến tạng cứu người, giống như tấm gương bé Hải An.

Nhờ tấm lòng cao cả của anh Quý, 5 người khác được cứu sống, sau một hành trình kỷ lục của các y bác sĩ.

Lần đầu tiên, 500 bác sĩ, đều là người Việt Nam, tham gia 6 kíp mổ cùng lúc là: 1 kíp lấy 6 tạng từ người chết não là anh Quý, 5 kíp ghép tạng ngay cho bệnh nhân, trong đó có một kíp điều phối tạng từ Hà Nội vào TP.HCM để ghép cho bé Huy, bệnh nhi suy thận ở Bệnh viện Nhi đồng 2.

Hiến tạng
Bé Huy, người được anh Quý hiến tang.

Bé Huy phát hiện suy thận tháng 1/2018 thì đến tháng 9 chuyển biến xấu, ghép thận là cách duy nhất để cứu sống bé… Đến nay, sau nửa tháng được nhận sự sống từ anh Quý, bé Huy đã có thể đi lại, nói chuyện vui cười và ăn uống, đi tiểu tự chủ trong phòng cách ly. 6 tháng nữa, Huy sẽ đi học được trở lại.

Quả thận còn lại của anh Quý được ghép cho một bệnh nhân nam 41 tuổi, suy thận mãn tính giai đoạn cuối. Hiện bệnh nhân tiến triển rất ổn định.

Bệnh nhân được nhận cả 2 lá phổi của anh Quý là một thanh niên 17 tuổi mắc mô bào ở phổi (ung thư phổi rất đặc biệt), tiên lượng tử vong bệnh nhân cao trong một vài tháng. Giải pháp điều trị duy nhất trên thế giới là phẫu thuật ghép hai phổi.

Đây là ca đầu tiên các BS của BV Việt Đức thực hiện thành công kỹ thuật ghép 2 phổi. 10 ngày sau ghép, sức khỏe của bệnh nhân tiến triển thuận lợi, các thông số chuyên môn liên quan đến phổi ghép đều tiến triển tốt.

Trường hợp được nhận tim là một người đàn ông 60 tuổi, mắc bệnh cơ tim giãn nở giai đoạn cuối, đang điều trị hồi sức tích cực chờ ghép tim, nguy cơ tử vong rất cao trong vòng 1 tháng nếu không có tim hiến để ghép. Đến nay bệnh nhân cũng đã dậy ăn uống và sinh hoạt tại phòng cách ly sau ghép tim.

Người may mắn nhận được lá gan của anh Quý là một nữ bệnh nhân 63 tuổi, mắc bệnh u gan. Sau ghép gan tình trạng sức khỏe diễn biến rất thuận lợi…

Và chưa hết! Mô tạng thứ 7 của anh Quý được lấy ra trong “ngày kỷ lục” ấy là mạch máu đã được lưu trữ trong Ngân hàng mô từ ngày 12/12, đến chiều 26/12/2018 đã được ghép nối dài cho một bệnh nhân đang ghép gan…

Hiến tạng Hiến tạng Hiến tạng Hiến tạng Hiến tạng

Với chị Hoàng Thanh Phương, anh Quý là người chồng, người cha sống rất tình cảm với vợ, con.

Từ trước đến nay, anh chưa bao giờ áp đặt quan điểm cá nhân của mình với con cái. Anh dạy con theo cách rất riêng, không phải sự nghiêm nghị, uy quyền khiến con phải sợ, thay vào đó là sự chu đáo tình cảm, quan quan tâm từng chút một cho con, gần gũi và muốn làm bạn với con.

“Dù con đã lớn, đều đã đi học đại học, nhưng khi con được nghỉ về với bố mẹ, anh vẫn cắt móng tay, móng chân cho các con. Đôi khi cả gia đình 4 người lại nằm chung trên một chiếc giường, vô cùng ấm cúng.

Lúc các con còn ở nhà, anh luôn đợi con ngủ say, sau đó lên phòng điểm tra màn cho con. Đôi khi anh ấy chỉ lên phòng con chỉ để xoa đầu, xoa chán con. Ngay cả những hôm khi đi uống rượu say về, anh vẫn duy trì thói quen đó…“.

Hiến tạng

Hiến tạng Hiến tạng Hiến tạng

Gia đình anh Dương Hồng Quý.

Thời khắc người vợ yêu thương hôn nhẹ lên môi, xiết chặt tay chồng trước khi anh được đưa vào phòng hiến tạng đã trở thành hình ảnh xúc động, truyền cảm hứng vô cùng lớn lao cho toàn xã hội. Nhưng có lẽ ít ai biết rằng đó cũng chính là cách yêu thương anh Quý – chị Phương vẫn dành cho nhau thường ngày.

Hàng ngày, anh Quý có thói quen tắt đèn luôn phải nắm tay vợ mới an tâm ngủ, do anh ngủ rất hay bị giật mình nên luôn muốn vợ ở bên cạnh. Không chỉ lúc ngủ, đi đâu anh cũng thích nắm tay vợ.

Vì thế, trong suốt thời gian anh nằm viện, lúc nào chị Phương cũng nắm tay chồng không dám buông. Chị muốn tiếp thêm sức mạnh, giúp anh an tâm hơn, có được giấc ngủ ngon.

“Chồng tôi vẫn luôn hôn và nắm tay vợ như vậy, đó là việc rất bình thường chúng tôi vẫn làm để dành tình cảm cho nhau. Nụ hôn đó, cái xiết tay đó chỉ là hành động vẫn diễn ra như thường lệ lúc anh còn ở bên cạnh tôi, không phải sự tiễn biệt gì…”.

Chị Phương cho biết anh Quý đã có mong muốn hiến tạng từ rất lâu, chứ không phải khi mắc bệnh anh mới nghĩ tới việc này. “Anh thường xem chương trình điều ước thứ 7, chương trình về bé Hải An, anh mong muốn khi chết cũng được hiến tạng. Nhưng anh không biết đăng ký hiến tại đâu…”.

Hiến tạng

Lúc anh mắc bệnh, anh có nhắc lại mong muốn hiến tạng một lần nữa, nhưng lúc đó chị Phương đã gạt đi, vì chị không muốn anh suy nghĩ tiêu cực. “Tôi làm như vậy là để anh còn có động lực, anh còn hy vọng sống. Tôi không muốn anh ấy từ bỏ hy vọng”.

Những ngày này, khi dõi theo tin tức về anh trên báo đài, chị lại ôm mặt khóc nức nở, việc mà trước kia ở bên anh những ngày cuối chị luôn phải kìm nén. Hơn một tháng ở bên chồng ngay của lúc thần chết muốn mang anh đi chị cũng chưa hề khóc.

“Tôi sợ khóc sẽ làm anh suy nghĩ, tôi phải mạnh mẽ để anh còn có hy vọng sống…

Nhưng giờ anh đã đi xa. Tôi không còn đủ mạnh mẽ như trước. Nhìn thấy hình ảnh của anh, nghe thông tin nhắc tới anh tôi đã khóc. Tôi không thể kìm nén được!”

Hiến tạngHiến tạng

Xem thêm  Số người hiến tạng ở Việt Nam tăng mạnh

Ngọc Minh, theo Trí Thức Trẻ, Soha

Link