Thứ ba, Tháng Một 14
Shadow

Si mê người xuất gia, cô gái trẻ tìm cách mê hoặc và chuyện không thể ngờ đến đã xảy ra

xuất gia

Vì đem lòng yêu một người xuất gia, cô gái trẻ ngày đêm u sầu, nặng trĩu tâm sự. Cuối cùng, cô nhờ đến bùa chú những mong có được tình yêu.

Trong số những đệ tử của Đức Phật, A-nan-đà là người có tướng mạo khôi ngô tuấn tú nhất. Ông có vẻ mặt trang nghiêm như mặt trăng ngày giữa tháng, có đôi mặt thanh tĩnh như hoa sen, lại thông minh lanh lợi hơn người. Lời dạy của Đức Phật, A-nan-đà chỉ nghe qua là nhớ.

Một lần xin bố thí, người tu hành được cô gái đem lòng yêu mến

Một lần, trên đường trở về sau buổi hóa duyên từ một ngôi làng nhỏ, A-nan-đà thấy cạnh cái giếng bên đường có một cô gái trẻ đang múc nước. Vì đang khát nên ông tiến lại phía trước, xin cô gái bố thí cho mình một bát nước giếng. Cô gái đó tên là Ma Đăng Già.

Thấy A-nan-đà xin nước, cô không dám đưa nước cho ông mà chỉ nói: “Tôn giả, thân phận của tôi không xứng dâng nước lên cho người xuất gia thuộc dòng dõi vương tộc của như ngài, như thế sẽ hạ thấp thân phận của ngài.”

A-nan-đà thành khẩn đáp: “Cô đừng xem tôi như thế, tôi đã là người xuất gia, trong mắt tôi ai cũng như nhau. Trong lòng tôi không phân biệt sang hèn, tôi thực sự là đang khát nước, hãy cho tôi xin một chút.”

Nghe vậy, cô gái rất vui, dùng hai tay cung kính dâng nước lên cho A-nan-đà. Ông gật đầu đáp lễ một cách lịch sự. Cô gái thấy thế thì vô cùng cảm động, nhìn A-nan-đà tướng mạo khôi ngô thì tự sinh lòng yêu mến.

Đứng nhìn theo A-nan-đà đi xa dần mà cô bần thần như vừa đánh mất thứ gì.

Kể từ hôm đó, cô gái rơi vào trạng thái u sầu phiền muộn, dung mạo ngày một kém tươi. Mẹ của cô thấy con gái cả ngày trầm tư không nói, mặt mày ủ rũ, giống như có tâm sự trong lòng nên cuối cùng quyết định hỏi con gái rốt cuộc đã có chuyện gì.

Biết không giấu được mẹ, cô gái đành kể lại việc gặp một người khất thực tên là A-nan-đà, chỉ mới nhìn mặt, cô đã bị người ấy cuốn hút, về nhà làm cách nào cũng không thể quên, cả ngày chỉ nghĩ đến người đó, không biết phải làm thế nào để thoát ra.

xuất gia

Tranh minh họa.

Người mẹ nghe con gái trình bày xong mới nói: “Trên đời này có hai kiểu người con mãi mãi không thể có được, một là người chết và hai là người đã đoạn tuyệt với dục vọng. 

Xem thêm  Vận số của người thành đạt buộc phải có ba chiếc chìa khóa. Bạn nắm giữ mấy chiếc?

Nghe nói Đức Phật là một vị thánh đức cao vọng trọng, đệ tử của người đều đã đoạn trừ ái dục, mẹ thấy con mê muội như vậy thật không biết phải làm sao.”

Cô gái cúi đầu nói: “Chuyện trên đời đều phải trải qua cố gắng, nỗ lực. Nếu không có A-nan-đà, con cũng không thể sống được, chi bằng cố hết sức để có tình yêu của người ta.”

Cô gái học yểm bùa chú, Đức Phật giúp đệ tử tránh được rắc rối

Vì tình yêu thương dành cho con, không muốn nhìn con phải sống trong đau khổ nên dù biết là vô ích, người mẹ vẫn cố nghĩ giúp con một cách, đó là bảo con học cách yểm bùa chú, hy vọng kiểu bùa chú này có thể mê hoặc A-nan-đà.

Thế là cô gái bắt đầu vạch kế hoạch cám dỗ người mình đem lòng yêu mến. Cô trang điểm thật đẹp, trong tâm luôn niệm bùa chú, ngày ngày ngồi gần tịnh xá Jetavana (Ấn Độ) chờ đợi để gặp người trong mộng.

Khi A-nan-đà từ tịnh xá Jetavana đi ra, nhìn thấy Ma Đăng Già, ông nhận ra ngay đó là cô gái cho mình xin nước. Cô gái lễ phép chào hỏi A-nan-đà và cũng chính lúc đó, ông biết bản thân đang bị cô gái dùng nhan sắc để dụ dỗ.

Ngay lập tức, lý trí mách bảo, đồng thời cảm nhận được cả ánh sáng rực rỡ của Đức Phật tỏa xung quanh mình, A-nan-đà nhanh chóng quay vào bên trong tịnh xá.

Cô gái thấy vậy thì nhẩm bùa chú thật nhanh. Khi tà linh tiếp cận A –nan-đà, Đức Phật lại dùng ánh sáng của mình bảo vệ đệ tử, giúp ông thoát khỏi rắc rối.

xuất gia

Tranh minh họa.

Ma Đăng Già cảm ơn Phật Tổ

Vừa hay ngày hôm sau là ngày 15/4 âm lịch, Đức Phật quy định đó là ngày đầu tiên thực hiện chế độ an cư trong năm. Từ 15/4 đến 15/7 âm lịch, Đức Phật và các đệ tử không ai ra ngoài tịnh xá.

Trong lòng Ma Đăng Già vô cùng sốt ruột, cô chờ đợi đến ngày 15/7, khi A-nan-đà vừa ra ngoài, cô liền chạy đến trước mặt ông, quỳ sụp xuống cầu cứu: “A-nan-đà, không có người, mặt trời mặt trăng đều không sáng, không có người, sinh mệnh trở nên vô nghĩa, tôi nguyện dâng hiến trái tim mình cho người.”

Xem thêm  Hãy thay đổi chỉ một điều này, để bạn thấy cuộc sống hạnh phúc hơn

A-nan-đà nhìn thấy cô gái si tình như vậy, đành phải cất lời từ bi: “Cô mau đứng dậy, theo tôi chúng ta đi gặp Đức Phật, người sẽ giúp chúng ta phân giải.”

Ma Đăng Già cho rằng A-nan-đà đã thay đổi ý kiến, lòng tràn ngập hy vọng theo ông vào gặp Đức Phật.

“Cô muốn kết hôn với A-nan-đà sao?” – Phật Tổ hỏi khi vừa thấy A-nan- đà dẫn theo một cô gái vào tịnh xá.

“Vâng!” – Ma Đăng Già cúi đầu đáp.

“A-nan-đà là một người xuất gia. Cô nên xuất gia trước, cần tận tâm tu hành, đợi đến khi đạo tâm năng của cô và A-nan-đà có thể sánh cùng nhau, ta sẽ tổ chức hôn lễ cho hai người.”

Vì muốn làm vợ của A-nan-đà nên ngay lúc đó, cô đồng ý với mọi yêu cầu được đặt ra, chỉ cần có được người trong mộng là đủ.

Cô vui vẻ xuống tóc, thay trang phục, nhiệt tình nghe Đức Phật truyền đạt thuyết giáo, tận tâm làm theo lời dặn của sư phụ, bắt đầu một cuộc sống tu hành cùng cá sư huynh, sư tỉ.

Sống trong môi trường ấy, Ma Đăng Già ngày càng cảm nhận rõ nét sự tĩnh lặng trong tâm hồn. Cùng với việc tu hành mỗi lúc một chuyên sâu, lãnh ngộ pháp lý mỗi lúc một sâu sắc, cuối cùng cô đã tỉnh ngộ khi ngẫm về tình yêu của mình trước đây.

Đức Phật thường nói: Ngũ dục bất tịnh là nguồn gốc của mọi nỗ khổ của con người, giống như thiêu thân lao vào lửa vậy. Chỉ có từ bỏ dục vọng, nội tâm mới có thể thanh tịnh, cuộc sống mới có thể yên bình.

xuất gia

Ma Đăng Già bắt đầu cảm thấy hối hận vì tư tưởng bất thiện và bất tịnh của mình trước đây, mê đắm A-nan-đà.

Một hôm, cô quỳ dưới Đức Phật, giãi bày:

“Đức Phật vĩ đại, bây giờ con đã hoàn toàn tỉnh ngộ, con sẽ không mê muội ngu suẩn như trước, con đã hiểu thánh quả mà lâu nay mình tu chính, con rất cảm kích. Để độ hóa cho sự ngu muội này của chúng sinh mà người đã phải vất vả nhiều. 

Con xin Đức Phật từ bi bác ái chấp nhận sự hối lỗi của con, con nguyện cả đời này phục tùng giáo hóa của người.”  

Nguyễn Nhung – Trí thức trẻ/ soha

Link gốc