Thứ hai, Tháng Một 13
Shadow

Sơ cứu đúng cách khi bị bọ xít “đái” vào mắt, tránh biến chứng nguy cơ mù lòa

Bọ xít đái vào mắt nếu không biết cách sơ cứu có thể khiến tổn thương giác mạc, suy giảm thị lực và thậm chí gây mù lòa.

Bọ xít – “Quái vật” trong vườn nhà đã bắt đầu hoành hành khi mùa hè sang

Vào mùa hè, khi mùa vải mùa nhãn sắp rộ, ấy là lúc trong vườn nhà xuất hiện rất nhiều loài côn trùng cực nguy hiểm được ví chẳng khác gì “quái vật” mang tên bọ xít. Côn trùng có nhiều loại, có loại có độc và có loại không có độc nhưng bọ xít được liệt kê vào danh sách những loại côn trùng nguy hiểm nhất ở nước ta.

BS Nguyễn Thành (Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương) cho biết, vào thời điểm như hiện nay, rất nhiều người thường bị viêm da do tiếp xúc chất kích ứng từ côn trùng, trong đó phải kể đến bọ xít.

Mùa vải nhãn sắp về và lại thêm một lần nữa, chúng ta phải cẩn trọng với loài côn trùng mang tên bọ xít. Thông thường viêm da do bọ xít chỉ mất vài ngày chữa khỏi nhưng do điều trị sai cách, nhầm tưởng là zona thì có thể mất đến vài tháng với biến chứng nặng nề, có khả năng để lại sẹo xấu, vết thâm khó mất.

Theo BS Nguyễn Thành, trứng bọ xít sau khi nở thành những con bọ xít non sẽ phân bố nhiều nơi, không chỉ riêng quần áo mà còn khăn mặt, khăn tắm… Khi bị tấn công đột ngột, bọ xít phun dịch tiết (thường gọi là nước đái/nước tiểu) với mục đích tự vệ.

Nếu ta đứng gần đó, thì có thể bị nước tiểu phun vào mắt. Khi giặt khăn, giặt quần áo, bọ xít có thể chết nhưng chất dịch của chúng sẽ vô tình bám khắp quần áo, khăn lau, dẫn đến kích ứng da toàn bộ cơ thể.

Xem thêm  Giáo sư Từ Tích Sơn: Buổi sáng ăn một nắm hạt này, còn tốt hơn đông trùng hạ thảo đắt đỏ
bọ xít, sơ cứu

Khi bị bọ xít đái vào mắt, bạn sẽ bị bỏng mắt do axit nên việc xử lý càng sớm càng tốt, càng loại bỏ nhanh tác nhân gây bỏng thì tổn thương càng nhẹ.

Chưa hết, trong quá trình leo trèo cây cối trong vườn, trong lúc rút đồ… bạn rất có thể sẽ bị dịch tiết từ bọ xít rơi vào mắt. Điều này vô cùng nguy hiểm, có thể gây mù mắt nếu không được sơ cứu kịp thời.

Theo BS Đặng Văn Quế (Giám đốc Bệnh viện Mắt Quốc tế DND), khi bị bọ xít đái vào mắt, bạn sẽ bị bỏng mắt do axit nên việc xử lý càng sớm càng tốt, càng loại bỏ nhanh tác nhân gây bỏng thì tổn thương càng nhẹ.

“Chưa kể, nhiều người tự ý chữa khi bị bọ xít đái vào mắt theo những mẹo dân gian như nhỏ nước bọt vào mắt, giã tỏi, đậu xanh đắp mắt… đều rất nguy hiểm. Nước bọt có thể chứa mầm bệnh không mong muốn, tỏi và đậu xanh đều thiếu căn cứ khoa học chữa bọ xít đái vào mắt, có thể khiến tình trạng thêm nặng nề, dễ biến chứng”, BS Quế cho hay.

bọ xít, sơ cứu

Nhiều người tự ý chữa khi bị bọ xít đái vào mắt theo những mẹo dân gian như nhỏ nước bọt vào mắt, giã tỏi, đậu xanh đắp mắt… đều rất nguy hiểm.

Sơ cứu đúng cách khi bị bọ xít đái vào mắt, tránh mù mắt cũng như những biến chứng nguy hiểm khác

Theo BS Đặng Văn Quế, muốn sơ cứu đúng cách khi bị bọ xít đái vào mắt cần tuân thủ những bước sau:

– Bình tĩnh, không được day, dụi mắt để tránh bị xước niêm mạc, có thể khiến tình trạng thêm nặng nề hơn.

Xem thêm  6 cách ăn rau quả tốt nhất cho sức khỏe: Bí quyết đơn giản nhưng không phải ai cũng biết

– Sử dụng nước mắt nhân tạo hoặc nước muối sinh lý để nhỏ mắt liên tục. Nếu không có sẵn có thể lấy muối ăn pha với nước sạch. Chú ý pha thật loãng để tránh xót. Sau đó đổ đầy vào ca, úp mắt vào và chớp mắt nhiều lần để rửa dịch tiết của bọ xít.

bọ xít, sơ cứu

Sử dụng nước mắt nhân tạo hoặc nước muối sinh lý để nhỏ mắt liên tục khi bọ xít đái vào mắt.

– Rửa mắt bằng dung dịch Ringer lactat – có thành phần điện giải và pH tương tự như của các dịch ngoại bào của cơ thể. Ion lactat được nhanh chóng chuyển hóa thành ion bicarbonat sẽ có tác dụng trung hòa a-xít trong dịch tiết bọ xít rất nhanh.

– Nếu mắt nhìn mờ đi, sưng đỏ hoặc xung huyết thì cần nhanh chóng đến thăm khám tại các bác sĩ chuyên khoa mắt. Hoặc nếu mắt rơi vào tình trạng sưng, đỏ thêm, cảm giác khó thở thì cũng cần nhanh chóng đưa đi cấp cứu để điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm hơn.

bọ xít, sơ cứu

Nếu mắt nhìn mờ đi, sưng đỏ hoặc xung huyết thì cần nhanh chóng đến thăm khám tại các bác sĩ chuyên khoa mắt.

Chuyên gia khuyên, vào mùa này, sau khi rút quần áo phơi khô về cần cẩn trọng xem xét mặt trong, mặt ngoài của từng chiếc quần, áo, khăn… để phát hiện và loại bỏ kịp thời trứng bọ xít. Nếu thấy bọ xít, tuyệt đối không đập chết côn trùng bằng tay mà cần dùng tấm giẻ to, ẩm chụp vào côn trùng, sau đó lấy một tấm giẻ ướt khác lau hết chất dịch còn sót lại.

* Theo soha