Thứ sáu, Tháng mười một 15
Shadow

Sống, đừng quá dễ dãi dốc hết lòng dạ, hãy giữ lại một chút kiêu hãnh và lòng thương cho chính mình. Nhớ kỹ, thứ lạnh lùng nhất là lòng người!

Bạn giúp người ta bằng 100% tấm lòng, đến một ngày bạn chỉ bằng lòng giúp 80% người ta sẽ coi tất cả ân nghĩa của bạn như chưa từng có. Một bát gạo tạo nên ân nhân, một đấu thóc tạo nên kẻ thù, lời người xưa không sai!

sốngsống– 01 –

Khi tôi còn bé, mỗi lần đi chợ thay mẹ, tôi thường tạt qua một gốc cây ở ngã ba đường. Chỗ đấy, luôn luôn có 3-4 người ăn xin. Tôi qua, lấy tiền chợ mẹ đưa, đưa cho họ một chút. Mẹ biết nhưng không nói. Một lần mẹ bảo: Chưa chắc cách ấy đã tốt đâu con. Tôi cho rằng mẹ hẹp hòi, tiếc tiền nên vậy. Cái thói quen cho tiền ăn mày còn theo tôi khá lâu: Ở bất kỳ đâu, cứ có ăn mày xin là tôi cho, nhất là người già và trẻ con. Tôi quen với khái niệm hóa duyên, bố thí. Nhiều lúc, tôi lại cảm ơn họ vì họ giúp tôi tạo công đức.

Một lần, tôi đi với bố. Khi hai cha con đang uống cafe, có cậu bé ăn xin tới. Tôi định cho nhưng bố ngăn lại. Bố hỏi nó quê quán ở đâu, cha mẹ thế nào, sao lại đi xin. Thằng bé khá kiên nhẫn trả lời, còn tôi thì mất dần kiên nhẫn. Cuối cùng, bố tôi nói: Bác mua cốc nước cho cháu uống, bác nghĩ rằng cháu nên quay về nhà và tiếp tục đi học, không học được thì làm việc, cháu sẽ vất vả hơn, nhưng sẽ thấy vui hơn vì không phải sống dựa vào tình thương của người khác. Tôi buồn lắm vì thấy bố thật nhẫn tâm.

Xem thêm  Người cha bị đàm tiếu vì mặc quần áo trái lên thăm con và sự thật rơi nước mắt ở phía sau

Tôi luôn nghĩ rằng làm việc thiện là phải tích cực giúp kẻ khác. Gặp ăn xin thì phải cho tiền, gặp kẻ bệnh tật thì giúp trị bệnh, gặp kẻ khốn khó thì phải hỗ trợ, càng làm nhiều việc giúp đỡ người khác là càng tốt…. 

Tôi đã từng làm thế và cứ cái gì giúp được ai là tôi làm. Nhưng giờ ngồi nghĩ lại, những người tôi giúp, họ vẫn thế, vẫn ăn xin, vẫn nghèo đói, vẫn ốm yếu. Thậm chí, sau này tôi mới biết, đứng sau lưng họ là cả đường dây bảo kê, ép uổng họ phải đi ăn xin. Họ trở thành con rối, để những kẻ bặm trợn, giang hồ giật dây, điều khiển. Tôi ân hận khi nhận ra, suy nghĩ ngây thơ, hành vi tưởng chừng là tốt đẹp kia của tôi lại tiếp tay và dung dưỡng cho cái ác. 

sống– 02 –

Tôi từng đọc được một câu nói rất hay thế này:

“Bạn giúp người ta bằng 100% tấm lòng, đến một ngày bạn chỉ bằng lòng giúp 80% người ta sẽ coi tất cả ân nghĩa của bạn như chưa từng có. Một bát gạo tạo nên ân nhân, một đấu thóc tạo nên kẻ thù, lời người xưa không sai. Đừng quá dễ dãi dốc hết lòng dạ, hãy giữ lại một chút kiêu hãnh và lòng thương cho chính mình. Nhớ kỹ, thứ lạnh lùng nhất là lòng người “

Ngày đó, bản thân cảm thấy làm gì có chuyện như vậy. Mình giúp ai, mình hỗ trợ ai thì mình cứ hết lòng hết dạ, có sao đâu.

Xem thêm  Hà Nội: Phẫn nộ cảnh võ sư đánh vợ mới sinh con 2 tháng dã man

Nhưng cho tới một ngày, tôi gặp rất nhiều người làm cho bản thân thấu hiểu hai chữ “không ngờ”.

Tôi dốc lòng giúp họ. Tôiđối tốt với họ khi họ nhờ vả. Suy nghĩ rất vô tư, không chút so đo, tính toán. Thế nhưng đến lần thứ 3, thứ 4 tôi không làm nữa lại quay ra trách móc tôi. Họ mặc định việc tôi giúp họ là nghĩa vụ, là trách nhiệm của tôi? Thói đời, kì cục! 

Oái oăm hơn ở chỗ, khi họ làm điều gì đó cho mình, thì họ lại tính toán thiệt hơn, không quá, phải gọi là từng li, từng cắc. 

Bạn ạ, phải nhớ, khi mình giúp đỡ ai đó, hãy giúp đỡ một cách khôn ngoan. Cho người ta cái cần câu để người ta tự biết đường sinh tồn, chứ đừng “đây tôi biếu anh luôn con cá”, kẻo cuối cùng, bản thân lại nhận về trái đắng. 

Tony Buổi sáng có câu nói rất hay: “Thiện không đúng chỗ, là ác. Ác đúng chỗ, là thiện”, là vì lẽ đó! 

(Bài viết tham khảo từ trang viết của TS Lê Thẩm Dương)

Ngọc Tú (T.H)

Theo Trí Thức Trẻ

Link