Thứ Năm, Tháng Tư 18
Shadow

Thẻ: sốt xuất huyết

10 dấu hiệu cảnh báo bệnh sốt xuất huyết

10 dấu hiệu cảnh báo bệnh sốt xuất huyết

Sống khỏe, Nổi bật
Bệnh sốt xuất huyết khá phổ biến ở nước ta. Người dân cần cảnh giác trước căn bệnh này, đặc biệt trong tình hình dịch COVID-19 còn đang phức tạp.   Đi ngoài ra máu: Triệu chứng đi ngoài ra máu thường xuất hiện trong vòng 3 đến 5 ngày sau khi cơn sốt bắt đầu. Nguyên nhân của tình trạng này là do chảy máu ruột.   Chảy máu lợi và mũi: Chảy máu lợi và chảy máu mũi cũng là các dấu hiệu thường thấy của bệnh sốt xuất huyết. Nếu bạn không thể cầm máu và bị mất quá nhiều máu, bạn có thể cần được truyền máu.   Buồn nôn và nôn mửa: Tuy có thể gây khó chịu, nhưng nôn mửa là một cơ chế giúp cơ thể đào thải các độc tố ra khỏi dạ dày. Người mắc sốt xuất huyết thường nôn mửa do virus xâm nhập đến dạ dày.   Biến...
10 điều thú vị về loài muỗi: nhỏ bé nhưng nguy hiểm hơn cả hổ, báo, cá sấu…

10 điều thú vị về loài muỗi: nhỏ bé nhưng nguy hiểm hơn cả hổ, báo, cá sấu…

Sống khỏe
Cả Hà Nội đang ra sức diệt muỗi và bọ gậy để ngăn chặn dịch sốt xuất huyết. Đây có lẽ đúng là lúc bạn cần tìm hiểu thêm về loài sinh vật nhỏ bé mà nguy hiểm này. Theo tiếng Tây Ban Nha, “muỗi” có nghĩa là “côn trùng bé nhỏ”, tuy nhiên người ta xếp chúng vào loại côn trùng nguy hiểm nhất, hơn cả hổ báo, cá sấu… Muỗi là thuộc lớp côn trùng hợp thành họ Culicidae, thuộc bộ hai cánh. Chúng có một đôi cánh cứng, một cái vòi dài dùng để hút máu, thân mỏng và chân dài. Kích thước thay đổi theo loài, nặng trung bình khoảng 2-2,5 mg và có thể bay với tốc độ 1,5-2,5 km/h. Chu kỳ sinh trưởng của loài muỗi, biến thái hoàn toàn Loài côn trùng này có vòng đời biến hóa hoàn toàn: trứng, ấu trùng (bọ gậy), nhộng (lăng quăng) và trưởng thành. Muỗi đẻ trứng trên mặt nước, mất khoảng 2...
3 sai lầm chết người khi chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết

3 sai lầm chết người khi chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết

Sống khỏe
Khi gia đình có người mắc sốt xuất huyết, người thân trong quá trình chăm sóc cần tránh những sai lầm dưới đây để giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe. 1. Không được uống Aspirin và Ibuprofen Mắc sốt xuất huyết, bệnh nhân có biểu hiện sốt cao, nhiều người đi mua thuốc Aspirin và Ibuprofen với mục đích hạ sốt cho người bệnh. Tuy nhiên, 2 loại thuốc này đều có khả năng gây xuất huyết trầm trọng hơn. Việc dùng kháng sinh với bệnh nhân sốt xuất huyết là điều hoàn toàn không cần thiết. Dùng kháng sinh không đúng cách ở bệnh nhân sốt xuất huyết thậm chí có thể làm tăng độc tính trên gan, thận, gây ảnh hưởng tiêu cực tới tình trạng người bệnh. Thuốc hạ sốt an toàn nhất cho bệnh nhân sốt xuất huyết là Paracetamol, ngoài ra không được cho người bệnh uống các loại thuốc khác để ...
12 quận huyện Hà Nội báo động đỏ sốt xuất huyết

12 quận huyện Hà Nội báo động đỏ sốt xuất huyết

Sống khỏe
Thành phố phân loại mức độ cảnh báo dịch sốt xuất huyết theo 3 màu: đỏ, cam và vàng, trong đó đến 12 nơi đang ở mức báo động đỏ. 12 quận huyện gắn mác đỏ: Thanh Oai, Thường Tín, Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Trì, Thanh Xuân. 5 quận huyện gắn mác da cam: Bắc Từ Liêm, Đông Anh, Hoài Đức, Hoàn Kiếm, Long Biên. Các quận huyện gắn mác vàng: Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Gia Lâm, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Sơn Tây, Thạch Thất, Ứng Hòa. Hà Nội tiến hành phân 3 mức độ vùng dịch tễ căn cứ trên số ca bệnh, tỷ lệ mắc trên 100.000 dân, mật độ muỗi, bọ gậy, phân lập virus… Trong đó 12 quận huyện đang ở mức cao nhất là báo động đỏ như Hoàng Mai, Đống Đa, Thanh Xuân..., tập trung đến 90% bệnh nhân toàn thàn...
Trưởng khoa Cấp cứu BV Nhiệt đới: Hết 36.000 đồng hay mất vài trăm triệu – bạn chọn đi!

Trưởng khoa Cấp cứu BV Nhiệt đới: Hết 36.000 đồng hay mất vài trăm triệu – bạn chọn đi!

Sống khỏe
Chữa bệnh sốt xuất huyết chi phí không đắt, nhưng nhiều người đang tự chữa bệnh bằng cách tham khảo trên mạng. Trường hợp nặng mà chữa linh tinh để xảy ra sốc thì chết người. LTS: Lợi dụng sự lo lắng của cộng đồng trong tình hình bệnh sốt xuất huyết đang lan rộng ở nhiều địa phương, nhiều bài thuốc trôi nổi được chia sẻ trên mạng và được vô số người nhất mực tin dùng mặc dù hậu quả của nó không lường hết được.  Chúng tôi trân trọng giới thiệu bài viết về sốt xuất huyết dưới cả hai góc nhìn Đông y và Tây y của Th.BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Hùa theo độ nóng sốt của vụ dịch sốt xuất huyết năm nay, nhiều trang facebook lan truyền nhiều cách dùng thuốc Đông y điều trị sốt xuất huyết. Hầu hết đều là những kinh nghiệm chắp vá, cắt xén, s...
Bộ Y tế chỉ các dấu hiệu bệnh nhân sốt xuất huyết phải đến viện ngay lập tức

Bộ Y tế chỉ các dấu hiệu bệnh nhân sốt xuất huyết phải đến viện ngay lập tức

Sống khỏe, Nổi bật
Bệnh nhân sốt xuất huyết (SXH), nhất là con trẻ sốt cao đùng đùng, đau đầu, mệt mỏi… khiến mọi người đều lo lắng, chạy quanh đi khám các bệnh viện, hoặc truyền nước... đều là những sai lầm trong theo dõi, điều trị SXH. 3 ngày đầu sốt nên theo dõi tại nhà và phát hiện dấu hiệu nguy cơ dưới đây cần đến viện ngay. Tài liệu hướng dẫn chẩn đoán và điều trị SXHD (do Bộ Y tế) ban hành hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc bệnh nhân SXH. Theo đó khi bị SXH, giai đoạn nguy hiểm thường xảy ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 sau khi bị sốt. Người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt. Lúc này, theo dõi các dấu hiệu cảnh báo để đưa bệnh nhân nhập viện là rất quan trọng. Sốt cao khiến bệnh nhân SXH rất mệt mỏi. Người bệnh cần nghỉ ngơi, hạ sốt, uống nhiều nước và theo dõi tại nhà những ngày sốt đầu...
Bị sốt xuất huyết, đừng tự ý làm điều này, nếu không muốn mất mạng

Bị sốt xuất huyết, đừng tự ý làm điều này, nếu không muốn mất mạng

Sống khỏe, Nổi bật
Việc chỉ định truyền dịch gì, truyền bao nhiêu phải căn cứ vào kết quả xét nghiệm máu hằng ngày. Theo thống kê của Bộ Y tế, đến thời điểm này, cả nước đã có 80.555 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 22 trường hợp tử vong. Hiện tại, các bệnh viện ở Hà Nội và TP.HCM đang quá tải bệnh nhân mắc sốt xuất huyết. Chính vì thế, nhiều người không đến viện, tự ý truyền dịch tại nhà. Cảnh báo về việc tự ý truyền dịch, BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, truyền dịch trong sốt xuất huyết khá phức tạp, không giống truyền dịch trong sốt thông thường. BS Nguyễn Trung Cấp lý giải, với sốt xuất huyết, trong giai đoạn 3 ngày đầu, bệnh nhân sốt cao, đau mỏi người, ăn uống kém, cơ thể thiếu nước. Biện pháp lý tưởng là bù nước bằng đường ăn uống. Tuy vậ...