Chủ Nhật, Tháng mười một 3
Shadow

Tại sao nói “có” lại là cách dạy con ngoan và nghe lời hơn nhiều so với ngăn chặn hay từ chối

Trẻ con luôn có những hành động tự phát và gây khó khăn cho các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, thay vì cấm đoán, cha mẹ có thể sử dụng những phương pháp này để dạy con ngoan và đưa trẻ vào nề nếp.

Xem thêm  Trẻ con trước 6 tuổi mà có 4 biểu hiện này, bố mẹ phải sửa ngay trước khi quá muộn!

Ở mỗi giai đoạn khác nhau, trẻ con lại có những thay đổi khác nhau về hành động. Hai tuổi, là một trong những giai đoạn phát triển đặc biệt, đánh dấu sự thay đổi trong hành vi của trẻ. Ở tuổi này, trẻ có thể có nhiều hành động bốc đồng, thiếu kiểm soát và gây khó khăn cho các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách để khiến cho trẻ bình tĩnh, và giữ cho trẻ an toàn khỏi những nguy hiểm. Cha mẹ cần phải đồng cảm với tâm trạng của trẻ, chỉ ra những ranh giới rõ ràng, hành vi phù hợp và can thiệp theo cách thức đẩy sự phát triển độc lập hơn là ngăn chặn mọi hành vi của trẻ.

Dưới đây là một vài gợi ý về cách xử lý mà cha mẹ nên sử dụng để tăng cường kỷ luật cho trẻ, giúp bạn dạy con ngoan ngoãn, vâng lời.

1. Nói “Có”

dạy con
Thay vì ngăn chặn trẻ làm một điều gì đó, bạn có thể khuyến khích trẻ tự làm và quan sát hành vi của trẻ (Ảnh minh họa)

Thông thường, bạn có thường xuyên ngăn chặn những hoạt động của con mình khi nghĩ đấy là những hành động không hợp lý, gây khó chịu hoặc mang lại rắc rối hay không? Nếu bạn không chắc chắn, hãy lấy một mẩu giấy và đánh dấu kiểm tra mỗi khi câu trả lời của bạn là “không”. Nếu như dấu kiểm tra quá nhiều vào cuối ngày, bạn hãy suy nghĩ đến việc nói “có” để thay thế và cảm nhận kết quả khác biệt.

Bạn hãy cố gắng tạo cho trẻ những lựa chọn khác tích cực hơn. Ví dụ, nếu như con đang có ý định lấy một vật gì đó và đập xuống sàn, thay vì nói “không được” bạn hãy nói với trẻ rằng “Con có thể đập một cách vui vẻ thoải mái, nhưng thay vào đó con hãy dùng thứ gì đó không dễ vỡ như cái gối này nhé!“. Bằng việc nói “có” thường xuyên, sau những khó chịu ban đầu, trẻ sẽ dần học được rằng những gì bạn làm là mang lại lợi ích cho trẻ.

2. Cung cấp cho trẻ những sự lựa chọn có giới hạn

Để cho con lựa chọn giữa việc hành động đúng đắn và hình phạt cho hành động sai trái là một trong những phương pháp hiệu quả. Khi bạn trao cho trẻ những quyền lựa chọn đơn giản như sẽ mặc áo màu gì, chơi như thế nào, trẻ sẽ cảm thấy được tôn trọng. Tuy nhiên, nếu như trẻ có lựa chọn không phù hợp, hãy nhẹ nhàng từ chối và hướng con đến một sự lựa chọn khác tốt hơn. Nhưng việc để trẻ có quá nhiều sự tự do trong việc quyết định có thể dẫn đến những tình huống không an toàn, vì vậy bạn vẫn nên kiểm soát những quyết định được phép lựa chọn để bảo vệ trẻ khi quyết định giải quyết vấn đề.

dạy con
Việc cho trẻ tự lựa chọn một trò chơi trong giới hạn sự cho phép của bạn cũng là một phương pháp giúp đưa trẻ vào khuôn khổ (Ảnh minh họa).

3. Hãy kiên định và dõi theo trẻ

Ở lứa tuổi này, trẻ đang rất thích thú khám phá mọi thứ xung quanh, do đó con bạn sẽ tìm mọi cách để làm quen với mọi điều. Việc của bạn là giúp cho trẻ hình thành những thói quen tốt, phù hợp với con sau này. Nếu như trẻ đòi hỏi một điều gì đó và bạn thấy không phù hợp, hãy nói “không” một cách bình tĩnh và nhất quán.

Trước tiên, bạn cần phải thiết lập ra những giới hạn và quyết định sẽ thực hiện nó như thế nào. Ví dụ, trong giờ ăn, quy tắc bạn đặt ra là phải ngồi ngay ngắn và ăn tại bàn, bạn sẽ cần phải quan sát trẻ trong thời điểm này. Nếu như trẻ cố gắng rời bàn và tập trung vào những thứ khác, bạn hãy can thiệp một cách bình tĩnh. Bạn có thể hỏi trẻ rằng “Con có muốn ăn thêm nữa không? Con đứng dậy có nghĩa là con đã ăn xong và sẵn sàng đi rửa tay. Mẹ sẽ giúp con“. Sau khi cho trẻ lựa chọn, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ thực hiện đúng với lời nói của mình.

4. Vui vẻ và thoải mái

Hãy chắc chắn rằng, bạn nghiêm túc khi đặt ra những giới hạn cho hành động của trẻ. Tuy nhiên, việc nuôi dạy con cái luôn là một việc rất thú vị, vì vậy những phương pháp nuôi dạy vui vẻ, phù hợp của bạn có thể sẽ giúp cho trẻ có nhiều hành vi tích cực hơn. Trẻ cần cảm nhận được tình yêu và sự quan tâm thông qua biểu hiện và hành động của bạn.

Có rất nhiều cách mà bạn có thể sử dụng để tạo sự gần gũi và thoải mái cho cả bạn và trẻ. Ví dụ như, khi cho trẻ ăn rau, bạn có thể hát và diễn tả cho trẻ một bài hát về rau củ. Những trận chiến vào ban đêm khi đánh răng để xua đuổi “răng cá sấu” hay một cuộc rượt đuổi quanh nhà cũng là những gì con bạn cần cho mối quan hệ của bạn…

dạy con
Bằng một vài bài hát hoặc câu chuyện cười đơn giản, bạn có thể khiến cho việc trẻ đánh răng đơn giản và nề nếp hơn rất nhiều (Ảnh minh họa).

5. Đưa trẻ ra khỏi những tình huống không phù hợp

Trẻ con có thể thực hiện những hành vi không phù hợp do không xác định được tính chất của vấn đề. Những hành vi không phù hợp của trẻ cần được ngăn chặn để không xảy ra lần nữa. Nếu như sự việc quá nghiêm trọng, bạn có thể đưa trẻ ra khỏi tình huống đó mà không cần tốn thời gian cho việc thương lượng.

Trẻ còn quá nhỏ để có thể tự mình xác định các tình huống nguy hiểm và tự thoát ra, do đó cần phải có sự can thiệp của cha mẹ. Điều này thật sự hữu ích để giải quyết các vấn đề với con của bạn ở nơi công cộng. Ví dụ như, khi bạn đi siêu thị, trẻ giận giữ và la hét để được mua món đồ mình thích, thay vì mắng trẻ trước mặt nhiều người, bạn có thể dắt trẻ đến một vị trí khác yên tĩnh hơn để giải thích và nói chuyện với trẻ một cách thích hợp.

Xem thêm  Muốn con sau này tự lo được cho bản thân, đây là việc bố mẹ nên áp dụng từ khi trẻ còn bé!

Kim Vi, Theo Helino, afamily

Link