Thứ ba, Tháng Một 14
Shadow

Thiếu hụt 4 chất dinh dưỡng này có thể gây ra 4 bệnh ung thư nguy hiểm: Bạn đã ăn đủ chưa?

ung thư

Ăn uống không chỉ quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe mà còn góp phần ngăn ngừa ung thư. Nếu thiếu 1 trong 4 chất sau đây trong chế độ ăn, có thể có nguy cơ mắc 4 bệnh ung thư.

Xem thêm  Dưa muối có gây ung thư không? Hãy nghe câu trả lời chắc chắn của Phó Chủ tịch Hội Ung thư

Bệnh ung thư có liên quan đến việc thiếu hụt dinh dưỡng?

Ung thư là căn bệnh nguy hiểm nhất trong số tất cả các bệnh và nó cũng là mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe con người. Sự xuất hiện của ung thư chủ yếu là do mức độ tổn thương của các cơ quan trong cơ thể, làm trầm trọng thêm sự phân chia tế bào bất thường và gây ra ung thư.

Khi tuổi càng cao, nguy cơ ung thư càng tăng, ngay cả đối với một số người có yếu tố di truyền từ gia đình, mang một gen đột biến nhất định thậm chí còn rơi vào tình trạng bất lực hơn, vì chúng sẽ càng làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư.

Hiện này, ngày càng nhiều người mắc bệnh khi tuổi đời còn rất trẻ, và ung thư cũng không ngoại lệ. Theo các thông tin trên Kênh Bác sĩ Gia đình (TQ), ngoài các yếu tố di truyền, đột biến gen và các yếu tố môi trường, ung thư có mối quan hệ khá mật thiết với chế độ ăn uống hàng ngày.

Các thử nghiệm lâm sàng đã chỉ ra rằng việc sử dụng lâu dài các loại thực phẩm giàu calo, chất béo cao, món ăn chế biến theo hình thức ướp và nướng có thể dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng và thất thoát nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể, từ đó có nguy cơ gây ung thư.

Câu hỏi đặt ra là, những bệnh ung thư nào phát sinh xuất phát từ nguyên nhân thiếu chất dinh dưỡng? Đây chính là câu trả lời mà bạn nên tham khảo càng sớm càng tốt. Những nhóm chất dinh dưỡng sau đây nếu bị thiếu được cho là có thể dẫn đến một số loại bệnh ung thư.

ung thư

1. Chất xơ: Thiếu chất xơ có thể gây ung thư đại trực tràng

Ngày nay, thói quen ăn nhiều chất béo, nhiều calo đang ngày càng trở nên phổ biến. Thực phẩm giàu chất béo, nhiều calo tạo ra nhiều chất gây ung thư trong quá trình trao đổi chất của cơ thể con người. Nó rất dễ gây ra ung thư ruột kết sau khi tăng chất gây ung thư tích lũy mà chúng ta ăn vào hàng năm.

Do đó, ngoài việc tránh ăn quá nhiều các thực phẩm giàu năng lượng trong thời gian lâu dài mỗi bữa ăn hàng ngày, bạn cần ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, ăn nhiều rau, trái cây họ dưa, trái cây tươi, ngũ cốc thô,… để ngăn ngừa ung thư đại trực tràng.

ung thư

2. Chất carotene: Thiếu chất carotene có thể gây ung thư phổi

Ung thư phổi là loại ung thư phổ biến nhất ở Trung Quốc và các quốc gia vùng Đông Nam Á. Ngoài hút thuốc, hít phải khói bụi, hít khói thuốc thụ động và các yếu tố khác trong cuộc sống, nếu cơ thể thiếu chất carotene, có thể sẽ dẫn đến ung thư phổi.

Do đó, đối với những người bị khó chịu ở phổi, viêm phổi hoặc hút thuốc, bạn có thể chú ý ăn nhiều thực phẩm giàu carotene để giúp cơ thể trao đổi chất hiệu quả và dễ dàng hơn. Chẳng hạn như cà rốt, đu đủ, rau bina, khoai lang và các loại rau củ quả khác.

ung thư

3. Chất đạm (protein): Thiếu protein có thể gây ung thư dạ dày

Lượng protein không đủ trong chế độ ăn uống hàng ngày, hoặc không đủ lượng protein chất lượng cao, có thể dẫn đến ung thư dạ dày.

Đối với những bệnh nhân bị viêm dạ dày teo, khả năng miễn dịch thấp và thậm chí có tiền sử gia đình mắc bệnh dạ dày, hãy chú ý ăn nhiều thực phẩm giàu protein như cá biển sâu, sò, đậu nành và trứng.

Trước đây, ung thư dạ dày là một loại bệnh thường xuất hiện ở những người nghèo, ăn uống chất lượng kém, nhưng ngày nay, điều kiện sống ngày càng tốt hơn nhưng tỉ lệ người mắc ung thư dạ dày do không bổ sung đủ chất đạm xảy ra không phải là hiếm.

Bên cạnh đó, nguyên nhân bổ sung đi kèm là nhiều người không có được thói quen ăn uống lành mạnh, thậm chí thường xuyên ăn uống thất thường, ăn nhiều thực phẩm cay, thực phẩm có tính kích thích nên lại càng tạo ra nhiều nguy cơ cao gây ung thư dạ dày.

ung thư

4 Chất Vitamin D: Thiếu vitamin D có thể dẫn đến ung thư vú

Nhiều dữ liệu lâm sàng chỉ ra rằng bệnh nhân ung thư vú có chung một đặc điểm là lượng vitamin D trong cơ thể rất thấp, đặc biệt là ở những bệnh nhân có tiền sử gia đình có hàm lượng vitamin D thấp hơn.

Do đó, đối với phụ nữ không sinh con và phụ nữ đang trong thời kỳ mãn kinh, chế độ ăn nên ăn nhiều thịt bò, gan lợn, lòng đỏ trứng và các thực phẩm khác, và thường xuyên ra nắng, có thể giúp cơ thể bổ sung vitamin D, ngăn ngừa ung thư vú phát sinh.

ung thư

Có thể nói, thiếu dinh dưỡng không chỉ khiến sức khỏe của bạn không ổn định, mà nguy cơ cao hơn là có thể dẫn đến mắc một số bệnh ung thư như đã kể trên. Hãy tập thói quen ăn uống lành mạnh, lên thực đơn ăn uống đầy đủ chất để có sức khỏe tốt.

Xem thêm  Thiếu hụt 4 chất dinh dưỡng này có thể gây ra 4 bệnh ung thư nguy hiểm: Bạn đã ăn đủ chưa?

*Theo BS Gia đình TQ

Vân Hồng, theo Trí Thức Trẻ, Soha

Link