Thứ năm, Tháng Một 16
Shadow

Thói quen cắt, nhổ lông mũi có hại hay vô hại: BS Mỹ giải thích cực chuẩn, ai cũng phục

Nhiều người tự ti trong giao tiếp chỉ vì lông mũi nhiều và rậm, gây mất thẩm mỹ. Và họ thường xuyên “tân trang” bộ phận này bằng cách cắt tỉa hay nhổ. Thói quen này thật sự vô hại?

Lông mũi là một phần tự nhiên của cơ thể, có chức năng như một hệ thống phòng thủ. Lông mũi giúp ngăn chặn các tác nhân gây hại tấn công cơ thể và duy trì độ ẩm không khí mà chúng ta hít vào.

Các mạch máu trong lỗ mũi và mặt rất nhiều. Ở trong mũi, chúng giúp lông phát triển. Mặc dù lông mũi rất hữu ích nhưng nhiều người lại muốn loại bỏ chúng vì lí do cá nhân hoặc lí do văn hóa.

Theo bác sĩ Erich Voigt, phó giáo sư khoa Tai-Mũi-Họng thuộc Trường Đại học New York (Mỹ), trong mũi tồn tại hai loại lông.

Loại thứ nhất bạn có thể nhìn thấy và chúng thường mọc ở ra ngoài cửa mũi, khiến nhiều người muốn loại bỏ nhất. Loại này có vai trò như “người gác cổng”, giữ cho các hạt bụi lớn, phấn hoa, dị vật… tiến sâu vào bên trong gây hại cho đường hô hấp, đặc biệt là phổi.

Xem thêm  Tưởng viêm phổi lại hoá ung thư giai đoạn 4, người phụ nữ cảnh báo về 1 dấu hiệu cần chú ý

Còn loại thứ hai là lông mao vi rất nhỏ, có nhiệm vụ lọc chất nhầy và ngăn chúng di chuyển từ khoang mũi xuống họng.

Loại bỏ lông mũi là an toàn và vô hại?

Lông mũi thực hiện vài nhiệm vụ quan trọng như giúp cơ thể giảm nguy cơ bị dị ứng và nhiễm trùng cũng như giúp tăng thêm và duy trì độ ẩm trong không khí mà chúng ta hít thở ra vào.

Những lợi ích này đặc biệt quan trọng với những đối tượng bị dị ứng và hen suyễn. Vì vậy, chúng ta không nên tác động quá lớn vào lông mũi.

Còn bác sĩ Erich Voigt khuyến cáo mọi người không nên “xử lý mạnh tay” với lông mũi. Bởi mũi nằm trong vùng “tam giác chết” trên khuôn mặt, nơi chứa rất nhiều tĩnh mạch nối đến các dây thần kinh khu vực xương sọ.

Thông thường, các tĩnh mạch đều có van để ngăn máu chảy ngược chiều nhưng tĩnh mạch ở khu vực này đều là loại không van. Vì vậy, việc nhổ lông mũi có thể gây nguy hiểm.

Nếu để nhiễm trùng vết thương ở khu vực này, phần máu độc bị nhiễm khuẩn sẽ đi ngược lên não, tiến vào các khu vực dây thần kinh, từ đó gây áp lực tác động lên mắt và bộ phận khác trên gương mặt.

Không chỉ động thái nhổ lông mũi, mà ngay thói quen ngoáy mũi mạnh cũng có thể làm niêm mạc mũi bị trầy, rách, làm vỡ mạch máu, gây hiện tượng” chảy máu cam “, gây nhiễm trùng hoặc suy giảm chức năng khứu giác.

Xem thêm  10 chuyên gia đúc kết 10 nguyên tắc ‘vàng’ phòng tránh ung thư: Ghi nhớ để tự cứu mình

Thật ra, việc loại bỏ lông mũi có an toàn không phụ thuộc vào phương pháp thực hiện.

Phương pháp loại bỏ lông mũi an toàn

Theo Healthline, nếu lông mũi quá dài và thò ra ngoài lỗ mũi, bạn có thể dùng kéo hoặc tông đơ điện (kéo xén tóc) để cắt tỉa ngắn lại, tuyệt đối không nên sử dụng các sản phẩm tẩy lông.

Còn bác sĩ Erich Voigt khuyến cáo mọi người không nên tự nhổ lông mũi vì gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

* Theo Healthline/Business Insider

——-

Hoàng Hương, theo Trí Thức Trẻ, Soha.vn

Link gốc