Thứ năm, Tháng mười hai 5
Shadow

Thủy đậu đang vào mùa: Dấu hiệu sớm nhất, cách chăm sóc và phòng bệnh bạn nên làm ngay

Thủy đậu

Thủy đậu là một trong những căn bệnh phổ biến, đặc biệt dễ tấn công theo mùa dịch và đối tượng chính là trẻ em. Đây là những dấu hiệu sớm nhất, cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh.

Xem thêm  Đừng chủ quan, biến chứng thủy đậu có thể gây tử vong

Mỗi năm, cứ vào mùa dịch thủy đậu là các bậc cha mẹ lại vô cùng lo lắng. Làm sao để phòng tránh được bệnh thủy đậu cho trẻ nhỏ là việc được rất nhiều người quan tâm. Thậm chí, nhiều người lớn cũng mắc thủy đậu ở mức độ nguy hiểm hơn.

Muốn phòng bệnh thủy đậu, cha mẹ có con nhỏ nên thực hiện các giải pháp bảo vệ trẻ tốt hơn. Sau đây là các triệu chứng của bệnh thủy đậu và cách phòng ngừa mắc bệnh quan trọng, bất kỳ ai cũng nên trang bị cho mình để phòng tránh mắc bệnh.

Thủy đậu

Các triệu chứng của bệnh thủy đậu

1. Thời gian ủ bệnh

Khoảng 14-17 ngày sau khi bị nhiễm trùng (lây virus thủy đậu), bắt đầu xuất hiện các triệu chứng sốt khoảng 38 ° C và kéo dài 1-2 ngày, kèm theo đau đầu, chảy nước miếng, ho và các triệu chứng khác.

2. Sốt, nhức đầu, khó chịu, chán ăn

Sau khi trẻ bị lây nhiễm virus thủy đậu, sẽ có thời gian ủ bệnh khoảng 2 tuần, bé sẽ có các triệu chứng sớm như sốt, nhức đầu, khó chịu về thể chất, chán ăn, …

Lúc này, các triệu chứng rất giống với cảm lạnh và cha mẹ nên chú ý để phân biệt. Một khi bé có triệu chứng cảm lạnh vào mùa xuân hoặc mùa đông, tốt nhất là mẹ nên dùng thuốc trị cảm lạnh, vì thuốc chống cảm lạnh ở giai đoạn đầu của bệnh thủy đậu có tác dụng nhất định đối với bệnh thủy đậu.

Tuy nhiên, một khi bạn thấy rằng con bạn không bị cảm lạnh, nhưng có dấu hiệu thủy đậu, hãy đưa con đến bệnh viện càng sớm càng tốt để điều trị.

3. Xuất hiện các nốt nổi trên da

Sau khi xuất hiện các triệu chứng kể trên, trên làn da sẽ xuất hiện các nốt sẩn, mụn rộp theo từng đợt. Vài giờ hoặc một ngày, da của trẻ sẽ dần xuất hiện những nốt mụn đặc trưng, ​​ban đầu chỉ ở bụng hoặc lưng như vết cắn đỏ nổi lên giống vết muỗi đốt, số lượng nói chung chỉ có 1 – 2 nốt.

Sau một vài giờ, các nốt đỏ đó sẽ phát triển đến cổ tay và chân, và một số trở thành mụn nước (mụn nước tại thời điểm này cũng tăng to dần lên, ban đầu nhỏ như hạt kê rồi tăng lên kích thước của hạt đậu xanh).

4. Nổi nốt, vỡ mụn nước

Khoảng trong vòng 24 giờ sau, các vùng mặt, lưng, bụng, chân tay của trẻ sẽ xuất hiện những đốm đỏ và mụn nước, một số sẽ bắt đầu vỡ và để lại vết tổn thương, kéo dài khoảng một tuần, cho đến khi vết thương se khô lại và da bị bong ra.

Các nốt thủy đậu có nhiều ở vùng thân nhất, đầu và mặt là thứ hai, tay chân ít hơn, lòng bàn tay và lòng bàn chân ít hơn nữa.

Thủy đậu

Cách chăm sóc khi trẻ bị thủy đậu

1, Tránh việc để trẻ gãi mụn nước do ngứa vì sẽ gây viêm, vi khuẩn sẽ lây lan sang các bộ phận bị tổn thương khác của da.

2. Nếu trẻ bị nhiễm thủy đậu, hãy đeo găng tay bông để tránh dụi mắt, không để virus nhiễm vào mắt và gây ra các vấn đề viêm giác mạc, sẹo trên giác mạc và ảnh hưởng đến thị giác.

3. Một trong những triệu chứng của bệnh thủy đậu là sốt nhẹ. Khi bệnh thủy đậu lây lan, trẻ bắt đầu bị sốt và khi thủy đậu biến mất, trẻ sẽ bình thường trở lại. Không dùng aspirin để hạ sốt khi trẻ bị sốt, vì điều này sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng. Rất dễ gây ra bệnh viêm não, Hội chứng Reye.

4. Tắm bằng nước ấm (không phải nước nóng) để giữ cho da sạch và giảm nguy cơ nhiễm trùng

5, Nếu trong nhà có bệnh nhân thủy đậu, nên để phòng thông thoáng, đủ ánh sáng, người bệnh nên nằm trên giường khi bị sốt. Trong chế độ ăn uống nên chọn thức ăn nhẹ, giàu vitamin, quần áo không nên quá dày, quá nóng sẽ làm tăng thêm các nốt thủy đậu và gây ngứa.

6, Giữ quần áo sạch sẽ, thiết bị hoặc dụng cụ sử dụng của bệnh nhân phải được phơi nắng hoặc khử trùng bằng cách đun sôi, cắt móng tay cho bệnh nhân, rửa tay thường xuyên, giữ sạch tay để tránh làm lây lan nốt thủy đậu, gây nhiễm trùng. Nên có sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu thấy cần thiết.

Thủy đậu

Cách phòng ngừa để trẻ không mắc bệnh thủy đậu

1. Không đụng chạm vào người đang mắc thủy đậu

Bệnh nhân là nguồn lây nhiễm thủy đậu duy nhất, vì vậy nếu có trường hợp mắc bệnh thủy đậu trong khu vực, đừng đưa trẻ đến một số nơi đông người hoặc nơi có nguy cơ có người mắc thủy đậu. Bệnh viện là nơi mà virus vi khuẩn tập hợp, không có việc liên quan bạn cũng không nên đến đó.

2. Trẻ bị thủy đậu cần phải tách riêng, nghỉ học để không phát tán nguồn bệnh

Nếu có một đứa trẻ bị nhiễm thủy đậu trong lớp mẫu giáo hoặc trường học, phụ huynh nên đề nghị đình chỉ việc lên lớp học, và nhà trường nên chủ động dừng các lớp học và các cuộc tụ họp và hoạt động lớn mà có trẻ mắc bệnh tham gia. Khi có ổ dịch thì không nên tập hợp đông học sinh nếu không cần thiết.

3. Tăng sức đề kháng

Thông thường, cách đơn giản nhất là hãy để trẻ có cơ hội tập thể dục nhiều hơn. Kiên trì vận động nhiều và tập thể dục, ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C là cách cải thiện khả năng chống lại bệnh tật. Ngoài ra, bạn nên chú ý hơn đến chế độ ăn uống hàng ngày, bổ sung vitamin C.

Vân Hồng – Trí thức trẻ/ Soha

Link