Thứ ba, Tháng Một 14
Shadow

Tiến sĩ Mỹ tiết lộ ‘công thức vàng’ để tính tuổi thọ: Hãy tính xem bạn có thể sống bao lâu?

sống thọ, tuổi thọ, tiến sĩ, sống lâu

Làm thế nào để biết chúng ta có thể sống được bao lâu? Theo nghiên cứu của tiến sĩ Mỹ, có 6 yếu tố quyết định phần lớn tuổi thọ của bạn. Hãy thử xem công thức để biết tuổi của bạn.

Theo chuyên gia Tâm lý, tiến sĩ Diana S Woodruff – Pak, khoa Thần kinh, Đại học Temple ở Philadelphia (Mỹ), sau hàng chục năm nghiên cứu về người già và tuổi thọ đã tổng hợp ra công thức tính tuổi thọ của mỗi người dựa trên những thói quen và đặc điểm của họ.

Bài trắc nghiệm này giống như một chiếc máy tính có công thức, bạn muốn thử tính tuổi thọ của mình thì nên dùng giấy bút ghi chép cẩn thận theo hướng dẫn chi tiết sau đây.

Xin lưu ý rằng khi mỗi câu hỏi được trả lời, số điểm sẽ được cộng hoặc trừ đi cho phù hợp và kết quả cuối cùng chính là câu trả lời. Đừng quên sử dụng số tuổi ban đầu của bạn để tính, nếu mục nào không liên quan, thì bỏ qua.

Hãy bắt đầu với bước thứ nhất:

Hãy bỏ ra 5 giây để tìm ra “tuổi thọ cơ bản” của bạn (tuổi thọ này là cơ bản, chưa bao gồm các yếu tố thói quen sinh hoạt cũng như chất lượng chăm sóc sức khỏe cao hay thấp của bạn).

sống thọ, tuổi thọ, tiến sĩ, sống lâu

Bước thứ hai:

Sau khi bạn xem bảng tính tuổi thọ trung bình cơ bản ở trên, lấy ra con số tuổi thọ của mình làm chuẩn. Ví dụ bạn là nam giới, bạn đang trong độ tuổi 30-39, thì số tuổi chuẩn của bạn là 74.

Tiếp theo, bạn bắt đầu tính tuổi của mình dựa trên thói quen và đặc điểm riêng của cá nhân theo các câu hỏi ở 6 hạng mục dưới đây, bao gồm: Thói quen sinh hoạt, trạng thái tâm lý tinh thần, tình trạng hôn nhân, tình hình công việc, điều kiện môi trường sống và yếu tố di truyền.

Xem thêm  6 kỹ năng cứu người nhất định bạn phải biết, số 4 hầu như ai cũng gặp phải trong đời

Hãy tính thật chuẩn dựa trên việc trả lời câu hỏi một cách nghiêm túc.

1. Thói quen sinh hoạt

Tập thể dục 3 lần một tuần: Cộng 3 tuổi

sống thọ, tuổi thọ, tiến sĩ, sống lâu

TS. Diana S Woodruff – Pak

Thích ăn trái cây và rau của quả thường xuyên: Cộng 2 tuổi

Nuôi thú cưng, con vật trong nhà: Cộng 1 tuổi

Hút thuốc nhiều hơn 2 gói/ngày: Trừ 12 tuổi

Hút thuốc 1 ~ 2 gói/ngày: Trừ 7 tuổi

Hút thuốc 20 điếu hoặc ít hơn mỗi ngày: Trừ 2 tuổi

Ngủ quá 10 tiếng hoặc ít hơn 5 tiếng/ngày: Trừ 2 tuổi

Béo phì: Trừ 2 tuổi

Tư thế đứng/ngồi sai cách: Trừ 2 tuổi

Đã có bệnh mãn tính hoặc thường xuyên mắc các bệnh nhẹ: Trừ 5 tuổi.

sống thọ, tuổi thọ, tiến sĩ, sống lâu

Tập thể dục 3 lần một tuần: Cộng 3 tuổi (Ảnh minh họa)

2. Trạng thái tinh thần, tâm lý

Hầu hết thời gian đều cảm thấy hạnh phúc và hài lòng: Cộng 2 tuổi

Lạc quan: Cộng 1 đến 3 tuổi

Có những người bạn để chia sẻ khó khăn, vui buồn: Cộng 1 tuổi

Theo đuổi tín ngưỡng một cách kiên định: Cộng 7 tuổi

Tự ti: Trừ 4 tuổi

Cố chấp: Trừ 2 tuổi

Ưa mạo hiểm (chẳng hạn như đi xe phân khối lớn): Trừ 2 tuổi

Trầm cảm: Trừ 1-3 tuổi

sống thọ, tuổi thọ, tiến sĩ, sống lâu

Hầu hết thời gian đều cảm thấy hạnh phúc và hài lòng: Cộng 2 tuổi (Ảnh minh họa)

3. Tình trạng hôn nhân

Đã kết hôn: Cộng 1 tuổi

Nam giới đã ly hôn và sống một mình: Trừ 9 tuổi

Phụ nữ đã ly hôn và sống một mình: Trừ 5 tuổi

Phụ nữ không sinh con hoặc không có con sau tuổi 40: Trừ 0,5 tuổi.

4. Tình trạng nghề nghiệp

Nhà nghiên cứu chuyên nghiệp: Cộng 1,5 tuổi

Xem thêm  Sự khác biệt lớn giữa người đi bộ và không đi sau 10 năm: Toàn bộ cơ thể đều thay đổi

60 tuổi vẫn đang làm việc: Cộng 2 tuổi

65 tuổi vẫn đang làm việc: Cộng 3 tuổi

Làm việc ở thành phố lớn (hoặc dành phần lớn thời gian sống của cuộc đời sống ở thành phố lớn): Trừ 1 tuổi

Làm việc ở các thị trấn ngoại thành, nông thôn (hoặc dành phần lớn thời gian sống ở đây): Cộng 1 tuổi

5. Môi trường, điều kiện sống

Sống ở khu vực thoáng đãng, có tầm nhìn rộng mở, không khí trong lành: Cộng 2 tuổi

Sống ở nơi ồn ào trong thời gian dài: Trừ 1 tuổi

6. Yếu tố di truyền

Mẹ đẻ sống thọ 80 tuổi trở lên: Cộng 4 tuổi

Cha đẻ sống thọ 80 tuổi trở lên: Cộng 2 tuổi

Ông bà nội ngoại sống thọ 80 tuổi trở lên: Cộng 1 tuổi

Có thành viên trong gia đình chết vì bệnh tim trước 50 tuổi: Trừ 3 tuổi

Có thành viên trong gia đình chết vì bệnh ung thư dạ dày: Trừ 2 tuổi

Có thành viên trong gia đình chết vì bệnh ung thư vú: Trừ 2 tuổi

Có thành viên trong gia đình chết trước 60 tuổi vì tự tử hoặc có bệnh bất kỳ: Trừ 1 tuổi

Đã xong, bạn đã tính được sơ bộ tuổi thọ của mình hay chưa?

Mặc dù công thức này không thể sử dụng làm cơ sở duy nhất để tính chính xác tuổi thọ của từng cá nhân, nhưng nó vẫn rất có giá trị. Hãy tham khảo những thông tin trong câu hỏi, câu nào được cộng điểm, bạn nên áp dụng, câu nào bị trừ điểm, bạn nên loại bỏ hoặc hạn chế hay phòng tránh.

Đó là những gợi ý tuyệt vời để bạn biết cách chăm sóc sức khỏe của mình một cách cụ thể hơn. Hãy bắt đầu quan tâm đến sức khỏe của bạn ngay bây giờ.

*Theo Health/People/Soha