Thứ sáu, Tháng mười một 15
Shadow

Tiếq Việt sẽ wế này nếu cúq ta kải kác weo Fó Záo Sư Bùi Hiền

cải tiến tiếng việt, pgs Bùi Hiền

Hôm nay là thứ High, thành thật xin lỗi quý bạn đọc nếu như những dòng chữ trên khiến hội chứng ngày thứ Hai của bạn đọc bị biến chứng bất ngờ!

Tôi mất 10 phút mày mò vừa tra tự điển của PGS-TS Bùi Hiền vừa lần mò trên bàn phím để viết ra cái tít trên. Thế nên, tôi buộc phải bỏ cuộc với ý định viết nguyên một bản Tin Tốt Lành bằng chứ viết “kải kác” của ông.

Không biết rồi sau này quen rồi tôi có thể viết nhanh hơn đến 8% như ông Hiền nói hay không chứ quả thực nếu “kải kác” của ông Hiền được áp dụng thì 80% dân chúng sẽ phải đi học lại từ đầu.

20% còn lại sẽ là những trẻ em chưa đi học. Thế nên ông cũng đừng giận khi cuối tuần qua mạng xã hội đưa ông lên hàng… Chipu, thậm chí còn vượt qua cả Chipu trong lượng “gạch đá” mang về.

Nhưng tôi vẫn đưa sự kiện “kải kác” tiếng Việt vào Tin Tốt Lành bởi tôi không thể không nể phục ông.

Một bạn đọc của tôi bình luận rằng “Giáo dục Việt Nam còn chưa đủ nặng nề hay sao mà lại bày ra vụ cải cách tiếng Việt như thế này? Lũ trẻ còn chưa đủ nặng nhọc hay sao mà lại bắt chúng học lại tiếng Việt lần nữa?”.

Tôi trả lời họ rằng: Việc của Lá là xanh- việc của ông Bùi Hiền là nghiên cứu. Đừng bắt ông phải chịu trách nhiệm với những thứ ông chả có quyền gì.

Đó cũng là lý do tôi đưa việc “kải kác” tiếng Việt của ông Bùi Hiền vào Tin Tốt Lành.

Bởi chừng nào người ta vẫn cứ kêu gọi “trong sáng tiếng Việt” trong khi vẫn viết tắt, vẫn viết sai lỗi chính tả, vẫn vay mượn tiếng nước ngoài dù cho tiếng Việt vẫn có từ thay thế… thì những người tâm huyết như ông luôn xứng đáng để được nể trọng.

Từ những “teen code” của lũ trẻ đến việc nhiều giáo viên và cực nhiều sinh viên trường Sư phạm vẫn viết sai chính tả. Từ những ca từ bát nháo đến những từ lóng được sử dụng vô tội vạ. Tiếng Việt đã bị tàn phá trầm trọng.

Người ta không thể hô hào mãi “trong sáng tiếng Việt” khi mà chẳng ai mảy may nghĩ đến việc làm thế nào để giới trẻ yêu tiếng Việt cả.

Thậm chí nhiều cha mẹ ngay từ khi con mới 2 tuổi, 3 tuổi đã chăm chăm cho con đi học tiếng Anh đến mức bọn trẻ “bắn” tiếng Anh nhanh như gió nhưng tiếng Việt thì ngắc ngứ, tìm mãi không ra từ biểu thị mà phải chêm bằng từ tiếng Anh.

Lũ trẻ tiểu học được tập chỉ để viết ra đúng con chữ, thay vì rèn nét chữ nết người. Bởi ai cũng nghĩ sau này viết trên máy tính hết chứ mấy khi dùng giấy bút nữa nên cần gì viết đẹp.

Thế nên đề xuất của PGS-TS Bùi Hiền dù rất khó khả thi nhưng hãy ghi nhận đó là sự nỗ lực của người luôn trăn trở cho tiếng Việt.

Xem thêm  Toàn cảnh vụ trục vớt 2 nạn nhân trong xe sang Mercedes lao xuống sông Hồng

Những ai đang dè bỉu “kải kác” tiếng Việt, hãy thường trực phản ứng mạnh mẽ với lỗi sai chính tả, thói lạm dụng từ nước ngoài khi mà từ Việt có, hay những từ lóng làm méo mó tiếng Việt.

Chỉ cần làm được vậy thì tiếng Việt sẽ không còn bị “xâm hại” nữa!

13 nhóm quyết sách được thông qua và chúc mừng TP Hồ Chí Minh

Sau 26 ngày làm việc, kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khoá 14 đã thông qua 6 dự án Luật và nhiều nghị quyết quan trọng.

TP HCM hẳn rất mừng khi có tới 93,69% đại biểu Quốc hội bấm nút tán thành cho đô thị này hưởng cơ chế đặc thù.

Việc TP HCM được hưởng cơ chế đặc thù liệu có giúp thành phố tiếp tục trở thành “đầu tàu” của cả nước, vực dậy mức “tăng trưởng GDP cao gấp 1,5 lần cả nước” như trước đây không, hay có khiến thành phố trở thành “thành phố đáng sống” nhất hay không thì còn chưa nói được, nhưng chắc chắn cú hích này đã tạo nên những cảm hứng nhất định.

Theo các chuyên gia dự báo thì đó là một bức tranh hoàn toàn tươi sáng, tích cực.

Tôi không được sinh ra ở thành phố HCM, không lớn lên cùng thành phố, chỉ là một người Hà Nội hay vào TP HCM công tác hoặc đi chơi nhưng luôn có những thiện cảm với thành phố, với người dân thành phố.

Cùng với Đà Nẵng, tôi thực lòng mong đợi được nhìn thấy TP HCM trở thành nơi đáng sống đặc biệt là với những người trẻ tuổi.

cải tiến tiếng việt, pgs Bùi Hiền

Tôi vẫn luôn khuyến khích người trẻ bắt đầu tuổi thơ với Hà Nội, tràn căng nhiệt huyết thanh xuân với TP HCM và về già chọn Đà Nẵng làm ngôi nhà thứ hai của mình vì vậy.

Một thanh xuân tràn căng ngực với nhịp sống tất bật của TP HCM, của sự trung thực thẳng thắn và minh bạch, công bằng. Của hiện đại với đề án “đô thị thông minh” mà ở đó, người dân sẽ được hưởng nhiều lợi ích. ( đọc tin chính)

Và thêm một Tin Tốt Lành nữa đến từ TP HCM khi mà Sở Giáo dục Đào tạo TP HCM vừa đề nghị các trường học xây dựng bộ quy tắc ứng xử dùng trong nhà trường.

Người Việt đứng thứ 490 trong danh sách người giàu nhất hành tinh

Ông Phạm Nhật Vượng “nhảy qua đầu” 145 “ông giàu” khác để leo lên vị trí thứ 490 trong danh sách những người giàu nhất hành tinh. Một người Việt đầu tiên có mặt trong danh sách 500 người giàu nhất hành tinh.

Thực ra việc ông Vượng giàu đến cỡ nào cũng chỉ là câu chuyện để nói với nhau ở hàng nước.

Phần đông người Việt chẳng yêu gì “cái lũ nhà giàu” vì họ vốn nghèo mãi quen rồi và dù chẳng nghèo nhưng họ được “giáo dục” từ bé rằng người giàu chẳng ai tử tế cả.

Thế nên việc tôi đưa tin này vào Tin Tốt Lành hẳn sẽ có nhiều người bĩu môi dài bằng tất cả số tiền ông Vượng có xếp lại mất.

Xem thêm  Đề xuất 'tiếng Việt' thành 'tiếq Việt': 'Nhiều người chửi bới, thoá mạ PGS Bùi Hiền vô lối'

Nhưng khoan đã, điều tôi muốn chia sẻ với bạn đọc của mình không phải chuyện ông Vượng giàu, ông Vượng có bao nhiêu tiền, ông Vượng tốt hay xấu, ông Vượng sẽ “nhảy qua đầu” bao nhiêu ông nữa hoặc bị bao nhiêu ông nữa sẽ “nhảy qua đầu” trong tương lai.

Thứ tôi muốn chia sẻ lại là những gì ông Vượng từng chia sẻ khi thay đổi slogan của Vin từ “Nơi tinh hoa hội tụ cùng phát triển” thành “Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp”. Ít nhất ông đang truyền cảm hứng cho chính các đồng sự của mình.

Những gì ông đòi hỏi, yêu cầu với các lãnh đạo và nhân viên của mình. Như quy định lãnh đạo dành không dưới 52 giờ mỗi năm để đào tạo cấp dưới, nhân viên phải được đào tạo 100 giờ mỗi năm.

Đó là việc xây dựng một môi trường học tập, một không khí học tập, một tinh thần học tập.

Có lẽ đó là điều mà nhiều vị lãnh đạo, chính quyền địa phương còn yếu kém khi mà “mua bằng” hoặc tham gia các khoá đào tạo từ xa (mà chắc gì đã là học thật) chỉ để lấy cho mình một tấm bằng rồi “ngã ngựa” như ông Nguyễn Xuân Anh- nguyên bí thư Đà Nẵng, ông Nguyễn Xuân Sang, Cục trưởng Cục Hàng Hải Việt Nam…

Đến mức mà Bộ Giáo Dục phải ra khuyến cáo về việc nhiều lãnh đạo sử dụng bằng cấp không được công nhận .

Và thay vì tranh cãi, bàn luận việc ông Phạm Nhật Vượng xếp thứ 490 thì có gì tốt lành xin khép lại bản tin chào tuần mới của mình bằng 10 điều ông Vượng đã chia sẻ với cán bộ nhân viên tập đoàn Vietel trong cuộc trò chuyện của mình.

Hy vọng mỗi người đều rút ra cho mình một vài điều hữu ích.

1. Công việc cần có quy trình, có phân nhóm nhiệm vụ, có rà soát.

2. Chúng ta chưa bao giờ lên đỉnh và sẽ có lẽ không bao giờ có đỉnh.

3. Luôn giữ tinh thần startup, không để xuất hiện suy nghĩ hưởng thụ.

4. Nhanh không có nghĩa là không chất lượng, chúng ta chỉ lấy đó làm lý do khi yếu kém.

5. Phải dành ra thời gian để học hằng tháng, hằng năm. Cấp trên phải có thời gian đào tạo cho cấp dưới được quy hoạch rõ ràng.

6. Làm gì cũng phải đam mê, nghiêm túc với công việc, học hỏi liên tục cả đối thủ.

7. Nếu không đạt mục tiêu đặt ra sẽ cắt phúc lợi, làm tốt thưởng ngay.

8. Hãy tận dụng thế mạnh của mình thành cái mạnh nhất để cạnh tranh với cái mạnh của đối thủ.

9. Nghe khách hàng nói, khách hàng chê, xem khách hàng như người thầy để ra sản phẩm phục vụ khách hàng.

10. Đôi lúc thực hiện công việc nên tư duy cực kì đơn giản, chỉ cần chưa chết, tương lai xài tốt, và có tính lâu dài.

Theo Tri thức trẻ