Thứ hai, Tháng Một 13
Shadow

Trẻ em Nhật tự đi học có hội phụ huynh trông chừng

Vì sao trẻ em Nhật 2-3 tuổi đã biết tự đi mua đồ ở cửa hàng, 6 tuổi đã tự đi bộ đến lớp, 9 tuổi đã biết bắt xe điện đi từ đầu này đến đầu kia của thành phố Tokyo rộng lớn?

trẻ em nhật, tự đi học, hội phụ huynh, phụ huynh

Quãng đường học sinh Nhật đi về do nhà trường quy định và có sự tuần tra giám sát nghiêm ngặt của các phụ huynh tình nguyện – Ảnh: JapanToday

Chúng ta xem tin tức về nước Nhật thường thấy hình ảnh các em học sinh tiểu học tự đi bộ một mình từ nhà đến trường và ngược lại. Nhiều người hỏi tại sao các bậc cha mẹ Nhật lại dám để con mình đơn độc trên quãng đường dài như thế?

Câu trả lời là: tất cả đều nằm trong tầm kiểm soát của các bậc phụ huynh và nhà trường.

Hội tự nguyện, đóng phí hằng tháng

Người Nhật là một dân tộc có đầu óc sáng tạo, làm việc cật lực và biết lo xa nên họ đã dự liệu và triển khai những biện pháp nhằm bảo đảm sự an toàn tối đa cho lũ trẻ.

Các hội phụ huynh Nhật bắt đầu hình thành từ sau Thế chiến 2, giờ đã phát triển rộng khắp trên cả nước. Việc tham gia vào hội là hoàn toàn tự nguyện.

Các hội của từng trường có cơ cấu tổ chức tương tự nhau, nhưng hình thái hoạt động khác nhau. Các phụ huynh bầu chọn một ban điều hành, có nhiệm kỳ 2 năm, hoạt động dưới sự giám sát và cố vấn của chính quyền địa phương, các ban điều hành sẽ họp thường kỳ mỗi tuần một lần.

trẻ em nhật, tự đi học, hội phụ huynh, phụ huynh

Bản tin nội bộ của hội phụ huynh các trường – Ảnh: JapanToday

Nhà trường cũng sẽ cử một vài giáo viên tham gia vào hội. Hằng tháng, các phụ huynh đóng góp một khoản phí nhỏ khoảng 350 yen để làm kinh phí cho hội, cũng như sẽ tham gia một số hoạt động thường kỳ và một cuộc họp chính hằng năm nhằm giúp các phụ huynh có dịp tiếp xúc và làm quen với nhau.

Xem thêm  5 quy tắc nuôi dạy con của cha mẹ Nhật mà mọi phụ huynh nên học hỏi

Mỗi lớp học sẽ có 2 phụ huynh tình nguyện thu thập tên tuổi, số điện thoại, địa chỉ liên lạc của các phụ huynh khác. Đồng thời, mỗi lớp sẽ có một phụ huynh tình nguyện canh chừng bãi gửi xe đạp mỗi khi trường có tổ chức lễ hội cho học sinh hay phụ huynh.

Các phụ huynh cũng sẽ tham gia với học sinh trong các trò chơi trong dịp này nhằm tạo sự gần gũi nhau. Hội phụ huynh cũng sẽ hỗ trợ các khóa hướng dẫn về an toàn giao thông khi chạy xe đạp cho học sinh do lực lượng cảnh sát địa phương tổ chức.

Chia nhau giám sát đường đi học của trẻ

trẻ em nhật, tự đi học, hội phụ huynh, phụ huynh

Chuyện một sinh nhí đơn độc đi học không phải điều lạ ở Nhật – Ảnh: JapanToday

Nhà trường ở Nhật chỉ dạy học sinh những phương cách tự bảo vệ mình chứ không tổ chức giám sát an toàn cho học sinh trên đoạn đường đi về.

Ở Nhật, các trường tiểu học phải chọn lựa một lộ trình đi – về an toàn nhất cho học sinh, gọi là Tsūgaku-ro, các học sinh bắt buộc phải tuân thủ lộ trình này.

Hội phụ huynh sẽ cắt cử các bậc cha mẹ đi tuần tra giám sát cung đường các học sinh đi về hằng ngày, họ cũng chịu trách nhiệm trong việc bảo dưỡng các địa điểm an toàn dành cho học sinh trú ẩn khi có xảy ra sự cố.

Thêm nữa, các học sinh trong cùng một khu vực cư trú phải tụ tập lại và đi theo nhóm, gọi là Shūdan Tōkō, nhằm tăng cường mức độ an toàn cho trẻ. Các phụ huynh được khuyến cáo phải luôn nhắc nhở con mình tuân thủ theo đúng các quy trình di chuyển an toàn đã nêu.

Xem thêm  Nói với con như nào về vấn đề tình dục? Điều khiến nhiều cha mẹ còn băn khoăn và chưa biết làm sao cho đúng

Các phụ huynh tình nguyện của mỗi lớp cũng sẽ tham gia làm một bản tin nội bộ bao gồm hình ảnh và tin tức về các hoạt động của nhà trường.

Hằng năm, nhà trường sẽ tổ chức 2 lần các hoạt động giáo dục hay giải trí dành cho phụ huynh hoặc cho học sinh, ví dụ như các khóa hướng dẫn về cách dạy con, nấu ăn, các trò chơi vận động.

Mỗi lớp sẽ có một phụ huynh cùng tham gia tổ chức với nhà trường. Họ cũng phối hợp với địa phương trong việc tổ chức các sự kiện vui chơi cho học sinh có sự tham gia của cộng đồng dân cư tại đó.

Người Nhật có phương pháp giáo dục rất đặc sắc, họ rèn luyện cho trẻ từ rất sớm các kỹ năng sinh tồn, như gặp động đất thì cách trú ẩn ra sao, học bơi, chạy xe đạp an toàn, và quan trọng nhất là tinh thần phục vụ cộng đồng.

Từ bé chúng đã được luân phiên thực hiện việc phục vụ buổi ăn trưa cho các bạn cùng lớp, cũng như việc làm vệ sinh nhà ăn, nhà vệ sinh…

Những thứ ấy giúp trẻ trở nên tự tin vào khả năng bản thân, bởi thế không có gì lạ khi người ta bắt gặp cảnh những đứa bé mới 2, 3 tuổi đã biết đi mua hàng tại các cửa hàng tạp hóa gần nhà, 9 tuổi đã biết bắt xe điện đi từ đầu này đến đầu kia của thành phố Tokyo rộng lớn.

Theo Tuổi trẻ