Thứ ba, Tháng Một 14
Shadow

Từ chối nhổ cỏ thuê, cô gái nghèo không ngờ đó lại là cách tìm ra kho báu trong sân nhà

Rất có thể kho báu giúp bạn đổi đời không nằm ở một nơi nào đó quá xa xôi mà đang hiện hữu ngay bên cạnh bạn.

Trong “Đại bát niết bàn kinh” có ghi lại hai câu chuyện kể về kho báu của cô gái nghèo và viên kim cương trên trán người lực sĩ.

Hai câu chuyện tưởng chừng như chẳng liên quan tới nhau ấy lại ẩn chứa thông điệp của Đức Phật gửi tới chúng sinh: Tất cả chúng ta đều mang trong mình Phật tính, chẳng qua vì vô số phiền não nơi trần thế che lấp nên chưa nhìn ra mà thôi…

Kho báu của cô gái nghèo

Xưa kia, có một cô gái gia cảnh vô cùng nghèo khó. Trong sân nhà nàng thực ra chôn rất nhiều vàng bạc, nhưng cả nhà chẳng ai biết chuyện này.

Bấy giờ, một bậc trí giả trong làng sau khi biết chuyện đã quyết định chọn dịp thích hợp để nói cho cô gái về kho báu ấy. Ngày nọ, ông đưa ra lời đề nghị với cô: “Tôi muốn cô làm thuê cho tôi. Liệu cô có thể giúp tôi nhổ cỏ được không?”

Cô gái trả lời: “Tôi không thể làm như vậy. Trừ khi ngài nói cho tôi biết trong nhà tôi có bảo bối, tôi mới đồng ý làm việc cho ngài”.

Cô gái nghèo vốn muốn dùng điều này làm cái cớ để từ chối đề nghị của vị trí giả. Hơn nữa, nàng vẫn luôn tin rằng nhà mình chẳng đào đâu ra nổi một thứ đáng giá.

Cô gái nghèo từng chấp nhận sống trong cảnh bần hàn, bởi cô chẳng bao giờ tin rằng nhà của chính mình lại có thể là nơi cất chứa bảo vật. (Tranh minh họa).

Xem thêm  7 quy tắc theo triết lý nhà Phật để sống ung dung tự tại, thành công tự tới

Không ngờ vừa nghe được câu nói ấy, bậc trí giả đã lập tức đáp ứng: “Tôi biết nhà cô có bảo vật. Tôi có thể nói cho cô biết bảo vật ấy đang được chôn chỗ nào”.

Cô gái bán tin bán nghi hỏi lại: “Ngay đến người trong nhà tôi cũng chẳng hề hay biết, ngài làm sao mà biết được?”

Vị trí giả lần nữa khẳng định: “Tôi quả thực có biết”.

Cô gái nói: “Mắt thấy thì mới có thể tin. Tôi muốn chính mắt mình nhìn thấy”.

Nói đoạn, ông đi vào sân nhà cô gái, sau đó quả nhiên đào ra bảo vật. Cô gái nghèo thấy vậy không khỏi vui mừng, trong thâm tâm càng thêm kính nể vị trí giả ấy.


  • Phải lòng gái trẻ và đòi hoàn tục nhưng khi nghe kể 1 chuyện, vị hòa thượng lập tức đổi ý

Bài học rút ra

Trong câu chuyện này, vị trí giả chính là Đức Như Lai, còn cô gái nghèo là đại diện cho vô số chúng sinh, mà bảo vật được chôn giấu trong sân nhà kia được coi là Phật tính.

Chúng sinh không tự nhìn ra Phật tính của chính mình, cũng giống như cô gái nghèo không hay biết sân nhà có kho báu. Đức Như Lai giúp họ tìm thấy bảo vật, nên được mọi người đời đời tôn thờ và ngưỡng vọng.

Viên kim cương trên trán người lực sĩ

Ở một đất nước nọ, có một vị lực sĩ làm việc dưới trướng vương gia, giữa hai chân mày của người này từng gắn một viên kim cương.

Lần nọ, trong lúc giao đấu với người khác, vị lực sĩ này bị đối thủ dùng mâu đâm vào trán, khiến viên đá ghim vào da thịt. Khi vết thương ở nơi viên kim cương biến mất ngày càng trở nặng. Lực sĩ buộc phải tìm lương y chữa trị.

Vừa nhìn qua vết thương, lương y đã biết đó là do viên đá kia ép vào thân thể mà thành, hơn nữa kim cương còn chưa ghim quá sâu vào bên trong.

Bấy giờ, lương y hỏi lực sĩ: “Viên kim cương trên trán ngài đâu rồi?”

Xem thêm  Bài học đầu tiên người thầy Do Thái dạy học trò: Mục tiêu rõ ràng tạo nên sự khác biệt!

Lực sĩ không khỏi giật mình: “Viên kim cương trên trán của ta biến đâu mất rồi? Có phải đã bị thất lạc rồi hay không?”

Nói tới đây, ông ưu sầu khóc lóc thương tâm.

Phật tính giống như một viên đá quý ẩn trong mỗi người, nhưng không phải ai cũng có thể tự mình nhìn ra. (Ảnh minh họa).

Lương y khuyên giải: “Ngài không cần ưu sầu như vậy. Trong lúc giao đấu, viên kim cương kia đã bị ép vào thân thể, giờ đang ở ngay dưới da, vẫn còn nổi lên hình dáng.

Khi ngài đánh nhau, giận dữ xâm chiếm tâm trí, cho nên viên đá ấy ghim vào trong thân thể, ngài cũng không hay biết”.

Lực sĩ tỏ vẻ không tin những lời này, ngạc nhiên hỏi lại: “Nếu viên đá ghim vào da thịt, vết thương của ta chảy máu, hóa mủ, vì sao nó vẫn không rơi ra? Nếu nó đã ghim sâu vào gân cốt, ông sẽ chẳng thể nào thấy được. Ông đang lừa gạt ta ư?”

Vị lương y kia không dài dòng giải thích, chỉ cầm lấy một tấm gương cho lực sĩ tự soi. Trong gương, vị trí nơi viên kim cương đang ẩn dưới da tỏa ra ánh sáng lấp lánh.

Khi đó, lực sĩ không khỏi kinh ngạc, thâm tâm thầm tự nhủ rằng lương y kia quả thực không tầm thường.

Ảnh minh họa.

Bài học rút ra

Phật tính của chúng sinh có những khi cũng giống như viên kim cương trên trán người lực sĩ. Nó có thể bị che lấp bởi tham, sân, si, khiến chúng ta tưởng như chẳng thể tìm thấy nữa.

Nhưng chỉ cần được chỉ dẫn, đem phiền não giải trừ, Phật tính sẽ hiện lên một cách rõ ràng, cũng giống như người lực sĩ tìm thấy viên đá quý qua tấm gương sáng vậy.

Một khi đã nhìn ra Phật tính của chính mình, bất cứ ai cũng có thể giác ngộ thành Phật.

Trần Quỳnh – Trí thức trẻ

Link