Thứ ba, Tháng Một 14
Shadow

Uống rượu pha nước ngọt và trái cây: Vừa hại não, vừa có nguy cơ nhiễm độc

uống rượu, nước ngọt, trái cây, hại não

Về nguyên lý, các loại hoa quả tự nhiên dùng kể pha rượu cơ bản không gây hại gì. Nhưng với nước ngọt có gas và nước hoa quả công nghiệp đóng chai lại là câu chuyện khác.

Bất cứ ai cũng biết rằng, rằng rượu vô cùng có hại cho sức khỏe. Các cảm giác “giải mỏi, sảng khoái” do rượu mang lại, kể cả là rượu thuốc ngâm thảo dược, nhân sâm… cho đến nay vẫn còn gây tranh cãi và không có tính thuyết phục trong hỗ trợ điều trị bệnh.

Càng sử dụng rượu bia lâu, nhiều người dùng càng phụ thuộc và tăng nguy cơ mắc các bệnh hiểm nghèo. Tuy nhiên, do văn hóa, do công việc, do ngoại giao… chúng ta khó mà từ chối bia rượu khi giao tiếp.

Không hiểu từ bao giờ người ta nghĩ ra công thức trộn tất cả các loại trái cây kèm nước ngọt có gas thành một loại rượu gọi là “rượu trái cây tươi” dùng trong các buổi tiệc, giao lưu.

Theo hướng dẫn của các chuyên gia tự nhận trên mạng xã hội thì về cơ bản, rượu trái cây được pha với nhiều cách khác nhau tùy theo hương vị, nhưng chủ yếu gồm các nguyên liệu như rượu vang, rượu mạnh, đường, nước ngọt vị trái cây, nước Sting cùng các loại hoa quả… cùng với lập luận: “trái cây và nước ngọt sẽ làm rượu nhẹ, dễ uống, thơm và mát.

Xem thêm  5 dấu hiệu điển hình cảnh báo khối u ung thư đại trực tràng đang phát triển "thần tốc"

Về mặt sức khỏe, loại rượu này có hại cho tim mạch, dạ dày… và dễ thấy nhất là nguy cơ tiêu chảy vào ngày hôm sau do rối loạn tiêu hóa. Bởi vì, thực tế công thức pha chế này chưa hề được bất cứ chuyên gia pha chế hay sách vở nào công nhận trước đó.

uống rượu, nước ngọt, trái cây, hại não

Trào lưu uống rượu trộn nước ngọt và hoa quả.

Về nguyên lý, các loại hoa quả tự nhiên dùng kể pha rượu cơ bản không gây hại gì. Nhưng với nước ngọt có gas và nước hoa quả công nghiệp đóng chai lại là câu chuyện khác. Rượu vốn dĩ đã độc hại, ngoài tác động của nó đến não còn phải kể đến việc rượu trộn với nước ngọt có gas cùng phẩm màu công nghiệp sẽ khiến độc tính càng được nhân lên.

Cụ thể, phẩm màu đỏ của Sting dùng để pha vào rượu có thể chuyển hóa thành chất độc.

Nguy hiểm hơn, loại rượu pha chế này có thể đánh lừa vị giác, gây cảm giác dễ uống và chúng ta tưởng rằng cơ thể còn rất tỉnh nhưng thật ra là đã say. Tình trạng này hay được gọi đùa là “say trong tâm” (người uống thức/tỉnh ngủ trong khi đã say rượu).

Chuyên gia cảnh báo, đối với đối tượng là nữ giới – những chị em không quen dùng bia rượu nên tỉnh táo với các loại đồ uống này, tránh tình trạng say rồi phạm phải sai lầm, gây ra hệ quả khôn lường về sau.

Xem thêm  Phát hiện loại đường trái cây có thể đẩy lùi ung thư

Tốt nhất, bạn nên ăn uống điều độ, nếu không thể tránh được hoàn toàn bia rượu thì hãy làm sao hạn chế bớt độ nguy hại của nó đối với cơ thể.

theo Trí Thức Trẻ