Thứ hai, Tháng Một 13
Shadow

‘Vi khuẩn mủ xanh nếu có 1 con trong bình nước cũng đã là nguy hiểm’

Vi khuẩn mủ xanh

Cả TS.BS Nguyễn Trung Cấp và PTS.TS Trần Hồng Côn đều chung nhận định trực khuẩn mủ xanh là loại vi khuẩn rất nguy hiểm, tuy nhiên ông Côn lưu ý về quy cách lấy mẫu nước chuẩn.

Xem thêm  9 "quả bom" vi khuẩn tàng trữ trong nhà của bạn: Rất nhiều mầm bệnh được sinh ra từ đây

Nước bình đóng chai cho học sinh tiểu học bị nghi nhiễm vi khuẩn mủ xanh

Mới đây, hàng ngàn phụ huynh học sinh của một trường tiểu học tại quận Hoàng Mai, Hà Nội bàng hoàng khi cầm trên tay kết quả xét nghiệm nước đóng bình của một doanh nghiệp dùng cho các con uống tại trường bị nhiễm khuẩn mủ xanh.

Theo chia sẻ của một phụ huynh, kết quả xét nghiệm 1 mẫu còn nguyên niêm phong của nhà sản xuất do Viện Hóa học Việt Nam thực hiện đã phát hiện vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa (vi khuẩn mủ xanh) với tỉ lệ 68vk/250ml nước (vk = viết tắt của “vi khuẩn”).

Trước đó, vào ngày 15/12, phụ huynh tự lấy mẫu nước từ bình đang dùng dở, mang đi xét nghiệm 2 mẫu phát hiện trong 1 mẫu bình dùng dở có chứa vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa – với tỉ lệ 110vk/250ml nước.

TS.BS Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương vi khuẩn mủ xanh phát triển tốt trên các bề mặt bên trong cơ thể. Vi khuẩn cũng được phát hiện trên các dụng cụ y khoa bao gồm catheter, nội khí quản, van tim giả, khớp giả, dụng cụ y tế ngâm khử khuẩn không tốt.

Vi khuẩn mủ xanh
Trực khuẩn mủ xanh là vi khuẩn rất ưa nước. Ảnh minh họa.

Trực khuẩn mủ xanh là loại vi khuẩn ưa nước sẽ liên quan nhiều tới môi trường nước, vì vậy các vật dụng nước và môi trường nước đều sẵn có vi khuẩn này.

Tính nguy hiểm của trực khuẩn mủ xanh là kháng kháng sinh rất mạnh, là nguyên nhân chính gây ra nhiễm trùng bệnh viện và nhiễm trùng cơ hội. Trực khuẩn mủ xanh hiếm khi gây nhiễm trùng ở những người khỏe mạnh, nhưng nó có xu hướng lây nhiễm sang những người bị suy giảm.

Nhiễm trực khuẩn mủ xanh có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng huyết (nhiễm trùng máu), viêm phổi, viêm họng…

“Khuẩn mủ xanh sống trong môi trường ưa nước, vật dụng ngâm nước nào, nó đều dễ bám vào. Đối với nước bình đóng chai xét nghiệm có trực khuẩn mủ xanh có thể là dây truyền xử lý, đóng gói không đảm bảo. Riêng với nước đóng chai uống trực tiếp thì phải khử được lại vi khuẩn đó, để không gây hại cho cơ thể”, TS. Cấp nói.

1 con vi khuẩn trong bình nước cũng đủ nguy hiểm!

Còn theo PGS.TS Trần Hồng Côn, Khoa hóa Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, một mẫu xét nghiệm chỉ cần có 1 con vi khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa) là đã đủ nguy hiểm. Các mẫu nước xét nghiệm nêu trên nếu thực là tới hơn 60 và 100 con vi khuẩn mủ xanh thì cực kỳ “khủng kiếp”.

Nguyên tắc nước uống chỉ an toàn khi không có bất kỳ loại vi khuẩn nào có trong nước.

Vi khuẩn mủ xanh không có sẵn trong môi trường tự nhiên, nhưng nó tồn tại ở khắp nơi trên thế giới, ở nơi bị nhiễm khuẩn. Thức ăn có thể bị nhiễm vi khuẩn mủ xanh khi bị ôi, thiu hỏng.

Theo chuyên gia để xử lý khuẩn mủ xanh trong nước sẽ phải xử lý bằng chloramin B dùng cho thực phẩm, hoặc lọc.

“Trường hợp nước đóng bình đóng chai bị nhiễm vi khuẩn mủ xanh có thể bình đó đã được sử dụng trong môi trường có nhiễm khuẩn. Sau đó, bình không được vệ sinh súc rửa thì vi khuẩn sẽ tồn tại trong bình. Trường hợp thứ hai có thể xảy ra có thể cơ sở nước đóng chai đó bị nhiễm khuẩn”, PGS.TS Côn nói.

Vi khuẩn mủ xanh dễ dàng phát triển trong môi trường nghèo dinh dưỡng. Đây là loại vi khuẩn, gây bệnh cơ hội trên người. Có thể gây viêm màng tim, viêm đường hô hấp, viêm phổi, nhiễm trùng đường máu, đường tiết niệu, viêm màng não mủ và áp xe não, viêm tủy xương, viêm tai, gây bệnh hóa sừng ở mắt, nhiễm trùng da…

Tuy nhiên, PGS.TS Trần Hồng Côn cũng cho rằng, một mẫu xét nghiệm đúng phải do người có chuyên môn đến lấy mẫu và mang tới phòng xét thí nghiệm. Việc tự lấy mẫu mang đi xét nghiệm nhiều khi kết quả chưa thực sự chính xác.

Xem thêm  Chỉ mất 5 phút để thải sạch độc tố, bụi bẩn và vi khuẩn gây mụn trên da, hãy thử ngay loại mặt nạ 'thần kỳ' này

Ngọc Minh, theo Trí Thức Trẻ, Soha

Link