Thứ bảy, Tháng mười 19
Shadow

Vì sao Uber, Grab nộp thuế 2% doanh thu, taxi nộp 20% lợi nhuận?

Nhìn vào tỷ lệ 20% thu trên lợi nhuận đối với xe taxi và 2% thu trên doanh thu đối với Uber – Grab có vẻ chênh lệch. Vậy nên hiểu sao về hai cách tính thuế này?

uber, grab, nộp thuế, doanh thu, taxi, lợi nhuận

Lấy ví dụ đơn giản, chẳng hạn một công ty taxi có doanh thu 100 tỉ đồng và lợi nhuận là 10 tỉ đồng, thì mức thuế phải đóng 20% phải đóng là 2 tỉ đồng.

Trong khi đó, với Uber – Grab, nếu có doanh thu 100 tỉ đồng, số thuế phải đóng là 2 tỉ đồng, tương đương 2% doanh thu.

Vậy là mức chênh lệch giữa hai hình thức thuế này là hoàn toàn không có.

Có nhất bên trọng nhất bên khinh?

Như vậy, nếu dòng chữ ghi trên biểu ngữ dán sau nhiều xe taxi ở Hà Nội “50.000 xe kiểu Uber – Grab có doanh thu 18.000 tỉ đồng, nhưng chỉ đóng thuế 15,8 tỉ đồng” thì đúng là câu hỏi “Ngân sách thất thu do đâu” là có lý.

Theo cách tính thuế khoán 2% nói trên, nếu doanh thu 18.000 tỉ đồng, ngân sách sẽ phải có 360 tỉ.

Tuy nhiên, con số này vẫn chưa được xác định, và Hiệp hội vận tải Hà Nội, đã phải lên tiếng kêu gọi các taxi ở Thủ đô hãy bình tĩnh, kiềm chế, và khi đưa ra các con số như vậy phải có số liệu chứng minh nếu không sẽ gây phản cảm.

Một câu hỏi khác cũng nên đặt ra: Uber và Grab trong thời gian qua đóng thuế bao nhiêu? Câu trả lời này được nêu ra trong một cuộc họp báo, và người có trách nhiệm của Tổng cục Thuế đã trả lời là bỏ quên số liệu ở nhà. Bộ Tài chính cũng đã chỉ đạo ngành Thuế phải công bố con số này, vì thế chúng ta cần chờ đợi.

Bên thuế khoán, bên kê khai

Trở lại cách tính thuế, có thể nhìn thấy cơ quan thuế đang áp dụng hai chế độ thuế khác nhau cho taxi và Uber, Grab.

Với Uber, Grab cơ quan thuế đang ấn định tỉ lệ nộp thuế trên doanh thu với nhà thầu nước ngoài (tổ chức nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam nhưng có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam). Đây là một dạng thuế khoán trên doanh thu, tức cứ có doanh thu là phải nộp thuế.

Xem thêm  iPhone 8 "ế ẩm" trên toàn cầu, Việt Nam cũng không ngoại lệ?

Nếu quả thực 50.000 xe có doanh thu 18.000 tỉ đồng thì thuế phải là 360 tỉ đồng, nhưng vì những lý do chưa thể hiểu được, con số đó vẫn chưa được chứng minh.

Cần nghiên cứu làm sao đưa ra chính sách thuế có thể điều phối được lợi ích của các doanh nghiệp, mà Uber, Grab phải tâm phục khẩu phục và taxi truyền thống cũng không thể kêu là bị bất công. Nhưng trên hết vẫn phải đứng trên quyền lợi của người tiêu dùng

Tiến sĩ Nguyễn Khắc Quốc Bảo

Phương thức thuế khoán, thu trên doanh thu chỉ nhằm một mục tiêu là thu được thuế, trong khi mục tiêu về quản lý không được chú trọng.

Khi đưa ra con số khoán, cơ quan thuế sẽ dựa trên tỉ lệ lãi của từng ngành nghề cụ thể để ấn định mức khoán.

Trong khi đó, các hãng taxi trong nước đang nộp thuế theo kê khai và được khấu trừ chi phí. Phương pháp này dựa trên thực tế kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy doanh nghiệp có thể có lời hoặc lỗ và trong trường hợp lỗ thì không phải nộp thuế.

Trở lại ví dụ trên, nếu như với doanh thu 100 tỉ đồng, các hãng taxi trở nên khó khăn trước Uber – Grab cho nên không có lời, hoặc thậm chí là lỗ, thì họ sẽ không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp này.

Trong khi đó, các xe Uber – Grab, cũng doanh thu đó, bất chấp lời hay lỗ, cũng đóng 2 tỉ đồng.

uber, grab, nộp thuế, doanh thu, taxi, lợi nhuận

Thuế khoán, tức là kiểu thuế giống như đang được áp dụng cho các hộ kinh doanh cá thể, các tiểu thương buôn bán nhỏ, còn thuế kê khai là của các doanh nghiệp kinh doanh.

Câu hỏi đặt ra là vì sao cơ quan nhà nước đang vận động các hộ cá thể lên doanh nghiệp để quản lý thuế theo phương pháp kê khai nhằm tránh thất thu thuế nhưng với các đại doanh nghiệp như Uber – Grab thì vẫn áp dụng thuế khoán?

Xem thêm  Hãng xe ôm công nghệ trị giá 1,8 tỷ USD chuẩn bị vào Việt Nam?

Liệu có bất công khi không yêu cầu các doanh nghiệp này thành lập pháp nhân tại Việt Nam để áp dụng thuế kê khai như các doanh nghiệp khác?

Các chuyên gia thuế cho rằng áp dụng thuế khoán cho Uber – Grab là có lý do vì Uber – Grab là các công ty nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam, vì thế nếu áp dụng thuế kê khai, có khi ngành thuế sẽ không thu được đồng nào.

Trên thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp FDI ở Việt Nam liên tục mở rộng kinh doanh và làm ăn lớn, nhưng lại vẫn kêu lỗ, không lãi, vì thế không đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.

Chính vì thế, để có thể thu được thuế, cơ quan quản lý áp dụng thuế khoán cho nhà thầu đối với những Uber – Grab.

Nhưng các chuyên gia cũng chỉ ra rằng áp dụng thuế khoán chỉ nên tính trong giai đoạn đầu, sau đó phải có các quy định các doanh nghiệp này phải có trụ sở tại Việt Nam, hoặc có người ủy quyền thay mặt khi đó xem như doanh nghiệp này như là công ty nước ngoài tại Việt Nam và phải áp thuế theo hình thức kê khai để tạo sự công bằng trong cạnh tranh.

Về phía Uber, Grab cũng được lợi vì sẽ được kê khai chi phí.

PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Trưởng khoa Tài chính Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, cho rằng cuộc cách mạng 4.0 hiện nay sẽ còn xuất hiện nhiều loại hình kinh tế mới khác. Chính vì thế, cơ quan thuế nói riêng và các cơ quan quản lý nói chung phải thay đổi để bắt kịp, chứ còn hiện nay cứ nói taxi công nghệ luồn lách, vượt qua các hàng rào quy định .

“Nhưng nói đi cũng phải nói lại, chính pháp luật có kẽ hở thì họ mới tận dụng được. Từ việc nhìn ra việc cơ quan quản lý chưa theo kịp bước đi của thị trường thì phải điều chỉnh chính sách”, ông Bảo đặt vấn đề về ứng xử với mô hình taxi công nghệ kiểu Uber – Grab.

Theo Tuổi trẻ