Thứ hai, Tháng Một 13
Shadow

Vợ chồng ông Đặng Lê Nguyên Vũ phải thanh toán án phí gần 100 tỷ đồng


Do đây là vụ án phân chia tài sản dân sự nên mức án phí tổng cộng mà ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo lên đến hơn 81 tỷ đồng, cộng thêm hàng loạt chi phí tiền tỷ khác.

Chiều 27/3, TAND TP HCM tuyên án phiên xử ly hôn giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ (Chủ tịch Tập đoàn cà phê Trung Nguyên) và bà Lê Hoàng Diệp Thảo.

Theo đó, HĐXX xét thấy yêu cầu ly hôn của vợ chồng ông Vũ, bà Thảo là phù hợp với quy định của pháp luật, mối quan hệ này không thể hàn gắn nên quyết định chấp thuận. Theo đó, bà Thảo được quyền chăm sóc 4 người con chung, còn ông Vũ có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con 10 tỷ/năm.

Vụ ly hôn của vợ chồng ông Đặng Lê Nguyên Vũ kéo dài nhiều năm nay.

Về việc phân chia tài sản chung, toà xét thấy công sức của ông Vũ lớn hơn nhiều trong việc sáng lập và phát triển Trung Nguyên. Do đó, HĐXX quyết định cho ông Vũ được hưởng 60% khối tài sản chung trị giá gần 8.230 tỷ đồng của cả 2 vợ chồng. Theo đó, ông Vũ được hưởng tương đương 4.864 tỷ đồng; hơn 3.364 tỷ còn lại là của người vợ.

Đối với cổ phần tại Tập đoàn Trung Nguyên, tòa chấp nhận đề nghị của ông Vũ, cho rằng việc chia cổ phần cho cả hai sẽ gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp.

Do ông Vũ là lãnh đạo chính, có vai trò quan trọng trong việc phát triển Trung Nguyên, bà Thảo ủng hộ cho King Coffee (đối thủ của G7, Trung Nguyên) nên HĐXX quyết định cho ông Vũ sở hữu các cổ phần của bà Thảo.

Xem thêm  Ông Đặng Lê Nguyên Vũ nói về sự phi thường của bản thân: Mắt nhìn được sóng ĐT, hiểu mọi khoa học, kể cả trường sinh bất tử

Ông Vũ sẽ trả lại bằng tiền cho bà Thảo tương ứng với giá trị cổ phần sở hữu. Theo HĐXX, phương án này sẽ không gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Ông Vũ có trách nhiệm thanh toán số tiền chênh lệch 1.223 tỷ đồng cho bà Thảo.

Đối với hàng chục bất động sản, toà tuyên giao cho ông Vũ sở hữu 6 nhà đất đang quản lý, trị giá hơn 350 tỷ đồng, còn bà Thảo sở hữu 7 nhà đất trị giá hơn 375 tỷ đồng. Theo đó, bà Thảo có nghĩa vụ trả lại cho ông Vũ phần chênh lệch.

Ngoài ra, HĐXX xác định khoản tiền 1.764 tỷ đồng gửi tại 3 ngân hàng Vietcombank, Eximbank và BIDV là tài sản chung và do bà Thảo nắm giữ. Do đó khoản tiền chênh lệch này sẽ được cấn trừ thành cổ phần ông Vũ nhận từ bà Thảo.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ nói sau phán quyết của tòa án: “Cứ sống thiện lành đi, nhất định mọi thứ sẽ tốt”.

Về án phí xét xử sơ thẩm, HĐXX tuyên buộc bà Thảo phải chịu 300 nghìn đồng án phí sơ thẩm. Đối với án phí tài sản, HĐXX thông báo bà Thảo có trách nhiệm thanh toán hơn 33 tỷ đồng, phần ông Vũ phải thanh toán hơn 48 tỷ đồng. Về lệ phí kiểm toán tài sản gần 100 triệu đồng, bà Thảo đã tạm ứng hơn 1,7 tỷ đồng nên được nhận lại phần dư.

Xem thêm  Mang khối u hiếm khổng lồ chỉ có 5% cơ hội sống, 4 ngày sau mổ điều kỳ diệu đã xảy ra

Về lệ phí định giá tài sản, ông Vũ đã nộp đủ hơn 2,1 tỷ đồng cho Công ty TNHH thẩm định giá Sài Gòn. Về phần mình, bà Thảo phải nộp 2,1 tỷ đồng, hiện đã nộp 875 triệu nên chỉ phải thanh toán thêm 1,2 tỷ đồng.

Phát biểu quan điểm trong phiên tòa ngày 25/3, đại diện VKS cho rằng: “Theo quy định, tài sản chung của vợ chồng, nếu không thống nhất cách chia thì sẽ chia đôi, nhưng có tính theo công sức đóng góp, hoàn cảnh, điều kiện để bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên để tiếp tục sản xuất kinh doanh. Người vợ hoặc chồng ở nhà cũng tính là thu nhập phù hợp”.

“Xét giấy phép kinh doanh, Công ty Trung Nguyên thành lập mang tên ông Vũ từ 1996, bà Thảo cho rằng mình có đóng góp, nhưng không có chứng cứ chứng minh. Qua các lần thay đổi, Từ khi Trung Nguyên thành lập đến nay, ông Vũ là người đại diện pháp luật.

Nhãn hiệu cà phê Trung Nguyên cũng do ông Vũ xây dựng. Năm 2007, bà Thảo mới được bổ nhiệm. Vì vậy đề nghị phân chia tài sản phải phù hợp, đảm bảo hoạt động công ty, đảm bảo quyền lợi các bên”, đại diện cơ quan công tố phát biểu.

Theo Trí thức trẻ/Soha

Link 

 

 

 

 

 

Comments are closed.