Thứ hai, Tháng Một 13
Shadow

“Xe ôm công nghệ” của Mai Linh tung ra mức cước tương đương Uber, Grab

xe ôm, công nghệ, mai linh, uber, grab, xe ôm công nghệ

Bảng giá cước dịch vụ xe ôm vừa được Mai Linh Hà Nội công bố ngay trước khi Công ty cổ phần Mai Linh Miền Bắc lấy ý kiến cổ đông về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh “Vận tải hành khách bằng xe lam, xe lôi, xe máy”.

Mức giá không quá chênh lệch

Trong thông báo, Mai Linh Hà Nội gọi dịch vụ xe ôm công nghệ của mình là M.Bike. Đối với loại xe M.bike thông thường, mức giá cước được áp dụng là 11.000 đồng/2km đầu. Khách hàng phải trả thêm 3.800 đồng/km tiếp theo. Mai Linh cũng sẽ đồng thời triển khai M.Bike Premium với giá cước gấp đôi M.Bike thông thường.

Mức giá trên không quá chênh lệch khi so sánh với uberMOTO và GrabBike. Cụ thể, cước phí uberMOTO là 3.700 đồng/km. Mỗi phút sử dụng dịch vụ bị tính cước 200 đồng. uberMOTO còn áp dụng cước phí hủy chuyên 5.000 đồng và đặt ra mức cước phí tối thiểu 10.000 đồng.

Khách hàng sử dụng dịch vụ GrabBike tại Hà Nội và TP.HCM sẽ được tính cước theo 2 bảng giá khác nhau. Grab áp mức cước 11.000 đồng/2km đầu tiên đối với thị trường Hà Nội, trong khi 2km đầu tiên tại TP.HCM phải trả 12.000 đồng. Tuy nhiên, mức giá này còn được điều chỉnh linh hoạt khi nhu cầu tăng cao dựa theo khu vực, thời điểm trong ngày.

xe ôm, công nghệ, mai linh, uber, grab, xe ôm công nghệ

Bảng giá cước của dịch vụ “xe ôm công nghệ” của Mai Linh, Uber và Grab.

Xem thêm  Những cách phòng dịch Covid-19 dành cho tài xế công nghệ

Một ứng dụng Việt Nam khác tham gia cung cấp dịch vụ xe ôm công nghệ cũng đưa ra một mức giá tương đương. Giá cước phí cơ bản khi sử dụng dịch vụ Go-bike là 3.600 đồng/km. Đối với 2km đầu tiên, hãng áp dụng mức cước 11.000 đồng.

Mỗi hãng có cách tiếp cận thị trường riêng

Trong tháng 10 tới đây, Công ty cổ phần Mai Linh Miền Bắc sẽ thực hiện lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản.về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh “Vận tải hành khách bằng xe lam, xe lôi, xe máy”. Như vậy, Mai Linh sẽ hãng taxi đầu tiên cung cấp thêm dịch vụ xe ôm và thị trường được chọn để thực hiện là Hà Nội.

Thực tế, ngay từ cuối năm 2014, dịch vụ đặt xe ôm bằng ứng dụng công nghệ đã được Grab phát triển. TP.HCM là nơi đầu tiên được triển khai dịch vụ GrabBike (ngày 27/11/2014). Gần 7 tháng sau đó (13/6/2015), GrabBike mới xuất hiện tại Hà Nội. Grab cũng đặt ra bảng giá cước riêng cho từng thành phố và duy trì điều này cho tới tận hôm nay.

Quá trình tham gia thị trường của dịch vụ xe ôm công nghệ hạng sang GrabBike Premium cũng có diễn biến tương tự. SH, PCX hay các loại scooter của hãng Piagio được dùng làm xe ôm lần đầu tại TP.HCM ngày 04/11/2016. Tới ngày 01/03/2017 Grabike Premium mới xuất hiện tại Hà Nội.

Xem thêm  Ái nữ số 1: Vượt Bầu Đức lên bà chủ quyền lực bậc nhất Việt Nam

xe ôm, công nghệ, mai linh, uber, grab, xe ôm công nghệ

Mai Linh sẽ triển khai dịch vụ “xe ôm công nghệ” tại Hà Nội.

Trả lời báo chí, ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc Grab Việt Nam cho biết, toàn hệ thống GrabBike đang có tới 50.000 lái xe. Tốc độ tăng trưởng số lượng tài xế GrabBike rất cao khi đầu năm 2017 mới chỉ có 20.000 người.

Đối với Uber, hãng đã quyết định ra mắt dịch vụ uberMOTO tại Hà Nội và TP.HCM cùng thời điểm ngày 21/4/2016. “Trong vòng một năm qua, chúng ta đã tạo hơn 20.000 cơ hội việc làm, kiếm thêm thu nhập cho nhiều người” – ông Đặng Việt Dũng, Giám đốc điều hành Uber Việt Nam cho biết tại lễ kỷ niệm 1 năm ra mắt dịch vụ uberMOTO (diễn ra ngày 28/5/2017).

Theo Tri thức trẻ