Thứ năm, Tháng mười hai 5
Shadow

10 lời khuyên giúp cha mẹ “cách ly” con với các video hoạt hình kinh dị

Những cảnh báo mạnh mẽ từ hàng loạt cha mẹ ở Mỹ, Anh và Châu Âu về tác động khủng khiếp của trào lưu “Momo Challenge”, cùng hàng loạt các video nhái các series hoạt hình nổi tiếng như Peppa Pig, Elsa… có nội dung bạo lực, hướng dẫn trẻ tự sát không được dán nhãn cảnh báo xuất hiện trên Youtube mấy ngày gần đây khiến nhiều bố mẹ Việt hoang mang, lo lắng. 

Xem thêm  Bị dư luận chỉ trích 'kinh tởm', show hẹn hò sa đọa trên Youtube dừng chiếu

Đối diện với thực tế là hầu hết trẻ nhỏ hiện nay đều được tiếp cận với các thiết bị điện tử và các video hoạt hình trên Youtube từ rất sớm, cách duy nhất để bảo vệ trẻ an toàn trước những tác động tâm lý nguy hiểm từ các video này là trẻ cần có sự đồng hành, giám sát cực kì chặt chẽ của cha mẹ. 

Đó cũng là một trong những lời khuyên của chị Thu Hồng, Giáo viên tiểu học, bang Georgia, Hoa Kỳ khi chia sẻ với phụ huynh về chủ đề “làm thế nào để giúp con sử dụng công nghệ hiệu quả trong thời đại kỹ thuật số”.

Chị Thu Hồng hiện là giáo viên tiểu học tại bang Georgia, Hoa Kỳ. Chị có rất nhiều chia sẻ bổ ích và thiết thực dành cho cha mẹ qua trang cá nhân “Học kiểu Mỹ tại nhà”. (Ảnh: NVCC)

Dưới đây là những điều mà theo chị Thu Hồng, các bố mẹ có thể thực hiện để giúp con vừa biết cách dùng thiết bị điện tử hiệu quả để giải trí và học tập, vừa không bị phụ thuộc và có những ảnh hưởng tiêu cực.

1. Bố mẹ nhất thiết phải làm gương cho con

Như tất cả những gì chúng ta từng dạy con trẻ, hành vi của trẻ bắt nguồn từ người lớn. Nếu mình nghiện điện thoại, mình đang dạy con nghiện điện thoại. Không nên vừa lái xe vừa trả lời điện thoại, vừa đứng chờ vừa gửi tin nhắn, vừa xem cập nhật Facebook vừa nói chuyện với con, vừa xem con đá bóng vừa tranh thủ gửi email. Hãy luôn hiển hiện bằng cách sống với khoảnh khắc thực hiện tại, hay giao tiếp cùng thời điểm.

2. Tạo ra những khoảng không gian và thời gian hoàn toàn không dùng đồ điện tử: bất cứ khi nào ăn (ăn sáng, ăn trưa, ăn tối, ăn quà), lúc làm bài tập, trước lúc đi ngủ (thay vì xem ti vi thì đọc sách). Nếu phòng ngủ ở trên gác, hãy để tất cả đồ điện tử ở tầng dưới. Bố mẹ hãy chủ động tạo ra những hoạt động gia đình hấp dẫn, mới mẻ để thu hút con tham gia như cùng đi dạo sau khi ăn cơm xong, cùng ra công viên, hiệu sách, cùng đi ăn kem, chơi thể thao, xem phim, tham gia sự kiện của trường…

3. Tắt đầu phát Wifi/nguồn phát Internet: và những ứng dụng kiểm soát khác: Đây là cách dễ dàng để tạo những khoảng thời gian “không công nghệ” ở nhà. Đối với điện thoại thì chọn gói cước hạn chế tải dữ liệu thay vì dùng loại vô hạn. Tuy nhiên lưu ý rằng nếu dữ liệu tải về nhiều hơn mức cho phép thì tiền quá cước cũng đắt đỏ. Do đó cần có sự kiểm soát chặt chẽ.

4. Tối đa hóa thời gian sử dụng thiết bị cho cả gia đình: chắc chắn sẽ có những lúc cả nhà ai cũng dùng đồ điện tử. Vậy hãy biến khoảng thời gian đó phát huy hiệu quả hết mức bằng cách cùng khám phá, tìm hiểu một chủ đề nhất định. Nếu như bố thích xem ô tô, chụp ảnh hay con thích tìm hiểu về Thế chiến 1, mẹ thích biết cách tự làm bánh, thì cả nhà hãy lần lượt cùng nhau xem những video về chủ đề đó, rồi cùng tải app thích hợp về để học, thực hành thêm. Nhớ là hãy cùng xem và cùng chơi.

5. Để điện thoại ở nhà: nhất là đi đâu trong vòng một giờ đồng hồ. Nếu nhất thiết phải mang theo điện thoại thì cách tốt nhất là để ngoài xe. Tránh đưa điện thoại cho con khi phải xếp hàng, lúc chờ đồ ăn, hoặc bất cứ khi chờ đợi nào khác. Việc dùng thiết bị điện tử khi chờ đợi sẽ dần thành thói quen rất khó sửa về sau. Và bố mẹ phải làm gương trước. Ví dụ bố mẹ áp dụng quy tắc này ngay cả khi đi chơi với nhau mà không có con theo cùng. Mặc dù có những lý do như phòng trường hợp ai gọi khẩn cấp để biện hộ, nhưng hãy tránh cám dỗ hết mức có thể. Nên thực hiện tuân theo nguyên tắc, nhất là khi đang kết nối tình cảm trực tiếp với người thân.

Học sinh lớp 2 của chị Thu Hồng đang chơi một trò chơi trên thiết bị điện tử. (Ảnh minh họa: NVCC)

6. Đặt ra những giới hạn cụ thể cho việc dùng thiết bị điện tử: Lên danh sách những việc con cần làm trước khi được sử dụng điện thoại, máy tính, ti vi, hay Ipad. Chẳng hạn như ăn xong xuôi, dọn dẹp phòng riêng hay nhà gọn gàng, gập chăn màn, chơi ngoài sân 30 phút, đọc sách 20 phút, giúp ai đó trong nhà 10-15 phút, vẽ hoặc viết hay đánh đàn 15-20 phút. Thường thời gian tổng cộng để hoàn thành khoảng 5-6 đầu việc là một tiếng đồng hồ.

7. Bố mẹ chịu khó làm “bài tập về nhà”: Hãy đọc và nghiên cứu kỹ những miêu tả, đánh giá về trò chơi, ứng dụng, hoặc trang web mà con hay vào. Đọc để xem những chương trình hay đó có phù hợp với độ tuổi, khả năng và sở thích của con hay không.

8. Thu xếp để những thiết bị điện tử trong khu vực nhiều người qua lại trong nhà: Để phụ huynh có thể nhìn được màn hình. Những góc như thế trong nhà thường là bếp, phòng ăn, phòng khách. Tránh tuyệt đối để ti vi trong phòng ngủ của trẻ, theo lời khuyên của Học viện Bác sĩ Nhi khoa Hoa Kỳ.

9. Tuân thủ nội quy của trường và thày cô: Nếu trường quy định không được mang theo điện thoại hay Ipad thì tuyệt đối không cho con mang đi. Ở Mỹ, học sinh từ cấp 3 trở lên mới được mang điện thoại. Chỉ khi có dịp đặc biệt như ngày chơi điện tử, buổi trình bày dự án, trường hay cô thông báo thì học sinh mới được mang thiết bị điện tử đến trường. Nếu trong trường hợp khẩn cấp cần liên lạc với con thì bố mẹ có thể gọi đến số điện thoại của trường. 

10. Ra những quy định nghiêm ngặt trong việc sử dụng mạng xã hội: Nhìn chung, nếu cấm hẳn con trẻ dùng mạng xã hội là tốt nhất. Đã có quá nhiều sự vụ, vấn đề phức tạp liên quan đến mạng xã hội.

Thu Hồng – Helino

Linl