Theo Đông y, sự kết hợp thực phẩm có thể biến chúng thành một vị thuốc. 7 cách dùng thực phẩm ngâm giấm sau đây có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh rất hữu ích, cần thiết trong nhà bạn.
Giấm là một gia vị phổ biến trong căn bếp của hầu hết các gia đình, có giá trị sử dụng, làm đẹp và chăm sóc sức khỏe rất ưu việt. Không những thế, giấm còn còn thể được sử dụng để ngâm với thực phẩm, tạo thành các món ăn ngon hoặc vị thuốc tốt vô cùng hữu ích trong mỗi gian đình.
Sau đây là 7 công thức ngâm giấm với thực phẩm nổi tiếng Trung Quốc, bạn có thể tham khảo để áp dụng cho chính gia đình mình, vừa làm món ăn ngon, vừa làm vị thuốc chữa bệnh quý giá, an toàn và rẻ tiền.
1. Đậu đen ngâm giấm
Tác dụng:
Giảm cholesterol, bổ thân, có ích cho lá lách.
Điều trị các chứng đờm, ngăn chặn cơn ho, giảm nhẹ quá trình lão hóa, thải độc, giảm béo, cải thiện chứng thiếu máu.
Cách ngâm:
Rang một lượng đậu đen phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn, cho vào bình thủy tinh có nắp đậy, sau đó cho giấm gạo vào đậu, lượng giấm phải ngập đậu và dư thừa một phần để cho đậu có khả năng nở ra mà không bị khô nước giấm. Đậy nắp bình/lọ kín, đựng vào ngăn mát tủ lạnh.
Ngâm đậu vào giấm như vậy trong vòng từ 7-10 ngày, cho đến khi đậu hút hết sạch phần nước giấm thì có thể rót thêm giấm vào. Thông thường, ngâm từ 1-2 tháng sau thì có thể sử dụng.
Cách dùng:
Đây là món ăn đặc biệt dành cho phụ nữ vào giai đoạn mãn kinh. Đậu ngâm giấm còn có thể giúp ngăn ngừa chứng loãng xương, bảo vệ thị lực và nhiều công dụng khác.
Ăn mỗi ngày 1-2 thìa.
2. Gừng ngâm giấm
Tác dụng:
Ức chế khối u, khơi thông dạ dày, làm khỏe lá lách, khử trùng và giải độc, làm giảm nhẹ triệu chứng do say rượu, làm giảm mụn trứng cá trên khuôn mặt, phòng ngừa gàu, giảm đau thắt lưng và vai.
Cách ngâm:
Rửa bình/lọ thủy tinh thật sạch, để khô ráo hoàn toàn, cắt gừng thành lát mỏng, cho vào trong một lọ thủy tinh, sau đó chọn giấm gạo loại chất lượng cao, đổ ngập gừng, đậy nắp kín và bảo quản trong tủ lạnh. Ngâm trong khoảng 1 tuần là có thể sử dụng.
Cách dùng:
Gừng ngâm giấm có thể dùng cho người bị bệnh về tiêu hóa vì món này rất tốt trong việc điều trị các chứng bệnh liên quan đến tiêu hóa, kháng viêm, giảm đâu, sát khuẩn, tiêu độc, làm thông huyết quản, nới rộng mạch máu, chống oxy hóa.
Dùng làm gia vị, hoặc dùng ngoài da.
3. Đậu nành ngâm giấm
Tác dụng:
Tăng cường miễn dịch, giúp các cơ quan trong cơ thể khỏe mạnh. Làm trắng da, chăm sóc da mịn màng, căng bóng. Phòng ngừa ung thư, giảm mỡ máu, giảm các triệu chứng suy giảm thính lực khiến tai bị điếc.
Cách làm:
Rửa sạch bình thủy tinh, để khô ráo hoàn toàn. Rửa sạch đậu nành, để khô tự nhiên, đổ vào bình thủy tinh, đổ giấm vào ngập đậu, mức đậu chỉ được phép bằng 2/3 bình, để dành không gian cho đậu nở ra. Ngâm sang ngày thứ 2, sau khi hạt đậu nở to ra, tiếp tục cho thêm giấm ngập đậu. Sau 5 ngày là có thể sử dụng.
Cách dùng:
Đậu nành ngâm giấm có thể giúp làm giảm bớt các triệu chứng của táo bón, ngăn ngừa ung thư và chống ung thư, làm đẹp và giảm cân.
Nhóm người muốn sử dụng vào các công dụng trên thì có thể ăn mỗi ngày 1-2 thìa.
4. Lạc ngâm giấm
Tác dụng: Giúp đông máu, ngăn ngừa chảy máu, nhuân máu thông sữa, tăng cường phát triển, nâng cao trí nhớ, giảm mỡ máu, giúp cơ thể duy trì sự tươi trẻ, làm chậm quá trình lão hóa.
Cách làm:
Rửa sạch và để ráo bình/lọ thủy tinh, cho lạc khô sạch vào, đổ giấm gạo hoặc giấm hoa quả, đậy nắp chặt và kín hơi. Để nơi thoáng mát, không có ánh mặt trời trong khoảng 7-10 ngày. Chờ thêm 1 tuần sau là có thể sử dụng được.
Cách dùng:
Mỗi ngày chỉ cần ăn 10-20 hạt là đủ.
Lạc ngâm giấm phù hợp với những người cần thanh nhiệt hoạt huyết, bảo vệ và làm sạch thành mạch máu, giảm các mô huyết khối. Món ăn này còn có thể giúp hạ huyết áp và giảm cholesterol.
5. Tỏi ngâm giấm
Tác dụng:
Khử trùng mạnh, phòng chống khối u và ung thư, giảm lượng đường trong máu và ngăn ngừa bệnh tiểu đường, phòng ngừa và điều trị các bệnh tim mạch và mạch máu não.
Cách làm:
Rửa sạch lọ thủy tinh, để khô ráo hoàn toàn. Tỏi bóc vỏ sạch, bỏ gốc, cho vào bình có nắp đậy, đổ giấm vào ngập tỏi, đậy kín nắp và để ở nơi râm mát. Chờ khoảng từ 7-10 ngày, giấm sẽ ngả sang màu xanh là có thể sử dụng.
Cách dùng:
Ăn cùng các món ăn khác như một loại gia vị. Đặc biệt tốt cho người muốn giảm chất nhờn trong cơ thể, tiêu hóa kém, làm giảm lượng đường trong máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch và mạch máu não, ngăn ngừa ung thư và chống ung thư
6 Táo ngâm giấm
Tác dụng của táo:
Giảm cholesterol: Giữ cho lượng đường trong máu ổn định và giảm cholesterol hiệu quả.
Chống ung thư và chống ung thư: Giảm nguy cơ ung thư phổi, ngăn ngừa nhiễm độc chì, chất proanthocyanidins có thể ngăn ngừa ung thư đại tràng.
Làm sạch hệ hô hấp: Cải thiện chức năng hô hấp và phổi, bảo vệ phổi khỏi ô nhiễm, khói bụi.
Thúc đẩy nhu động ruột: Giúp cơ thể xả chất thải và giảm tác hại của các chất độc gây hại trên da.
Duy trì sự cân bằng acid-base: Táo là trái cây có tính kiềm, ăn táo thường xuyên sẽ nhanh chóng điều chỉnh axit trong cơ thể, từ đó giúp tăng cường sức mạnh thể chất và khả năng kháng bệnh.
Giảm cân: Táo sẽ giúp làm tăng cảm giác no, ăn trước bữa ăn có thể làm giảm lượng thức ăn mà bạn cần ăn vào, từ đó có thể đạt được mục tiêu giảm cân.
Cách làm:
Rửa bình sạch sẽ, để khô ráo, rửa táo, thái lát hoặc thái hạt lựu, cho một lớp táo một lớp đường kính vào bình, sau đó cho thêm giấm vào bình ở mức ngập tao, ngâm khoảng 3 ngày là có thể sử dụng.
Cách dùng:
Giấm táo dùng để pha nước uống hoặc trộn vào các món ăn, đồ uống khác hay sử dụng như một loại nước, dung dịch làm đẹp. Đây là món ăn có thể giải độc, sử dụng để làm đẹp, chăm sóc da, tăng cường sức mạnh thể chất, làm thông dạ dày và chăm sóc tốt cho gan.
7. Nấm ngâm nấm hương
Tác dụng của nấm hương
Trì hoãn quá trình lão hóa: Chiết xuất từ nấm có tác dụng loải bỏ rác thải trong cơ thể, loại bỏ hydrogen peroxide dư thừa trong cơ thể.
Phòng chống ung thư: Một phần của vỏ nấm có chứa một loại chất gọi là axit ribonucleic sợi đôi, chúng sẽ tạo ra một interferon chống ung thư khi nó xâm nhập vào cơ thể con người.
Giảm huyết áp, mỡ máu và cholesterol: Nấm chứa purine, cholin, tyrosin, enzyme và axit nucleic, có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp làm hạ huyết áp, cholesterol, lipid máu, ngăn ngừa xơ cứng động mạch, giảm xơ gan và các bệnh khác.
Nấm cũng có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường, lao, viêm gan do virus, viêm dây thần kinh, có thể được sử dụng cho những người mắc chứng khó tiêu và táo bón. Ngoài ra, các chất acid nucleic chứa trong nấm hương cũng có chức năng ngăn ngừa và điều trị bệnh AIDS.
Cách làm:
Sau khi rửa nấm, xếp vào một lọ thủy tinh khô ráo sạch sẽ, có nắp đậy, đổ giấm vào ngập nấm, đậy kín nắp và bảo quản trong tủ lạnh, ngâm và chờ sau một tháng là có thể sử dụng.
Sử dụng một lượng nấm nhỏ vừa phải và ăn kèm vào các món ăn hàng ngày.
Hãy tận dụng nguồn nguyên liệu và thực phẩm có sẵn để tạo ra những món ăn, vị thuốc tốt cho sức khỏe gia đình bạn. Nếu thấy thông tin hữu ích, hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn.
Vân Hồng – Trí thức trẻ