Thứ sáu, Tháng mười hai 6
Shadow

7 câu chuyện ngụ ngôn của Trung Hoa: Người lớn nên đọc, trẻ nhỏ lại càng nên nghe

bài học

Những câu chuyện ngắn với nội dung dễ hiểu và sâu sắc này sẽ là những bài học tuyệt vời mà bạn có thể chia sẻ cùng con trước giờ đi ngủ.

Xem thêm  'Muốn con thành công, hãy để bé thất bại' - bài học của một tổng biên tập

Chuyện thứ nhất: Nói có ích lợi gì không? 

Tử Ly, một học trò của Mặc Tử có lần hỏi thầy: “Thưa thầy, nói có ích lợi gì không?”

bài học

Mặc Tử đáp: “Trò xem, ếch nhái kêu suốt đêm, khô cổ mà có ai để ý đâu. Còn con gà trống gáy buổi sáng, mọi người nghe thấy đều thức dậy”. 

Lời bình: Nói nhiều nhưng toàn là những lời vô nghĩa lý thì chẳng ai nghe. Nói ít nhưng có ý nghĩa thì khiến người khác phải chú ý. 

Câu chuyện thứ 2: Nhuộm tơ

Một hôm, Mặc Tử thấy một người thợ đang nhuộm tơ, liền suy nghĩ: Tơ trắng như tuyết, khi bỏ vào màu xanh thì biến thành tơ xanh, khi bỏ vào màu vàng thì biến thành màu vàng. Bỏ vào màu nào thì tơ biến thành màu đó, chẳng lẽ tâm tính con người cũng vậy ư?

Lời bình: Hoàn cảnh ảnh hưởng rất lớn đến tâm tính, tính cách của con người. Nếu sống trong môi trường tốt, con người tất sẽ hướng thiện. Một nền giáo dục hoàn hảo sẽ giúp con người vươn tới sự hoàn hảo. 

Câu chuyện thứ 3: Cây ngô đồng khô

Trung Quốc thời xưa có một người có 1 cây ngô đồng khô. Người láng giềng thấy vậy liền bảo: “Cây ngô đồng khô là điềm gở đấy.” Nghe vậy, anh ta liền đốn đi. Cha người láng giềng bèn xin về làm củi.

Người vừa đốn cây ngô đồng lúc này mới hiểu ra sự tình: “Hóa ra cha anh ta cần củi nên anh ta mới nói với mình như vậy.”

Lời bình: Không cân nhắc lời nói của người khác mà chỉ hồ đồ làm theo sẽ dễ bị họ lợi dụng. 

Câu chuyện thứ 4: Khuê nữ gặp cướp

Thời xưa, có một cô con gái chưa chồng, tay đeo vòng ngọc, lưng giắt ngọc bội, cổ đeo kiềng vàng, đi vào rừng thì bỗng dưng gặp cướp. 

bài học

Mặc dù cô gái quỳ xuống khóc lóc, năn nỉ, bọn cướp vẫn không tha mà lột sạch đồ trang sức. 

Lời bình: Khoe khoang của cải cũng như tài năng, nhiều khi là tự đem họa rước vào thân. 

Câu chuyện thứ 5: Đũa ngà voi

Một hôm, thấy vua Trụ ăn bằng đôi đũa ngà voi, thúc phụ vua Trụ là Cơ Tử vô cùng lo lắng. Ông nghĩ: “Đã dùng đũa ngà voi thì phải dùng chén bát bằng ngọc mới xứng. Đã có chén bát bằng ngọc thì phải có sơn hào hải vị mới xứng.

Đã ăn sơn hào hải vị thì phải mặc gấm vóc lụa là, trang sức cầu kỳ mới xứng. Đã ăn mặc gấm vóc lụa là thì phải ở lầu son gác tía mới xứng. Cứ như vậy thì thật là nguy. Ta không mau rời bỏ chốn này thì chỉ tổ thiệt thân”. 

Năm năm sau, quả như lời dự đoán của Cơ Tử, thói quen tiêu xài xa hoa đã khiến vua Trụ mất nước. 

Lời bình: Có tầm nhìn xa rộng, nhìn nguyên nhân đoán ra kết quả sẽ giúp bản thân tránh được nhiều tai họa. 

Câu chuyện thứ 6: Tăng Tử dạy con

Một hôm, Tăng Tử và vợ đi ra chợ, đứa con nhỏ cứ nằng nọc đòi đi theo. Vợ Tăng Tử dỗ con. 

– Con ngoan, ở nhà đi, cha mẹ về sẽ làm thịt heo cho con ăn. 

bài học

Đứa bé vâng lời. Lúc về, Tăng Tử chuẩn bị làm thịt heo thì bị vợ ngăn lại: 

– Thiếp dỗ nó thôi mà. Làm thịt heo làm gì?

Tăng Tử nói: 

– Làm cha mẹ không nên nói dối con cái dù là điều nhỏ nhất. Vì chúng sẽ bắt chước, lớn lên nó chuyên đi nói dối thì sẽ hại chính cái thân nó. 

Nói xong, Tăng Tử liền đi bắt con heo làm thịt. 

Lời bình: Cách giáo dục con cái hiệu quả nhất chính là cha mẹ phải làm gương cho con cái. 

Câu chuyện thứ 7: Cha làm thầy, con đốt sách

Bá Nhạc là người xem tướng ngựa rất giỏi. Ông đem những kinh nghiệm của mình viết thành sách gọi là Tướng mã kinh. Trong đó có đoạn viết: “Thiên lý mã, cổ có nọng, 2 mắt to như phát ra ánh sáng, chân có 4 móng thẳng”. 

Một hôm, Bá Nhạc và cậu con trai đi tìm thiên lý mã. Cậu con trai nhớ ra đoạn viết trong sách, chỉ vào 1 đám cỏ và nói: “Cha ơi, con thiên lý mã đây rồi!”

bài học

Bá Nhạc nhìn theo, đó chỉ là 1 con ếch và thở dài nhìn con ngao ngán. 

Lời bình: Câu chuyện phê bình kiểu đọc sách một cách giáo điều, thiếu thực tế, sẽ dẫn đến những tình huống khôi hài. 

Thanh Hương – Trí thức trẻ

Link

 

 

 

Comments are closed.