Thứ sáu, Tháng mười 18
Shadow

8 câu cha mẹ hãy nhớ đừng bao giờ nói với con

Nghe qua có thể thấy những câu nói này rất phổ biến và được nhiều cha mẹ thường xuyên nói với con. Tuy nhiên, các chuyên gia tâm lý đã phân tích hậu quả tệ hại chúng để lại với tâm lý trẻ nhỏ.dạy con

Thiếu vắng một cách thức dạy con thực sự, nhiều phụ huynh lựa chọn dạy con theo kiểu an toàn “Tôi làm vì bao người người kia cũng làm thế”.

Họ phản ứng trước các hành vi của trẻ bằng những câu nói, cụm từ đã quen thuộc từ nhiều năm.

Hướng tiếp cận này vốn không có gì sai, nhưng thật không may, rất nhiều câu nói, cụm từ thông dụng đó ngày nay đã trở nên lỗi thời hoặc thậm chí sai lầm.

Cùng tham khảo 8 cụm từ phổ biến nhất nhưng để lại hậu quả tệ hại nếu bạn thường xuyên nói với con dưới đây:

1. Cứ làm vậy cho đã đi/cho tới chán thì thôi!

Đôi khi, trẻ phải vật lộn với cảm giác thúc ép bí ẩn.

Chúng dường như không thể chống lại sự thôi thúc phải cởi truồng, chạy quanh nhà, tạo ra những tiếng ồn gây khó chịu hay vấy bẩn ra khắp nơi.

Một số cha mẹ phản ứng bằng cách đưa ra sự trì hoãn hậu quả tạm thời để trẻ có thể “làm tới bến” đi.

Nhưng thật buồn, quan điểm này dựa trên sự hiểu nhầm tai hại về bộ não con người cũng như khái niệm về trạng thái hồi hộp, phấn chấn.

Thực tế là trẻ con không sinh ra với khao khát được chạy nhảy quanh nhà trong tình trạng cởi truồng hay nghịch bẩn…

Do đó, nói với trẻ cứ việc tiếp tục, cứ việc cởi truồng chạy quanh nhà sẽ không khiến trẻ suy kiệt cảm giác thôi thúc làm như vậy.

Nó còn có tác dụng ngược lại. Một đứa trẻ được cho phép “cứ xả tới bến đi” thực sự thích thú khi hành vi của mình được thừa nhận/củng cố.

Lựa chọn tốt hơn cho cha mẹ: Khi xác định hành vi có vấn đề của trẻ, hãy khuyến khích hành vi tích cực theo hướng ngược lại. Đó có thể là động viện trẻ chạy quanh nhà nhưng khi đã mặc quần lót hoặc quần áo đầy đủ trên người.

Bạn cũng có thể thử thách trẻ phải giữ nguyên quần áo trong màn trình diễn chạy nhảy khắp nhà. Vấn đề ở đây là củng cố hành vi tốt, chứ không phải là hành vi xấu.

2. Con tệ lắm/xấu lắm/hư lắm!

Trong những thời khắc đen tối nhất, cha mẹ có thể cảm thấy con mình đúng là “một đứa trẻ không ra gì”, là “kẻ thù” đáng ghét.

Và khi trải nghiệm cơn giận dữ bùng nổ vào thời khắc đen tối ấy, họ bỗng không thể kiềm chế nổi khi nói ra “Con tệ lắm/xấu lắm/hư lắm!”.

Trẻ hành xử không đúng vì vô số lý do và chẳng có lý do nào trong đó liên quan tới việc trẻ là người xấu xa cả.

Xem thêm  Bà mẹ làm nhà báo và cách xử lý thông thái khi con bị bắt nạt gây sốt cộng đồng mạng

Nhưng nếu cha mẹ nói như vậy với con, đứa trẻ sẽ tự cho mình là kẻ “không ra gì”, trẻ sẽ tiếp tục hành vi, thậm chí, còn tồi tệ hơn và nảy sinh các vấn đề tâm lý phức tạp và nguy hiểm như trầm cảm, lo lắng.

Lựa chọn tốt hơn cho cha mẹ: Chỉ rõ hành vi của con không đẹp chút nào rồi tiếp tục củng cố cảm nhận cho đứa trẻ về việc mình là một người tốt, có khả năng làm việc tốt, đúng đắn.

Gọi tên hành vi xấu, chứ không phải đứa trẻ xấu, cũng cho phép cha mẹ chỉ ra sự kết nối nó với những hậu quả tự nhiên như: “Con ném đồ chơi đi và giờ thì đồ chơi không còn ở bên con nữa rồi”.

3. Nếu không… thì đừng trách/biết tay/liệu hồn!

Cụm từ này thường được thốt ra khi cha mẹ tức giận và muốn đe dọa con. Nhưng đe dọa không phải cách hiệu quả để dạy con và người đe doạ hiếm khi hành động một cách lý trí, tỉnh táo.

Lựa chọn tốt hơn cho cha mẹ: Bạn có thể nhấn mạnh đến hậu quả tất yếu đi kèm với hành vi xấu của trẻ.

Nhưng có một số nguyên tắc: Hậu quả phải có liên quan tới hành vi, một cách hợp lý và lập tức, đồng thời phải được nói đến bằng giọng điệu bình tĩnh để có thể thay đổi suy nghĩ của trẻ.

Điều quan trọng cần ghi nhớ là khi đề cập tới hậu quả, cha mẹ không quên trấn an con rằng: trẻ vẫn sẽ được yêu thương rất nhiều.

4. Đừng có nhút nhát thế chứ!

Một trong những cách tốt nhất để đẩy đứa trẻ vào trạng thái rối loạn lo âu là phàn nàn trẻ quá nhút nhát, buộc trẻ phải chào người khác khi trẻ cảm thấy chưa thoải mái.

Và khi cha mẹ hô hào, cổ vũ trẻ phải ôm, bắt tay, thậm chí hôn người khác, chẳng khác nào họ ngầm ý nói rằng: “Cơ thể con và những giới hạn của con chẳng có nghĩa gì hết.

Chúng hoàn toàn có thể bị xâm phạm bởi bất cứ ai có quyền lực hơn con”.

dạy con

Lựa chọn tốt hơn cho cha mẹ: Có 3 thứ giúp con khắc phục tính nhút nhát, đó là sự tập luyện, hỗ trợ và chuẩn bị. Trẻ nhút nhát sẽ làm tốt nhất khi biết điều gì sắp xảy ra và được luyện tập để chuẩn bị cho điều đó.

5. Về phòng con đi!

Những cha mẹ thường xuyên áp dụng phương thức kỷ luật “time-out” (góc bình yên) hiểu rằng, đây là cách đáp lại trước một hành vi không tốt của trẻ.

Trẻ có cơ hội tự nhìn nhận lại hành vi của mình khi được tạo điều kiện để bình tĩnh lại, trò chuyện về những gì đã xảy ra và liệu có thể làm gì khác đi.

Xem thêm  Ba quy tắc vàng phụ huynh cần nhớ khi kỷ luật con

Nhưng điều quan trọng hơn cả trong phương pháp time-out là nó phải có tác dụng làm tăng các hành vi tốt. Vì vậy, đuổi một đứa trẻ về phòng là việc cuối cùng mà cha mẹ muốn làm.

dạy con

Lựa chọn tốt hơn cho cha mẹ: Nên giữ trẻ ở gần mình và trong trạng thái yên lặng hơn là đẩy trẻ ra xa, vào chốn riêng tư.

6. Tại sao con không được như anh/chị/em con vậy?

Đối đầu giữa anh/chị/em trong nhà có thể gây ra những thiệt hại không thể ngờ tới, đáng ngại nhất là áp lực cạnh tranh do cha mẹ gây nên.

dạy con

Lựa chọn tốt hơn cho cha mẹ: Cha mẹ nên khích lệ sự hợp tác giữa trẻ với nhau.

Cổ vũ cho những trò chơi mang tinh thần hợp tác, thay vì đấu đá, giành giật hoặc đề nghị trẻ làm cùng nhau để chia sẻ việc nhà chung sẽ tốt hơn nhiều so với chỉ ra những điểm yếu để mà so bì, phân biệt.

7. Nếu con thực sự yêu mẹ…

Có ranh giới rõ ràng giữa mặc cảm tội lỗi và sự ép buộc.

Mặc cảm tội lỗi là cảm xúc lành mạnh và cần thiết khi nó giúp một người hướng tới sự chuộc lỗi, phục thiện. Và mặc cảm tội lỗi đòi hỏi sự thấu cảm khi trẻ có hành động khiến người khác tổn thương.

dạy con

Cha mẹ có thể khơi gợi cảm giác có lỗi ở trẻ bằng cách chỉ ra cho con thấy, hành động của con ảnh hưởng tới cảm nhận của người khác như thế nào.

Nhưng sẽ là quá đáng nếu cha mẹ đe dọa hoặc đặt câu hỏi về tình cảm của trẻ dành cho mình.

Tình yêu là thứ cho phép trẻ tạo dựng cảm giác an toàn, yên ổn, từ đó, trẻ có chỗ dựa để vươn ra khám phá thế giới, bởi trẻ biết mình luôn có một nơi an ấm để trở về.

Lựa chọn tốt hơn cho cha mẹ: Tốt hơn nhiều nếu cha mẹ chọn cách củng cố tâm trí một đứa trẻ rằng: bất kể trẻ có hành xử thế nào, trẻ vẫn cứ được yêu thương.

Đồng thời, cha mẹ nhắc nhở con về việc hành vi của trẻ có thể khiến người khác giận, buồn, vui, hãnh diện…

8. Con muốn được đánh đòn chứ gì?

dạy con

Nuôi dạy một đứa trẻ bằng đe dọa bạo lực đã được các nghiên cứu khoa học chỉ ra là cách tạo nên những người trưởng thành ưa bạo lực, chống đối xã hội.

Đặc biệt nếu lời đe dọa đó chuyển thành hành động.

Lựa chọn tốt hơn cho cha mẹ: Thay vì đánh đòn, chỉ rõ lỗi sai của trẻ và nên lựa chọn phương pháp kỉ luật tích cực hơn.

Nguồn: Huffpost

Theo Jia You

Helino

Link