Thứ sáu, Tháng mười hai 6
Shadow

Bà mẹ chỉ xin 1 cốc nước nhưng bị thờ ơ, cửa hàng sau đó đối diện cảnh tượng chưa từng thấy

cốc nướccốc nước

Ảnh minh họa.

Không ai có thể ngờ, mọi bất hạnh lại bắt nguồn từ một cốc nước vô tình.

Câu chuyện cốc nước

Đó là một quán đồ ăn nhanh đông khách nằm ở trung tâm thành phố. 

Một hôm, một phụ nữ trẻ bế con nhỏ đến tiệm. Chị muốn mua chút đồ uống cho con nhưng trong đó toàn đồ uống lạnh như Coca, Sprite, thực sự không thích hợp với trẻ nhỏ. 

Nhìn quanh, cuối cùng người mẹ trẻ thấy quán có chiếc máy lọc nước. Nước lọc tinh khiết ở đó có thể cho con chị uống được. Vậy nên chị thử hỏi nhân viên phục vụ: “Chào cô. Cô có thể cho tôi một cốc nước được không?” 

Nhân viên đó liếc nhìn chị, buông một câu: “Đưa cốc đây.” 

Chị sững người vội nói: “Tôi xin lỗi. Tôi không có cốc.” 

“Vậy không được.” Cô nhân viên đáp cụt ngủn. 

“Xin cô đấy. Dùng cốc của tiệm được không? Tôi trả tiền.” Người mẹ tiếp tục khẩn khoản nói: “Con tôi khát lắm rồi.” 

“Tiệm không bán cốc. Chị mua cốc nước ngọt đi.” Giọng nhân viên đó rõ ràng có phần hết kiên nhẫn.” 

“Con tôi không uống nước ngọt được. Xin cô cho tôi cốc nước lọc.” Giọng người mẹ trẻ hơi run run. 

Lần này cô nhân viên không thèm để ý đến chị mà quay đầu tiếp khách hàng khác. Bế con về nhà, chị nói chuyện với hàng xóm về sự việc hôm đó. 

Nghe chuyện, hàng xóm cũng tức giận: “Quán đó thật quá đáng. Sau này tôi sẽ không đến đó nữa.” “Đúng vậy. Tôi cũng sẽ không đến đó nữa.” Nói xong, họ ai về nhà nấy.

Xem thêm  Bí mật của hạnh phúc kỳ thực chỉ là những điều đơn giản này thôi, thế nhưng không phải ai trong chúng ta cũng có thể nghiệm ra và nắm lấy

Người hàng xóm đó là một cô giáo trung học. Trường chị dạy ở ngay gần tiệm đồ ăn nhanh đó. Hôm sau đi làm, cô giáo này kể chuyện cho đồng nghiệp nghe. 

Mọi người nghe xong, ai cũng thở dài: “Thật quá đáng! Đến cốc nước cũng tiếc.”; “Cửa tiệm như thế, tốt nhất là đóng cửa đi.”; “Đúng đấy, đúng đấy”…

Khi nói chuyện với học sinh, các cô giáo đều nhắc đến chuyện này, sau đó dặn dò một câu: “Sau này tốt nhất các em ít đến đó thôi.”

Học sinh về lại kể chuyện đó với người nhà, cuối cùng còn thêm một câu: “Cô giáo con bảo, sau này ít đến quán đó thôi.”

Cửa tiệm vẫn hàng ngày mở cửa đón khách bốn phương. Chỉ là không hiểu tại sao, không biết từ khi nào, khách bắt đầu vắng dần. 

Trước đây hầu như ngày nào cửa tiệm cũng chật kín khách. Đặc biệt là cuối tuần, học sinh mặc đồng phục luôn xếp thành hàng dài trước quầy.

Nhưng giờ đây, trong tiệm rất ít khi thấy bóng dáng thanh niên. Học sinh ít thì ít nhưng điều kỳ lạ là những vị khách khác cũng rất ít đến. 

Thi thoảng có người đến cũng là mua đồ rồi đi, cực kỳ hiếm có người ngồi lại tiệm. Bàn ăn ở đó phần lớn trống trơn, trông cả tiệm ăn vắng vẻ vô cùng.

cốc nước

Để cải thiện tình hình kinh doanh, quán ăn đã đưa ra không ít chương trình khuyến mãi: Bữa ăn có thưởng, giảm giá trọn gói, tặng quà… nhưng những hoạt động này chỉ có thể thu hút khách trong thời gian ngắn, không lâu sau, tiệm lại vắng như cũ. 

Xem thêm  Phàm là người thông minh, ít ai nói ra 4 câu này vì chỉ 'thêm thù bớt bạn'

Dần dần lại có không ít tiệm đồ ăn khác mọc lên quanh đó: Tiệm bánh chẻo, tiệm mỳ, tiệm đậu nành… Việc kinh doanh của tiệm đồ ăn nhanh ngày càng tệ hơn.

Bài học đắt giá

Cuối cùng đến một ngày, tiệm đồ ăn nhanh lặng lẽ đóng cửa. Khi nhân viên thu dọn đồ rời khỏi tiệm, họ không hề biết rằng, kết cục của bất hạnh này bắt đầu từ sự thờ ơ với một cốc nước.

Một cốc nước đã khiến cả tiệm đồ ăn nhanh vốn đông khách cuối cùng phải đóng cửa. Nói ra khó mà tin nổi nhưng ai có thể coi thường sức mạnh của một cốc nước?

Sự thờ ơ coi thường sẽ khiến người khác tổn thương. 

Không làm việc thiện thì không thể làm giàu. Coi thường khách hàng, kết quả chỉ có một, đó chính là lấy đá đập vỡ bát cơm của mình. Một cốc nước chỉ là chuyện nhỏ nhưng nó có thể làm ấm lòng người. 

Điều đó khiến cho chúng ta thêm chút lòng tốt và sự quan tâm, bớt chút khắc nghiệt và lạnh lùng để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Theo Tri thức trẻ

Link