Thứ ba, Tháng mười hai 10
Shadow

Bắt mang theo khoai tây, thầy giáo đã giúp học sinh nhận ra đạo lý có thể thay đổi cuộc đời

Trò chơi mà thầy giáo tổ chức cho các em học sinh ban đầu được hưởng ứng nhiệt tình trước khi các bạn nhỏ cảm thấy chán ghét. Nhưng đó cũng là lúc chúng nhận được bài học để đời.

Đạo lý

Thời gian gần đây, trên mạng xã hội Weibo (Trung Quốc) có lan truyền một câu chuyện vô cùng thâm thúy, sâu sắc, đủ sức thuyết phục để người người chia sẻ cho nhau.

Câu chuyện đề cập đến một người thầy giáo đứng ra tổ chức chò trơi cho học sinh, và “đồ chơi” chính ở đây là những củ khoai tây . Nội dung câu chuyện như sau:

Trong giờ lên lớp, thầy giáo đề nghị các em học sinh chơi một trò chơi vô cùng đặc biệt. Nghe đến được chơi trò chơi, các em nhỏ tỏ ra vô cùng hào hứng, liền đồng thanh trả lời đồng ý.

Theo đó, thầy bắt đầu gợi ý trò chơi, rằng nếu hôm nay ở trường, các em gặp phải bao nhiêu người, bao nhiêu sự vật hiện tượng đáng ghét, thì về nhà, hãy bỏ chừng đó củ khoai tây vào túi ni lông và ngày mai hãy mang túi khoai tây đến trường.

Ngày hôm sau, các em học sinh quả nhiên đều mang theo khoai tây đã được để sẵn trong túi từ hôm trước, có người bỏ 2 củ, có người bỏ 5 củ…

Đạo lý

Ảnh minh họa.

Khi tất cả đám học trò bắt đầu chờ đợi xem tiếp theo sẽ có chuyện gì xảy ra, thầy giáo tiếp tục chia sẻ thể lệ cuộc chơi: Đề nghị mọi người trong cả ngày hôm đó, dù có đi đâu cũng phải đem theo túi khoai tây bên mình và việc này phải duy trì trong vòng một tuần.

Ban đầu, các bạn nhỏ đều vui vẻ mang theo túi khoai bên mình, thậm chí còn mở túi của nhau ra xem một cách thích thú, hứng chí mang theo “đồ chơi” vào nhà vệ sinh.

Xem thêm  Được đề nghị hiến máu cứu cô giáo, cậu bé do dự nửa phút vì lý do khiến ai cũng lặng người

Thế nhưng từng ngày từng ngày trôi qua, số khoai tây để trong túi ni lông bắt đầu thối và bốc ra mùi khó chịu.

Những chiếc túi trong tay các cô cậu học sinh từ chỗ là thứ đáng ghét nay đã trở thành gánh nặng cho con người và tất nhiên, đám trẻ nhỏ bắt đầu càng lúc càng không muốn tiếp tục trò chơi này nữa.

Thế nhưng phải đợi đến hết một tuần, thầy giáo mới tuyên bố trò chơi kết thúc. Đó cũng là lúc các bạn nhỏ mừng ra mặt khi được vứt ngay túi khoai tây phải mang theo suốt ngày này qua ngày khác.

Thầy giáo hỏi: “Các em có thích trò chơi này không? Mang theo túi khoai tây trong nhiều ngày như vậy các em có cảm nghĩ gì?”

Các bạn nhỏ bắt đầu nhao nhao oán thán, rằng số khoai tây bị hỏng trở nên vừa thối vừa nặng, thời gian càng lâu, các em càng muốn thoát khỏi “thứ của nợ” ấy.

Đạo lý

Nghe xong câu trả lời, thầy giáo mới chậm rãi gật đầu, nói: “Những củ khoai tây kia giống như nỗi hận thù trong lòng mỗi người vậy. Khi chúng ta đặt hận thù trong lòng càng lâu, nó càng hình thành nên gánh nặng trong tâm trí ta. Những cảm xúc không đẹp đó sẽ tỏa sự khó chịu, chỉ khiến tâm trạng con người trở nên tồi tệ hơn.

Khi các em ghét một ai đó, các con luôn phải dành tâm trí để nghĩ về người ta, dù các con có đi đâu, hay làm gì, những người đó vẫn luôn hiện hữu trong suy nghĩ của các con. Căm ghét một người cũng giống như mang theo một túi khoai tây bên mình vậy.

Xem thêm  Vừa trở lại chức vụ ở Trung Nguyên chưa đầy 2 ngày, bà Lê Hoàng Diệp Thảo lại bị bãi nhiệm

Các em mới chỉ phải mang túi khoai tây có một tuần, hãy thử nghĩ rằng nếu các em để thù hận, sự phẫn nộ trong lòng thật lâu, các em sẽ cảm thấy thế nào? Vậy nên hãy bỏ túi khoai tây xuống để chúng ta không cảm thấy nặng nề và vướng víu thêm nữa.”

Trong câu chuyện trên, người thầy giáo đã sử dụng khoai tây để thay thế cho lòng thù hận, hy vọng các em học sinh có thể tự cảm nhận và từ đó hiểu được đạo lý “buông bỏ” ở đời.

Quả thực, trút bỏ hận thù, học cách khoan dung mới thực sự là yêu bản thân mình.

Chúng ta hãy thử nghĩ xem, khi chúng ta liệt kê những kẻ đáng ghét vào một danh sách đen, chẳng phải cùng lúc đó ta cũng đã tự động lưu giữ cho họ một vị trí “danh sách đen” trong lòng mình.

Chỉ có xé vụn danh sách đó và triệt để rời xa sự giày vò, tổn thương, ổ khóa của trái tim mới được giải phóng triệt để, đón nhận niềm vui.

Đạo lý

Lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm chúng ta thật nặng nề và khổ sở. Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng.

Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng chính bản thân mình trong suốt cuộc đời.

Theo Diệp Anh

Trí Thức Trẻ

Link