Thứ tư, Tháng Một 15
Shadow

Bí quyết của bà mẹ cứu con thoát khỏi bệnh ung thư

ung thư

Em Nguyễn Thanh Sơn trú tại Tân Mỹ, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội vẫn đến trường hàng ngày và có cuộc sống khoẻ mạnh sau 8 năm điều trị căn bệnh ung thư.

Xem thêm  Gia cảnh của người mẫu 9x bị ung thư buồng trứng giai đoạn cuối

Nổi hạch nhưng không tìm ra bệnh

Chị Nguyễn Thị Soan mẹ của bé Sơn cho biết khi biết cách đây 8 năm bé Sơn bị sưng hạch ở cổ. Chị cho con đi khám bệnh ở nhiều tuyến nhưng không ra bệnh. Bác sĩ bảo cháu chỉ viêm hạch lành tính nên cho thuốc về uống.

“Tôi đưa cháu ra Bệnh viện Bạch Mai khám cũng không được, ra bệnh viện K 1 nhưng không chẩn đoán ung thư mà chỉ bảo viêm hạch thông thường. Bác sĩ cho thuốc chống viêm về uống nhưng hạch càng ngày càng to, và xuất hiện nhiều hạch.

Tôi lại cho con đến Bệnh viện Bạch Mai khám lần thứ 2 mới có kết quả chính xác là ung thư giai đoạn 4”.

Lúc đó, căn bệnh ung thư khiến mắt cháu Sơn lồi ra, di căn khắp ổ bụng, tế bào ác tính có đầy trong tuỷ. Khi nghe bệnh của con, chị vô cùng hoang mang và lo sợ.

Trong lúc bí quẫn vì bệnh tình con chỉ tính bằng tuần, rất nhiều người mách đến chỗ ông lang này, lang nọ để lấy thuốc về cho cháu.

ung thư
Chị Nguyễn Thị Soan – mẹ của bé Sơn (Ảnh: Lệ Nam)

Chị cho bé đến khám ở một ông lang nổi tiếng, ông bảo không chữa được, có nằm viện cũng không truyền được hoá chất vì bệnh cháu nặng lắm rồi.

Chị lo quá, lúc ấy hoá chất cũng chưa biết là gì chỉ nghe người ta bảo nó rất độc hại. Thầy khám cho cháu nhưng không chữa, trả về.

Chị Soan lại đưa con ra viện để tìm cơ hội cuối cùng. Còn người thân khác thì đi tìm thầy lấy thuốc. Thuốc như bắp củi, lá về đắp. Thầy lang bảo đắp lá giã ra để cho hạch nó dẹt, còn thuốc thì sắc. Nhưng thuốc khó uống cháu còn nhỏ nên một mực cháu không uống.

Khi đắp lá phải đắp cả ngày, cả đêm mà chị Soan đang cho con nằm ở trong viện nấu giấu bác sĩ để đắp lá. Đắp lá rất bẩn, nhựa nhiều khiến cổ áo cháu nhem nhuốc bẩn lắm.

Chị Soan kể khi bác sĩ phát hiện được đã nói: “Ơ nhà nay hay quá, nếu đắp lá mà hạch nó dẹt đi, nó mất đi thì cần gì vài chục triệu vào bệnh viện nằm chen nhau để làm gì”.

Chị Soan quyết định bỏ không đắp nữa mà tin vào lời bác sĩ điều trị theo tây y. Lúc ấy, bệnh của cháu 36% vào tuỷ rồi nên cũng không thể đắp bên ngoài được nữa.

Khi điều trị hoá chất, da cháu thay đổi dần đỡ tái, hạch mất dần không còn căng mọng như lúc mới vài viện. Dần dần, hạch của cháu mất đi.

Từ chỗ niềm tin tưởng vào bệnh tất một cách mong manh, chị Soan dần dần tự tìm hiểu thêm và cố gắng điều trị cho con bằng mọi giá.

Chị bảo những ngày đầu vào viện phải cố gắng làm thủ tục bảo hiểm y tế cho cháu vì gia đình không có điều kiện tốt nếu không làm bảo hiểm cho cháu thì không đủ tiền chữa bệnh. Chị Soan quyết tâm theo đuổi điều trị cho con đến cùng.

Bệnh tình tiến triển khá tốt, tế bào ác tính tiêu diệt nhưng lúc đó sức khoẻ giảm sút nghiêm trọng. Chị Soan được các bác sĩ hướng dẫn liệu pháp dinh dưỡng cho con.

Dinh dưỡng trong thời gian điều trị như ăn uống để giúp có đủ năng lượng, đạm cần thiết để cháu thấy khoẻ mạnh, dễ chịu hơn. Ăn uống tốt đầy đủ cân bằng để cơ thể có thể chống lại những tác dụng phụ của điều trị.

Bí quyết sống chung với bệnh là dinh dưỡng

Cháu Sơn may mắn không bị nôn như nhiều cháu khác, chị tham khảo tham khảo thêm ý kiến bác sĩ và cho con ăn thật tốt. Cháu không kiêng cái gì.

Chị nhớ mãi hình ảnh một người vợ chăm chồng bị ung thư dạ dày đã 7 năm nhưng họ toàn ăn tôm, cua biển từ nhà ở Quảng Ninh gửi ra, thực đơn của họ cũng hầu như toàn đồ biển quê.

Chị Soan nghĩ mình không có điều kiện cho con ăn hải sản thường xuyên nhưng cũng cố gắng đổi bữa cho con. Đến khi ra viện với cơ thể không còn tế bào ác tính, chị Soan vẫn đảm bảo ăn uống cho con là chính.

Hiện nay cháu Sơn vẫn có thực đơn đặc biệt hơn các thành viên trong gia đình đó là luôn đảm bảo đủ chất từ đạm, vitamin, chất béo đến khoáng chất. Cháu ăn tốt nên cơ thể khoẻ mạnh.

Chị Soan tâm sự mỗi lần đưa con đi khám lại, biết những bé cùng điều trị với cháu Sơn ngày đó đều không còn chị cảm thấy nghẹn ngào đắng cổ. May mắn với bé Sơn rất nhiều là gặp thầy, gặp thuốc.

Chị kể có nhiều người khuyên lấy thuốc nam, thuốc bắc cho con nhưng chị không lấy vì muốn con phát triển bình thường không sử dụng thuốc nào. Bà mẹ trẻ cũng hiểu rằng ăn uống tốt, hợp lý sẽ là cách để con chị khoẻ mạnh.

Bác sĩ Phạm Thị Việt Hương (bác sĩ chính điều trị cho cháu Sơn cách đây 8 năm):

Cháu Sơn vào viện năm 2008, cháu nhập viện với tình trạng lâm sàng nặng có u xoang sọ, đẩy lồi nhãn cầu ra trước, hai bên mắt không nhắm được, có nhiều u trong ổ bụng, tế bào ác tính trong tuỷ.

Ung thư lympho không hogdkin hay ung thư lympho hogdkin là bệnh ác tính của tế bào lympho là tế bào bạch cầu giúp cơ thể chống lại vi khuẩn.

Khi 1 tế bào lympho tăng sinh, biệt hoá không kiểm soát được theo cơ chế bình thường của cơ thể tạo thành hàng tỷ tế bào lympho ác tính trong cơ thể, các tế bào này tụ lại thành khối u hoặc tăng sinh trong hạch bạch huyết làm hạch bạch huyết to lên.

Nó là bệnh của hạch bạch huyết nên nó có mặt ở khắp nơi trong cơ thể, nó chạy theo các chuỗi hạch trong cơ thể. Bệnh nhân bị bệnh này tổn thương nhiều hạch.

Cháu Thanh Sơn có nhiều tổn thương trong cơ thể từ khi có một hạch đầu tiên đến thời gian nhập viện là 6 tháng. May mắn cháu đã khoẻ mạnh ra viện và hiện nay đang là học sinh học rất tốt.

Lệ Nam, theo Trí Thức Trẻ, Soha

Link