Thứ hai, Tháng Một 13
Shadow

BS khuyến cáo: Người cao huyết áp tuyệt đối không làm điều này kẻo đột quỵ mất mạng có ngày

huyết áp

Theo GS Phạm Gia Khải – Nguyên Viện trưởng Viện tim mạch VN, bỏ thuốc điều trị huyết áp cao là tình trạng khá phổ biến do sự thiếu hiểu biết hoặc chủ quan từ phía bệnh nhân

Đột quỵ do tự ý bỏ thuốc huyết áp

Bệnh nhân Nguyễn Văn B. 56 tuổi, sống ở Hà nội, được phát hiện tăng huyết áp 3 năm nay, bác sỹ kê đơn uống thuốc hàng ngày, duy trì thuốc uống coveram 5/5 x 1 viên/ngày. Một tuần trước khi vào viện bệnh nhân bỏ thuốc do thấy huyết áp đã hạ và ổn định.

Buổi sáng ngày vào viện, bệnh nhân đột ngột đau đầu dữ dội, đo HA: 250/ 140mmHg, chân tay rụng rời quỵ xuống. Ngay lập tức gia đình đã đưa bệnh nhân đi cấp cứu. Qua khai thác bệnh sử, được biết, ông B. đột quỵ mà nguyên nhân là do ông tự ý bỏ thuốc, không uống thuốc huyết áp hằng ngày theo đúng chỉ định.

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng lơ mơ, HA: 230/120mmHg, chụp CT sọ não không có tổn thương nhu mô não. Sau khi được cấp cứu hạ huyết áp chỉ huy, bệnh nhân dần tỉnh lại.

huyết áp

Hình ảnh tiếp nhận cấp cứu bệnh nhân cơn tăng huyết áp tại Bệnh viện TWQĐ 108

Được biết, tại nhiều khoa tim mạch của các BV, tình trạng bệnh nhân tự ý điều trị bỏ thuốc hoặc giảm liều tăng huyết áp rất phổ biến vì họ thấy huyết áp đã ổn định và trở về bình thường trong một thời gian dài nên chủ quan, tưởng bệnh khỏi, thế nhưng trong nhiều trường hợp dẫn đến tăng huyết áp cấp cứu, rất nguy hiểm đến tính mạng.

Vào khoảng 3 – 4 giờ sáng huyết áp bắt đầu tăng nhưng lượng thuốc trong cơ thể không còn đủ hoặc không có để giúp hạ huyết áp xuống. Người bệnh, nhất là người cao tuổi lại thường dậy đi tiểu đêm vào lúc này nên dễ đột quỵ. Do đó, các bác sỹ khuyến cáo tuyệt đối không nên tự ý bỏ hoặc giảm liều thuốc huyết áp.

Yếu tố nguy cơ dẫn đến tăng huyết áp cấp cứu

Theo Bác sỹ Nguyễn Tuấn Sơn thì cơn tăng HA được chia thành tăng huyết áp cấp cứu (hypertensive emergency) hoặc khẩn cấp (hypertensive urgency).

Tăng huyết áp khẩn cấp là yếu tố liên quan đến tăng huyết áp tâm thu ≥180 mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương ≥120 mmHg mà không có tổn thương hoặc rối loạn chức năng cơ quan đích. Khi có tổn thương/rối loạn chức năng cơ quan đích thì được phân loại là tăng huyết áp cấp cứu.

Xem thêm  Đông y gọi đây là rau “trường thọ” vì 6 tác dụng quý hơn trứng, phòng ngừa nhiều loại bệnh

Người bị tăng huyết áp khi thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường như đổi thần kinh, bệnh não tăng huyết áp, nhồi máu não, xuất huyết não, nhồi máu hoặc thiếu máu cơ tim, rối loạn chức năng thất trái cấp, phù phổi cấp, bóc tác động mạch chủ, suy thận cấp hoặc sản giật cần dùng các thuốc hạ áp hoặc kêu người nhà đưa đến Bệnh viện kịp thời, tránh để lâu xảy ra những biến chứng khó lường.

huyết áp

Người bị tăng huyết áp thường sẽ nhồi máu não, đột quỵ

Nguyên nhân: Bên cạnh nguyên nhân của tăng huyết áp nguyên phát hay gặp là: Tự ý bỏ thuốc huyết áp, bị stress hoặc sau khi hoạt động gắng sức, khi thay đổi thời tiết, bị nhiễm lạnh, bỏ thuốc hạ huyết áp, đột quỵ chảy máu não …

Thì còn có một số nguyên nhân của tăng huyết áp thứ phát hay gặp như: Bệnh của thận (viêm cầu thận, hẹp động mạch thận…) ở phụ nữ có thai (sản giật), do nội tiết (u tủy thượng thận, hội chứng cushing, u tiết renin…). Bệnh lý thần kinh trung ương (nhồi máu não; xuất huyết não…), do thuốc (Cocain, amphetamin, cyclosporin…).

Triệu chứng nhận biết cơn tăng huyết áp cấp cứu

Khi co cơn tăng huyết áp, bệnh nhân thường sẽ có những dấu hiệu như:

– Huyết áp tâm thu tăng cao ≥ 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥120 mmHg và:

– Bệnh nhân có dấu hiệu tổn thương cơ quan đích như: nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt, đau ngực, đau lưng, khó thở, nhìn mờ, lẫn lộn…

Theo GS Phạm Gia Khải – Nguyên Viện trưởng Viện tim mạch Việt Nam, bỏ thuốc điều trị huyết áp cao là tình trạng khá phổ biến trong cộng đồng do sự thiếu hiểu biết hoặc chủ quan từ phía bệnh nhân.

Đối với bệnh nhân tăng huyết áp phải dùng thuốc đều đặn, liên tục trong suốt cuộc đời, vì thế việc tuân thủ chặt chẽ chỉ định điều trị của thầy thuốc là hết sức quan trọng. Việc thấy huyết áp ổn định lại tự ý bỏ thuốc như trường hợp của bác là rất nguy hiểm.

Xem thêm  Cách hạ cao huyết áp cấp tốc: Mất 16 phút nhưng cứu sống cả đời

Có trường hợp huyết áp ổn định trong thời gian dài, có khi tới 3 năm thậm chí 5 năm (làm cho người bệnh yên tâm, chủ quan không dùng thuốc nữa) nhưng đột nhiên huyết áp lại tăng lên đột ngột đã khiến cho nhiều người bị tai biến mạch máu não, thậm chí tử vong.

Ngoài việc tự ý bỏ thuốc thì các nguyên nhân dẫn đến thất bại trong điều trị huyết áp còn là: Bệnh nhân tự ý giảm liều dùng thuốc điều trị trong quá trình điều trị; hoặc thuốc đang điều trị không còn phù hợp; hoặc gặp các tương tác về thuốc (đặc biệt đối với người cao tuổi khi điều trị đồng thời nhiều bệnh cùng một lúc)…

Chuyên gia khuyến cáo, bệnh nhân không được chủ quan khi thấy huyết áp đã ổn định mà tự ý bỏ thuốc. Khi gặp những thất bại trong điều trị tăng huyết áp, bệnh nhân cần đi khám lại để tìm hiểu nguyên nhân và điều chỉnh thuốc cho phù hợp.

huyết áp

Tăng huyết áp không được can thiệp sẽ kéo theo hàng loạt hệ lụy tim mạch

Hướng xử trí khi có cơn tăng huyết áp

Người bệnh cần được nghỉ ngơi yên tĩnh, dùng các thuốc hạ áp (như: Captopril 25mg x 1 viên nhai và ngậm trong miệng…, có thể tiếp tục dùng thuốc hạ áp trong ngày), dùng các thuốc an thần (như seduxen…) và nhanh chóng gọi cấp cứu đưa đến bệnh viện gần nhất.

Phóng tránh cơn tăng huyết áp cấp cứu

Để dự phòng cơn tăng huyết áp cần:

– Kiểm soát tốt huyết áp hàng ngày bằng việc dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Điều trị các yếu tố nguy cơ rối loạn lipid máu, bệnh đái tháo đường

– Giảm muối trong khẩu phần ăn hàng ngày.

– Không hút thuốc lá, uống rượu, sử dụng các đồ uống hoặc các chất kích thích, tránh căng thẳng, tránh nhiễm lạnh đột ngột.

– Kiểm soát cân nặng, tập thể dục thường xuyên.

– Khám sức khỏe định kì để được tư vấn, phát hiện và điều trị kịp thời tăng HA.

Linh Trang – Trí thức trẻ

Nguồn: Soha

Link gốc