Thứ ba, Tháng Một 14
Shadow

Các mốc phát triển của bé 3 – 4 tuổi: Mẹ cần nắm rõ để hỗ trợ con phát triển toàn diện

Xin chúc mừng bạn bởi bạn đã vừa trải qua hai năm làm mẹ với những rất nhiều thay đổi “thất thường” của bé, hy vọng bạn vẫn tràn đầy năng lượng để tận hưởng những trải nghiệm phía trước, khi bé bắt đầu vào tuổi đi học.

Mọi người gọi rằng những năm tiếp theo là “những năm tháng nhiệm màu” bởi cuối cùng thì bé cũng biết lắng nghe bạn và đó cũng là khoảng thời gian trí tưởng tượng của bé phát triển tốt nhất. Và cho dù mỗi đứa trẻ sẽ có cách phát triển của riêng đi chăng nữa thì khi bước sang tuổi lên 5 bé vẫn sẽ đạt được đầy đủ các mốc phát triển sau đây.

Sự phát triển ngôn ngữ

Cho dù đó không phải là đứa trẻ hoạt ngôn ở giai đoạn trước thì điều này cũng sẽ sớm thay đổi khi bé được 3,5 đến 4 tuổi, bé hoàn toàn có thể làm được những việc sau:

Nói được đầy đủ tên và tuổi của mình.

Tích lũy được lượng từ vựng nhất định: 250-500 từ

Biết trả lời các câu hỏi đơn giản

Bắt đầu nói được câu với lượng từ vựng từ 5-6 và nói một câu hoàn chỉnh khi bước vào tuổi lên 4.

Nói một cách rõ ràng, mạch lạc

Bắt đầu biết kể chuyện

Sự phát triển nhận thức

Đây cũng là giai đoạn bé luôn đặt ra các câu hỏi: “tại sao bầu trời lại màu xanh?”, “tại sao chim lại có thể bay?”. Hỏi, hỏi và hỏi nhiều hơn nữa! Và những câu hỏi liên tục như vậy đôi khi khiến bạn lúng túng, nhưng đây thực sự là một mốc phát triển bình thường của bé. Ngoài việc luôn đặt các câu hỏi tại sao, bé còn có thể biết những điều sau:

Biết chính xác tên của các loại màu hay gặp

Hiểu được khái niệm giống và khác nhau

Biết nói đùa

Hiểu được các yêu cầu phức tạp hơn từ bạn cho dù đó là những yêu cầu xâu chuỗi của 3 sự việc liên tiếp

Ghi nhớ được các phần khác nhau trong một câu chuyện

Có khái niệm tốt hơn về thời gian (như phân biệt được buổi sáng, buổi chiều và buổi tối)

Xem thêm  Muốn biết con thông minh đến đâu, nhìn ngay vào 2 đặc điểm này sẽ có câu trả lời

Đã bắt đầu biết đếm cũng như hiểu được khái niệm số đếm

Biết sắp xếp các đồ vật theo hình dạng và màu sắc

Trả lời được các câu đố phù hợp cho độ tuổi

Nhận ra được các đồ vật hoặc hình ảnh quen thuộc

mốc phát triển, bé 3-4 tuổi, cần nắm rõ, hỗ trợ con

Khả năng vận động

Đứa trẻ của bạn vẫn luôn vận động không “mệt mỏi” và vào độ tuổi từ 3 lên 4 bé có thể đạt được các mốc vận động sau:

Đi lên và xuống cầu thang bằng cách bước từng chân một xen kẽ nhau (như người lớn)

Biết đá, ném và bắt bóng

Biết leo trèo tốt hơn

Chạy tốt hơn và biết đi xe đạp

Có thể nhảy và đứng bằng một chân trong vòng 5 giây

Đi tiến hoặc đi lùi một cách khá dễ dàng

Có thể cúi xuống nhặt đồ mà không bị ngã

Kỹ năng sử dụng tay

Tay của bé đã phát triển và trở nên nhanh nhẹn hơn, bé đã có thể thực hiện được các việc sau:

Nhặt hoặc cầm các vật có kích thước nhỏ một cách dễ dàng hơn, cũng đã bắt đầu biết lật giở các trang sách.

Biết sử dụng kéo (loại phù hợp cho độ tuổi)

Biết sử dụng các ngón tay để vẽ lại hình tròn hay hình vuông

Biết vẽ cơ thể người gồm 2-4 bộ phận

Viết được một vài chữ cái

Biết xếp thành các hình khối từ 4 hoặc nhiều hơn các miếng ghép

Biết tự mặc và cởi quần áo

Biết xoay tay một cách dễ dàng

mốc phát triển, bé 3-4 tuổi, cần nắm rõ, hỗ trợ con

Sự phát triển về cảm xúc và xã hội

Em bé 3-4 tuổi của bạn không chỉ tự lập hơn về mặt thể chất và còn cả trên khía cạnh cảm xúc. Bạn sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi gửi bé lại trường mầm non hoặc người giữ trẻ. Hơn thế, bé cũng đã phát triển tốt hơn các kỹ năng xã hội như biết chơi chung với các bạn, biết cách chơi luân phiên nhau cho cùng một món đồ chơi, và cũng biết các kỹ năng tự giải quyết vấn đề.

Những mốc phát triển về cảm xúc và xã hội mà bé có thể đạt được:

Biết bắt chước các hành động, lời nói, cử chỉ của bố mẹ hay bạn bè

Thể hiện tình cảm của mình với mọi người thân trong gia đình và bạn bè bé hay chơi cùng

Xem thêm  Nói với con như nào về vấn đề tình dục? Điều khiến nhiều cha mẹ còn băn khoăn và chưa biết làm sao cho đúng

Hiểu được khái niệm đồ của mình hay của bạn

Biết thể hiện nhiều cảm xúc hơn như buồn, giận giữ, vui vẻ hay chán nản…

Ngoài ra, bạn còn có thể thấy giai đoạn này trí tưởng tượng của bé cực kỳ phong phú. Điều này cũng có cái tốt và cái chưa tốt. Tưởng tượng và giả vờ đang chơi một trò chơi gì đó không có thật sẽ rất thú vị, nhưng đôi khi khiến bé cảm thấy sợ hãi khi tưởng tượng rằng có một con quái vật đang ẩn nấp trong tủ quần áo.

Những điều cần lưu ý

Mỗi đứa trẻ đều có một cách phát triển riêng của nó, không giống ai, vì vậy bạn đừng nên lo lắng nếu như con bạn chưa đạt được các mốc phát triển so với độ tuổi. Bạn chỉ cần nhớ rằng bé đang “phát triển” so với chính bé của “ngày hôm qua”, của “giai đoạn trước”. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý trong trường hợp con có những dấu hiệu sau đây, có thể bé đã phát triển chậm hơn so với độ tuổi, và bạn nên nói chuyện với bác sĩ để nhận được lời khuyên thích hợp

Chưa biết ném bóng, nhảy tại chỗ hay đi xe đạp ba bánh

Thường xuyên ngã hoặc đi lên xuống cầu thang một cách khó khăn

Chưa cầm được bút sáp màu; gặp rắc rối khi tập vẽ hình tròn

Chưa nói được một câu dài hơn ba từ, đôi khi nói lắp, lặp lại một từ rất nhiều lần

Có hiện tượng chảy dãi và khó khăn khi nói

Chưa biết cách xếp các hình khối với nhiều hơn 4 mảnh ghép, khó khăn hơn khi phải cầm các chi tiết nhỏ.

Bé luôn cảm thấy lo lắng, cáu gắt

Bé chưa hứng thú với các trò chơi tương tác hoặc các trò tưởng tượng

Không thích chơi với các bạn khác cũng như không hợp tác khi đó không phải là người thân trong gia đình.

Chưa kiềm chế được cảm xúc của mình khi cáu giận hoặc khó chịu

Không hiểu được các mệnh lệnh đơn giản

Lảng tránh việc nhìn trực tiếp vào mắt

Phản kháng với việc phải mặc quần áo, đi ngủ hoặc tắm.

Theo Webtretho