Thứ tư, Tháng Một 15
Shadow

Câu hỏi ngược của con trai khi bị mẹ so sánh với “con nhà người ta” khiến tất cả phụ huynh thảng thốt nhìn lại mình

Người lớn chúng ta thường cố tình hoặc vô tình so sánh con cái của họ với những đứa trẻ khác và sử dụng con cái của người khác để giáo dục con cái mình. “Con thấy con nhà người ta chưa? Con người ta là lớp trưởng, con ngoan, trò giỏi,…” là những lời mà ai cũng đã nghe qua, thế nhưng bạn có nghĩ một ngày con bạn cũng so sánh bạn với phụ huynh khác hay chưa?

Xem thêm  Con trai quấy khóc đòi mua đồ, người mẹ có "chiêu độc" để con ngoan ngoãn sau 10 phút

con cái

Trong khi cha mẹ so sánh con mình trước mặt người khác, nói con nhà người ta điểm cao, đạt học bổng… còn con mình thì không. Thế nhưng bạn có biết sau lưng bạn, con cái bạn cũng đang âm thầm so sánh bạn với cha mẹ người khác về nhà cửa, nghề nghiệp, xe cộ và tài năng?

01

Con gái của đồng nghiệp tôi đang học lớp ba và kết quả học tập chỉ dừng ở mức tương đối cao. Bạn cùng bàn của cháu bé là T. – một học sinh cực kì xuất sắc. Thành tích lúc nào cũng đứng trong top 2 của trường.

Mỗi khi con gái được phát bài kiểm tra, cô đều xem rất kĩ. Hôm ấy bé được 9 điểm nhưng mẹ cô bé có vẻ không hài lòng. Đồng nghiệp của tôi xem bảng điểm của con cô ấy và hỏi: “Lớp con cao nhất là bao nhiêu điểm? Con thua những ai trong lớp?” Khi đứa trẻ nói điểm của T., cô ta sẽ nói câu: “Con thấy bạn T. cũng ăn đi học như con mà người ta điểm cao, còn con điểm như này.” Cô không hiểu rằng con mình đã nỗ lực bao nhiêu để hoàn thành tốt bài kiểm tra. Thay vì chúc mừng con thì cô lại nói những lời nặng nề. 

Cho đến gần đây, cô mượn bảng điểm của một bạn cùng lớp con mình để xem. Bà mẹ của bé này sau khi cầm bảng điểm xem thì quay sang la con mình một trận vì điểm không như ý của bà. Đứa trẻ tức quá mới nói lại: “Mẹ lúc nào cũng so sánh con với con người ta, vậy sao mẹ không tài giỏi như mẹ của bạn ấy?”

Tôi và đồng nghiệp câm nín sau câu hỏi của đứa bé trai ấy. Mẹ đứa bé nói rằng chuyện học hành của cậu bé và mẹ mình là hai chuyện hoàn toàn không liên quan tới nhau.  Đứa trẻ không phục và thì thầm: “Khi bạn ấy học, mẹ bạn ấy không bao giờ chơi điện thoại di động, cô ấy có thể làm việc hoặc đọc sách ở phòng khác. Số sách cô ấy đọc còn nhiều hơn số sách giáo khoa của con đang học, mỗi khi bạn con không hiểu bài cô giáo giảng trên lớp, cô ấy giảng giải đến khi bạn ấy hiểu rõ thì thôi. Nhờ vậy mà điểm bạn ấy cao chót vót. Còn mẹ không khi nào chỉ dẫn cho con, chỉ biết chơi điện thoại”. Các đồng nghiệp dường như không nói nên lời.

Xét thấy, phụ huynh vì công việc hay vì lý do nào đó buộc phải sử dụng điện thoại và không chú tâm vào dạy con cái, đến khi coi bảng điểm thì trách mắng chúng. Đã bao giờ các vị tự hỏi liệu rằng một số hành động của mình có ảnh hưởng đến trẻ em và liệu các vị có bớt thời gian xem điện thoại để chỉ con học hay không. Hành động của phụ huynh sẽ trở thành thước đo trong tâm trí của trẻ, vậy nên nếu muốn dạy con tốt, cha mẹ hãy xem lại mình trước đã.

con cái02

Tối hôm trước, tôi đọc truyện cho con trước giờ ngủ. Thế nhưng, đứa con gái tôi không chịu ngủ và bắt đầu trò chuyện. Cô bé hỏi: “Mẹ ơi, ngoài kể chuyện cho con nghe, mẹ có thể làm được những việc gì nữa ạ?” Tôi trả lời: “Mẹ biết làm rất nhiều thứ. Con muốn hỏi về mặt nào? Cô bé kể: ” Mẹ của bạn Trân lớp con cái gì cũng biết làm. Mỗi lần bạn ấy muốn ăn món gì, chỉ cần nói với mẹ bạn ấy là món nào cũng có. Hôm sinh nhật bạn ấy, mẹ bạn làm một chiếc bánh kem vừa to, dễ thương lại rất ngon. Bọn con ai cũng tấm tắc khen ngon.”

Điều này đã đẩy tôi vào tình huống nan giải. Tôi không ghét nấu ăn, nhưng tôi chưa bao giờ thử làm bánh kem, chỉ mạnh về các món ăn chính. Đầu tiên, tôi không thích ăn bánh kem vì quá béo, và thứ hai là làm bánh kem thực sự rắc rối. Bây giờ có cửa hàng bán bánh kem, đến đó là mua được thôi. Tôi đành phải nói sự thật rằng mình không biết làm bánh kem, nhưng tôi sẽ cố học cách làm và hứa với con gái sẽ làm cho cô bé một chiếc bánh kem vào sinh nhật sắp tới. Cô bé vui mừng và nói: “Khi nào mẹ làm bánh kem thì cho con làm chung với, con thích học làm bánh lắm”. Cuối cùng, mọi chuyện đều ổn cả, tôi thở phào nhẹ nhõm. Các vị phụ huynh thử nghĩ xem, ngoại trừ những điều này, con bạn có thể hỏi bạn những câu hỏi khác.

Người lớn chúng ta thường cố tình hoặc vô tình so sánh con cái của họ với những đứa trẻ khác và sử dụng con cái của người khác để giáo dục con cái mình. “Con thấy con nhà người ta chưa? Con người ta là lớp trưởng, con ngoan, trò giỏi,…” là những lời mà ai cũng đã nghe qua, thế nhưng bạn có nghĩ một ngày con bạn cũng so sánh bạn với phụ huynh khác hay chưa?

con cái03

Một người bạn cùng lớp tôi phải ra miền Bắc làm việc từ năm ngoái. Trước đây, anh làm việc trong lĩnh vực này, tiền lương của anh cao hơn nhiều so với những công ty trước. Vợ anh phải nuôi con một mình. Anh cứ mười ngày nửa tháng mới về nhà một lần.

Người vợ mỗi khi nói chuyện điện thoại đều nhắc anh chuyện thăm con nhưng anh ta luôn kiếm cớ con anh ta còn nhỏ, chưa biết gì, vả lại kiếm tiền để vợ con có cuộc sống tốt hơn. Mãi đến khi đứa trẻ lên 9 tuổi, anh mới về thăm con vào cuối tuần, nhưng chỉ sau nửa ngày anh vội vã về công ty làm việc trong tối hôm đó. Khi anh thu dọn đồ đạc, anh hứa với con trai rằng anh sẽ về thăm cậu bé. Nhưng đứa con trai không chịu vì đã lâu lắm mới gặp cha.

Anh kiên nhẫn nói với con rằng vì muốn kiếm tiền cho con sống tốt hơn nên anh không thể ở bên con mỗi ngày. Cậu nói với ba mình: “Vậy tại sao ba của Minh không đi công tác nhưng vẫn kiếm đủ tiền nuôi bạn ấy, còn có thời gian chơi đùa với bạn ấy còn ba thì không?” 

Anh không biết giải thích ra sao vì anh và người cha kia làm ở hai lĩnh vực khác nhau. Tình thế buộc anh phải đi công tác ở ngoài Bắc, còn người cha kia thì làm ở công ty gần nhà.  Mặc dù mức lương của anh hàng xóm không cao như anh, nhưng cả gia đình anh vẫn ở bên nhau và bọn trẻ thích điều này. Anh lại hỏi con: “Nếu ba ra Bắc công tác vậy con có theo ba không?”

Đứa trẻ nói điều đó là tất nhiên, cậu còn có thể tiết kiệm tiền và khoe con heo của mình đã đầy, và hứa không vòi vĩnh đồ chơi không cần thiết. Điều cậu muốn chỉ là được chơi đùa với cha mình. Anh ta nhìn đứa trẻ nghiêm túc và cuối cùng đã quyết định xin chuyển công tác để gần con hơn.

Anh cho rằng tiền có thể kiếm được, nhưng anh ta đã bỏ lỡ cơ hội bên con, nhìn thấy con trưởng thành và lớn khôn. Anh không muốn con mình thiếu thốn tình cảm so với con nhà người ta.

con cái04

Trong trái tim của mỗi đứa trẻ, khi bắt đầu nhận thức những thứ xung quanh, cha mẹ chúng là những người hùng, là người có nhiều tài năng, nấu ăn ngon, kiến thức uyên bác… Nhưng sau này lớn lên, những đứa trẻ tiếp xúc với nhiều người hơn, biết nhiều bạn bè và cha mẹ của bạn mình. Dần dần, trong đầu chúng bắt đầu so sánh cha mẹ của chúng với cha mẹ của người khác. 

Nếu bạn cảm thấy cha mẹ mình đẹp hơn, đa tài, kiến thức sâu rộng và đạo đức tốt hơn, bạn sẽ tự hào về cha mẹ mình hơn khi bạn bè hỏi về cha mẹ của bạn. Và những đứa trẻ cũng vậy.  Ngược lại, nếu đứa trẻ cảm thấy cha mẹ mình không tốt bằng cha mẹ của người khác, đứa trẻ sẽ có cảm giác tự ti.

Cũng giống như khi cha mẹ so sánh con mình với ” con nhà người ta”, bạn có biết chúng cũng tự ti về mình không? Tự ti về bản thân, về năng lực của mình không bằng người khác, không thể phát huy hết khả năng mình vì nghĩ mình nỗ lực cách mấy cũng không bằng người khác, hoặc chúng sẽ xem “con nhà người ta” là hình mẫu và bắt chước theo, dần dần chúng sẽ giống những cỗ máy lặp lại hành động của ngrơi khác mà mất đi sự sáng tạo vốn có của chính mình. Thậm chí khi bị so sánh, chúng sẽ sinh ra đố kị giữa con mình và “con nhà người ta”và gây ra hậu quả khôn lường.

Để giành được sự tôn trọng và trở thành tấm gương cho con cái, những gì cha mẹ nên làm là không ngừng cải thiện bản thân, quan tâm con mình nhiều hơn. Khi con đạt điểm cao thì chúc mừng, còn khi điểm không cao, hãy phân tích cho  chúng thấy tại sao sai và động viên thay vì so sánh chúng. Cha mẹ hãy dành thời gian cùng con cái chơi, học, cùng phát triển và cùng tiến bộ với con cái. Quan trọng hơn, hãy là một người cha, người mẹ tốt hơn.

Xem thêm  Nghề khó nhất trên đời là làm cha mẹ, vui thì con cái gửi tiền phụng dưỡng, buồn thì lại quở trách lỗi thời, cổ hủ...

Xuân Thảo – Theo Trí Thức Trẻ/ Cafebiz

Link